CÁc tội phạm chiến tranh và TỘI Ác chống nhân loạI, bao gồm tội diệt chủNG


CÔNG ƯỚC GENEVA VỀ VIỆC BẢO HỘ THƯỜNG DÂN TRONG CHIẾN TRANH, 1949



tải về 2.09 Mb.
trang12/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.09 Mb.
#28495
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19

CÔNG ƯỚC GENEVA VỀ VIỆC BẢO HỘ THƯỜNG DÂN TRONG CHIẾN TRANH, 1949

Những người ký tên dưới đây, đại diện toàn quyền của các Chính phủ tại Hội nghị Ngoại giao họp ở Geneva từ ngày 21/4 đến ngày 12/8/1949 nhằm xây dựng Công ước về bảo hộ thường dân trong thời kỳ chiến tranh, đã thỏa thuận như sau:



PHẦN 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tôn trọng Công ước

Các Bên ký kết cam kết tôn trọng Công ước này và đảm bảo để Công ước luôn được tôn trọng.



Điều 2. Áp dụng Công ước

Ngoài những quy định phải được thi hành ngay trong thời bình, Công ước này sẽ được áp dụng trong mọi trường hợp chiến tranh có tuyên chiến, hoặc trong trường hợp bất cứ một cuộc xung đột vũ trang nào khác xảy ra giữa hai hay nhiều Bên ký kết, cho dù một trong các Bên đó không công nhận tình trạng chiến tranh. Công ước này cũng sẽ được áp dụng trong tất cả các trường hợp mà toàn bộ hay một phần lãnh thổ của một Bên ký kết bị chiếm đóng, cho dù sự chiếm đóng đó không gặp sự bất cứ sự kháng cự bằng quân sự nào.

Nếu một trong những Bên xung đột không phải là thành viên của Công ước này, thì Công ước vẫn được áp dụng đối với những nước thành viên trong mối quan hệ với nhau. Những Quyền lực này thậm chí vẫn chịu sự ràng buộc của Công ước trong quan hệ với Quyền lực chưa phải là thành viên nói trên nếu Quyền lực này chấp nhận và áp dụng các quy định của Công ước.

Điều 3. Các cuộc xung đột không mang tính chất quốc tế

Trong trường hợp xung đột vũ trang không có tính chất quốc tế xảy ra trong lãnh thổ của một Bên ký kết, các Bên xung đột phải có trách nhiệm thi hành ít nhất những quy định sau đây:

1. Người không còn tham gia trực tiếp vào chiến sự như các thành viên các lực lượng vũ trang đã hạ vũ khí và người bị đặt ra ngoài vòng chiến đấu vì đau ốm, bị thương, bị giam giữ, hoặc do bất cứ nguyên nhân nào khác, trong mọi trường hợp phải được đối xử nhân đạo, không có sự phân biệt bất lợi nào căn cứ vào chủng tộc, màu da, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc xuất thân hoặc giàu nghèo, hay bất cứ một tiêu chuẩn tương tự nào khác.

Vì mục đích này, các hành động sau đối với những người kể trên phải bị nghiêm cấm vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu:

a. Xâm phạm đến tính mạng và thân thể, nhất là giết người dưới mọi hình thức, gây thương tích, đối xử dã man và tra tấn;

b. Bắt làm con tin;

c. Xâm phạm đến nhân cách, nhất là việc xúc phạm và hạ nhục;

d. Tuyên án và thi hành án mà không qua xét xử bởi một tòa án được thành lập một cách hợp thức, với những đảm bảo tư pháp đã được các dân tộc văn minh nhìn nhận là cần thiết.

2. Người bị thương và bị bệnh phải được tìm kiếm và chăm sóc.

Một tổ chức nhân đạo và vô tư như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế có thể đứng ra hỗ trợ cho các Bên xung đột.

Các Bên xung đột, thông qua những thỏa thuận đặc biệt, phải nỗ lực thực hiện toàn bộ hay một phần những quy định còn lại của Công ước này.

Việc thi hành những quy định trên đây sẽ không ảnh hưởng gì đến quy chế pháp lý của các Bên xung đột.



Điều 4. Định nghĩa về người được bảo hộ

Đối tượng được Công ước bảo hộ là người mà trong trường hợp xung đột hoặc chiếm đóng, bị rơi vào tay một Bên xung đột hoặc Quyền lực chiếm đóng mà họ không phải là công dân, bất cứ lúc nào và bằng bất cứ cách nào.

Công dân của Quốc gia không tham gia Công ước sẽ không được Công ước bảo hộ. Công dân của một Quốc gia trung lập ở trên lãnh thổ một Quốc gia tham chiến và công dân của một Quốc gia cùng tham chiến không được coi là người được bảo hộ, nếu Quốc gia của họ còn có đại diện ngoại giao bình thường tại Quốc gia đang nắm giữ họ.

Tuy nhiên, những quy định nêu ở Phần II có phạm vi áp dụng rộng hơn, theo như quy định tại Điều 13.

Người được bảo hộ bởi Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về việc Cải thiện tình cảnh của người bị thương và ốm đau thuộc các lực lượng vũ trang trên chiến trường, hoặc bởi Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về việc Cải thiện tình cảnh của người bị thương, ốm đau và bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển, hoặc bởi Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về việc Đối xử với tù nhân chiến tranh, sẽ không được coi là người được bảo hộ theo định nghĩa của Công ước này.

Điều 5. Các giảm trừ

Nếu trên lãnh thổ của một Bên xung đột, một người được Công ước này bảo hộ nhưng có lý do chính đáng để nghi ngờ hoặc đã được xác định là đang tham gia các hoạt động có phương hại đến an ninh quốc gia của Bên xung đột đó, thì sẽ không thể đòi hưởng những quyền lợi và ưu đãi theo như quy định của Công ước nếu việc áp dụng các quyền lợi và ưu đãi này gây phương hại đến an ninh của Bên xung đột đó.

Nếu trên lãnh thổ bị chiếm đóng, một người được Công ước này bảo hộ bị bắt vì làm gián điệp hoặc phá hoại, hoặc bị nghi ngờ đã tham gia hoạt động làm phương hại đến an ninh của Quốc gia chiếm đóng, thì người đó, trong trường cần đảm bảo an ninh quân sự tuyệt đối, sẽ mất quyền liên lạc với người khác mà Công ước đã quy định.

Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp như vậy, người nêu trên phải được đối xử nhân đạo và trong trường hợp bị xét xử, họ phải được xét xử một cách công bằng và hợp thức theo quy định của Công ước này. Họ phải được hưởng tất cả những quyền lợi và ưu đãi của người được bảo hộ theo định nghĩa của Công ước này vào thời điểm sớm nhất có thể phù hợp với tình hình an ninh của Bên xung đột hay của Quốc gia chiếm đóng.



Điều 6. Bắt đầu và kết thúc thời hạn áp dụng

Công ước này sẽ được áp dụng khi bất cứ cuộc xung đột hoặc chiếm đóng, như nêu ở Điều 2, bắt đấu.

Trên lãnh thổ của các Bên xung đột, việc áp dụng Công ước sẽ chấm dứt khi các chiến dịch quân sự đã hoàn toàn kết thúc.

Tại lãnh thổ bị chiếm đóng, việc áp dụng Công ước này sẽ chấm dứt một năm sau khi các chiến dịch quân sự đã hoàn toàn kết thúc. Tuy nhiên, trong suất thời gian chiếm đóng, chừng nào Quốc gia chiếm đóng còn thực hiện chức năng quản lý trên lãnh thổ bị chiếm đóng thì Quốc gia đó phải có nghĩa vụ thực hiện các Điều sau đây của Công ước: Điều 1 đến 12, 27, 29 đến 34, 47, 49, 51, 52, 53, 59, 61 đến 77 và 143.

Nếu việc phóng thích, hồi hương hoặc việc định cư người được Công ước bảo hộ được thực hiện sau các thời hạn nêu trên thì họ vẫn tiếp tục được hưởng các quyền lợi nêu trong Công ước cho tới khi được phóng thích, hồi hương hoặc định cư. Điều 7. Những thỏa thuận đặc biệt

Ngoài những thỏa thuận đã được quy định cụ thể tại các Điều 11, 14, 15, 17, 36, 108, 109, 132, 133 và 149, các Bên ký kết có thể ký những thỏa thuận riêng khác về mọi vấn đề họ thấy cần thiết. Không một thỏa thuận riêng nào có thể làm phương hại đến tình trạng của người được bảo hộ theo định nghĩa của Công ước này, hay có thể hạn chế những quyền lợi của họ như quy định của Công ước.

Người được bảo hộ sẽ tiếp tục được hưởng các thỏa thuận đó chừng nào mà Công ước còn được áp dụng đối với họ, trừ trường hợp các thỏa thuận nói trên, hoặc các thỏa thuận được ký kết sau này có quy định ngược lại, hoặc trừ trường hợp một Bên xung đột đã có những biện pháp ưu đãi họ hơn.

Điều 8. Quyền không được từ bỏ

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người được bảo hộ không được khước từ dù là một phần hay toàn bộ những quyền lợi mà Công ước này và các thỏa thuận riêng nêu ở Điều trước, nếu có, đảm bảo cho họ.



Điều 9. Các Quốc gia bảo hộ

Công ước này sẽ được áp dụng với sự hợp tác và giám sát của các Quốc gia bảo hộ có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của các Bên xung đột. Vì mục đích này, các Quốc gia bảo hộ có thể, ngoài nhân viên ngoại giao hay lãnh sự của mình, chỉ định đại biểu là công dân Quốc gia mình hoặc công dân của các Quốc gia trung lập khác. Những đại biểu này phải được sự chấp thuận của Quốc gia nơi họ tới làm nhiệm vụ.

Các Bên xung đột phải tạo điều kiện tối đa để các đại diện hoặc đại biểu của các Quốc gia bảo hộ thực hiện nhiệm vụ của họ.

Đại diện hoặc đại biểu của các Quốc gia bảo hộ trong bất cứ trường hợp nào cũng không được vượt quá phạm vi nhiệm vụ mà Công ước quy định.

Đặc biệt, họ phải cân nhắc những yêu cầu an ninh thiết yếu của Quốc gia nơi họ làm nhiệm vụ.

Điều 10. Hoạt động của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế

Những quy định của Công ước này không cản trở hoạt động nhân đạo của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cũng như bất cứ tổ chức nhân đạo vô tư nào khác trong hoạt động bảo hộ và cứu trợ thường dân, miễn là có sự đồng ý của các Bên xung đột.



Điều 11. Những điều khoản bổ sung đối với các Bên bảo hộ

Bất cứ lúc nào, các Bên ký kết cũng có thể thỏa thuận để ủy quyền cho một tổ chức quốc tế có những đảm bảo về tính vô tư và tính hiệu quả để thực hiện những nhiệm vụ mà Công ước giao cho các Quốc gia bảo hộ.

Nếu bất kể vì lý do gì mà người được bảo hộ không được hưởng hoặc không còn được hưởng các hoạt động của một Quyền lực bảo hộ hay của một tổ chức được chỉ định theo quy định tại đoạn một trên đây thì Quyền lực giam giữ phải yêu cầu hoặc một Quyền lực trung lập, hoặc một tổ chức như đã nói trên, đảm nhận những nhiệm vụ mà Công ước này giao phó cho Quyền lực bảo hộ được các Bên xung đột chỉ định.

Nếu không thể thu xếp như trên, thì Quốc gia giam giữ, theo quy định của Điều này, phải yêu cầu, hoặc phải để cho một tổ chức nhân đạo như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế giúp đảm nhận những nhiệm vụ nhân đạo mà Công ước quy định cho các Quốc gia bảo hộ.

Bất cứ Quốc gia trung lập hoặc tổ chức được Quốc gia hữu quan yêu cầu, hoặc tự mình đứng ra đảm nhận các nhiệm vụ nói trên, phải hoạt động với tinh thần trách nhiệm đối với bên xung đột có người được Công ước này bảo hộ, và phải đảm bảo có đủ khả năng đảm nhận và thực hiện các nghĩa vụ đó một cách vô tư.

Không được vi phạm những quy định trên đây bằng những thỏa thuận riêng biệt giữa các Quốc gia, khi quyền tự do đàm phán của Quốc gia này với Quốc gia kia hoặc với đồng minh của Quốc gia kia bị hạn chế, dù chỉ tạm thời, vì lý do biến cố quân sự, nhất là trong trường hợp toàn bộ hay một phần lớn lãnh thổ Quốc gia này bị chiếm đóng.

Trong Công ước này, mỗi khi nói đến từ Quốc gia bảo hộ thì từ ấy cũng chỉ cả những tổ chức thay thế Quốc gia bảo hộ đó, theo tinh thần của Điều này. Những quy định của Điều này sẽ được mở rộng và áp dụng thích nghi vào trường hợp công dân của Quốc gia trung lập sống trên một lãnh thổ bị chiếm đóng, hoặc trên lãnh thổ một Quốc gia tham chiến mà Quốc gia họ không có đại diện ngoại giao bình thường.

Điều 12. Thủ tục hòa giải

Trong những trường hợp mà xét có lợi cho người được bảo hộ, nhất là khi các Bên xung đột bất đồng ý kiến trong việc áp dụng hoặc giải thích các quy định của Công ước này, các Quốc gia bảo hộ phải đứng ra giúp đỡ để giải quyết sự tranh chấp.

Để đạt mục đích này, mỗi Quốc gia bảo hộ, hoặc do yêu cầu của một Bên, hoặc chủ động đề nghị với các Bên xung đột, có thể triệu tập Hội nghị gồm đại diện các Bên và đặc biệt có các cơ quan phụ trách người được bảo hộ, nếu cần có thể chọn một lãnh thổ trung lập thích hợp làm địa điểm. Các Bên xung đột có trách nhiệm phải thực hiện những đề nghị liên quan đến mục đích này. Nếu cần, các Quốc gia bảo hộ có thể đề nghị các Bên xung đột chấp thuận cho một người thuộc một Quốc gia trung lập, hoặc một nhân vật đại diện cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế được tham dự hội nghị đó.

PHẦN 2: BẢO HỘ CHUNG CHO CƯ DÂN
TRƯỚC MỘT SỐ HẬU QUẢ CỦA CHIẾN TRANH


Điều 13. Phạm vi áp dụng của Phần II

Những quy định của Phần này áp dụng cho toàn bộ cư dân các Quốc gia trong cuộc xung đột, không có sự phân biệt bất lợi nào, nhất là về chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo hoặc chính kiến, và nhằm làm giảm những thống khổ do chiến tranh gây ra.



Điều 14. Khu vực và địa điểm an toàn và bệnh viện

Ngay trong thời bình, các Bên ký kết, và sau khi chiến sự nổ ra, các Bên xung đột, có thể lập ra trên lãnh thổ mình, và nếu cần thiết, trên lãnh thổ bị chiếm đóng, những khu vực bệnh viện và địa điểm an toàn và tổ chức những địa điểm này để bảo hộ cho những người bị thương, bị bệnh, người già, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và những bà mẹ có con dưới 7 tuổi, khỏi tác động của chiến tranh.

Khi một cuộc xung đột mới bắt đầu và trong quá trình xung đột, các Bên hữu quan có thể ký kết với nhau những thỏa thuận để công nhận các khu vực và địa điểm do họ lập ra. Vì mục đích đó, họ có thể thực hiện những quy định của Hiệp định Dự thảo nằm trong phần phụ lục của Công ước này, với những sửa đổi nếu họ xét thấy cần thiết.

Các Quốc gia bảo hộ và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế được mời để tạo điều kiện cho việc tổ chức và công nhận các khu vực bệnh viện và địa điểm an toàn này.



Điều 15. Khu vực trung lập hóa

Mỗi Bên xung đột có thể, hoặc trực tiếp hoặc thông qua một Quốc gia trung lập hay một tổ chức nhân đạo, đề nghị với đối phương lập ra, trong các vùng đang diễn ra chiến sự, những khu vực trung lập hóa, để bảo hộ người sau đây khỏi hậu quả chiến tranh:

a. Người bị thương và bị bệnh, dù là người tham chiến hay không tham chiến;

b. Thường dân không tham gia chiến sự và không làm việc gì có tính chất quân sự trong thời gian ở tại các khu vực này.

Khi các Bên liên quan đã nhất trí với nhau về vị trí địa lý, tổ chức quản lý, tiếp tế lương thực và giám sát khu vực trung lập hóa nói trên, đại diện các Bên xung đột phải ký một thỏa thuận về vấn đề này. Thỏa thuận này phải ấn định ngày bắt đầu và thời hạn trung lập hóa khu vực đó.

Điều 16. Người bị thương và bị ốm

I. Điều khoản bảo hộ chung

Người bị thương và bị bệnh, cũng như người ốm yếu và phụ nữ có thai, thuộc đối tượng được bảo hộ và tôn trọng đặc biệt.

Trong phạm vi điều kiện quân sự cho phép, mỗi Bên xung đột phải tạo điều kiện để tiến hành những biện pháp tìm kiếm người bị giết và bị thương, cứu trợ người bị đắm tàu và người khác gặp nguy hiểm trầm trọng, và bảo hộ họ khỏi cướp bóc và bị đối xử tàn tệ.

Điều 17.

II. Di tản

Các Bên xung đột phải tìm cách ký những thỏa thuận địa phương về việc di tản khỏi khu vực bị công hãm và bị bao vây, người bị thương, bị bệnh, người khuyết tật, già cả, trẻ em, sản phụ và về việc đưa các chức sắc tôn giáo, nhân viên và dụng cụ y tế vào các khu vực đó.



Điều 18.

III. Bảo hộ bệnh viện

Các bệnh viện dân sự được tổ chức để chăm sóc người bị thương, bị bệnh, bị khuyết tật và sản phụ, trong mọi trường hợp không được xem là các mục tiêu tấn công mà phải luôn được tôn trọng và bảo hộ bởi các Bên xung đột.

Những Quốc gia tham gia xung đột phải cấp cho tất cả các bệnh viện dân sự giấy chứng nhận bệnh viện dân sự, và xác nhận là nhà cửa thuộc bệnh viện không được sử dụng vào những mục đích mà theo Điều 19, sẽ làm cho các bệnh viện mất quyền được bảo hộ.

Nếu được Nhà nước cho phép, bệnh viện dân sự có thể trưng biểu tượng nêu trong Điều 38 của Công ước Geneva ngày 12 tháng 8 năm 1949 về việc cải thiện tình cảnh của người bị thương và bị bệnh thuộc các lực lượng vũ trang trên chiến trường

Trong phạm vi điều kiện quân sự cho phép, các Bên xung đột phải tiến hành, những biện pháp cần thiết để các lực lượng hải, lục, không quân bên địch có thể nhận thấy rõ ràng các biểu tượng phân biệt đánh dấu các bệnh viện dân sự nhằm tránh khả năng có thể bị tấn công.

Vì những nguy hiểm có thể xảy ra cho các bệnh viện nếu đóng gần các mục tiêu quân sự nên cần phải bố trí các bệnh viện đó càng xa những mục tiêu này càng tốt.



Điều 19.

IV. Không tiếp tục bảo hộ bệnh viện

Sự bảo hộ dành cho các bệnh viện dân sự chỉ chấm dứt khi chúng được sử dụng, ngoài nhiệm vụ nhân đạo, vào những hoạt động có hại cho bên địch. Tuy nhiên, sự bảo hộ chỉ chấm dứt sau khi đã có cảnh cáo và một thời hạn hợp lý để chấm dứt các hoạt động đó đã được đưa ra nhưng không có hiệu quả.

Việc có mặt thương binh hoặc bệnh binh điều trị tại các bệnh viện này, hoặc việc trong bệnh viện có khí giới hạng nhỏ và đạn dược lấy của số binh sĩ đó chưa kịp nộp cho cơ quan có thẩm quyền, không thể xem là những hoạt động có hại cho bên địch.

Điều 20.

V. Nhân viên bệnh viện

Người làm việc thường xuyên và chuyên trách trong vận hành và quản lý các bệnh viện dân sự, kể cả những nhân viên phụ trách tìm kiếm, vận chuyển và chăm sóc thường dân bị bệnh và bị thương, người khuyết tật và sản phụ, phải được tôn trọng và bảo hộ.

Trong lãnh thổ bị chiếm đóng hoặc ở những nơi chiến sự, để dễ nhận dạng, những nhân viên này sẽ mang theo một thẻ căn cước có dán ảnh, có đóng dấu nổi của cơ quan chức năng, chứng nhận chức vụ của người mang giấy, và trong khi làm công tác, phải mang trên tay trái một băng tay có đóng dấu, không thấm nước. Băng tay này do Nhà nước cấp, có mang biểu tượng nêu trong Điều 38 của bản Công ước ngày 12/8/1949 về việc cải thiện tình cảnh của người bị thương và bị bệnh thuộc các lực lượng vũ trang trên chiến trường.

Mọi nhân viên khác tham gia vào việc vận hành và quản lý bệnh viện dân sự phải được tôn trọng và bảo hộ và có quyền mang băng tay, như đã nêu ở trên và theo những điều kiện đã quy định ở Điều này, trong thời gian họ thừa hành nhiệm vụ Trong thẻ căn cước của họ phải ghi những nhiệm vụ họ được giao.

Ban giám đốc của mỗi bệnh viện dân sự lúc nào cũng phải sẵn sàng xuất trình danh sách nhân viên được cập nhật cho các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia mình hoặc Quốc gia chiếm đóng.

Điều 21.

VI. Vận chuyển bằng đường bộ và đường biển

Các đoàn ô-tô hoặc xe lửa y tế, hoặc các tàu biển đặc biệt dùng để chuyên chở những thường dân bị thương và bị bệnh, người khuyết tật và sản phụ phải được tôn trọng và bảo hộ như các đối với các bệnh viện nêu ở Điều 18, và nếu được phép của Nhà nước, phải được đánh dấu bằng biểu tượng phân biệt theo quy định tại Điều 38 của Công ước Geneva ngày 12/9/1949 về việc cải thiện tình cảnh của người bị thương và bị bệnh thuộc các lực lượng vũ trang trên chiến trường.



Điều 22.

VII. Vận chuyển bằng đường hàng không

Máy bay chuyên dùng để vận chuyển thường dân bị thương và bị bệnh, người khuyết tật và sản phụ, hoặc để chuyên chở nhân viên và dụng cụ y tế sẽ không bị tấn công mà phải được tôn trọng khi bay theo độ cao, thời điểm và hành trình đã được thỏa thuận giữa các Bên hữu quan trong cuộc xung đột.

Những máy bay này có thể trưng biểu tượng phân biệt như đã quy định trong Điều 38 của Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về việc cải thiện tình cảnh của người bị thương và bị bệnh thuộc các lực lượng vũ trang trên chiến trường. Trừ khi có thỏa thuận khác, các chuyến bay trên lãnh thổ địch hoặc bị địch chiếm là không được phép.

Nếu thực hiện các chuyến bay như vậy, các máy bay này phải tuân theo mọi lệnh buộc hạ cánh. Trong trường hợp bị bắt buộc hạ cánh, máy bay và hành khách có thể tiếp tục hành trình, sau khi được khám xét, nếu có.



Điều 23. Nhận thuốc men, lương thực và quần áo

Mỗi Quốc gia ký kết sẽ cho phép vận chuyển tự do thuốc men, dụng cụ y tế cũng như mọi vật dụng cần thiết cho việc lễ bái của thường dân một quốc gia ký kết khác, dù là Quốc gia thù địch. Tương tự như vậy, các Quốc gia ký kết cho phép vận chuyển tự do thực phẩm thiết yếu, quần áo, thuốc bổ dành cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và sản phụ.

Trách nhiệm của một Bên ký kết cho phép những chuyến hàng đi qua tự do như nêu ở khoản trên còn tùy thuộc vào điều kiện là Bên ký kết đó không cảm thấy lo ngại về việc:

1. Các chuyến hàng có thể bị chuyển sai địa điểm, hoặc

2. Việc kiểm tra có thể không có hiệu quả, hoặc

3. Bên địch có thể thủ lợi rõ ràng cho các nỗ lực quân sự hoặc kinh tế của mình bằng cách thay thế những chuyến hàng đó cho những hàng hóa mà đáng lẽ họ phải cung cấp hoặc sản xuất; hoặc bằng cách tiết kiệm những nguyên liệu, dịch vụ và phương tiện mà đáng lẽ họ phải sử dụng cho việc sản xuất các hàng hóa nói trên.

Quốc gia cho phép các chuyến hàng đi qua như đã nêu trong khoản thứ nhất của điều này, có thể đặt điều kiện là việc phân phối hàng hóa cho người hưởng lợi phải được tiến hành dưới sự giám soát của các Quốc gia bảo hộ.

Các chuyến hàng đó phải được thực hiện càng nhanh chóng càng tốt, và Quốc gia cho phép có quyền quy định những điều kiện kỹ thuật cần thiết cho việc vận chuyển đó.



Điều 24. Biện pháp liên quan đến an sinh của trẻ em

Các Bên xung đột phải áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo trẻ em dưới 15 tuổi mồ côi hoặc ly tản gia đình do chiến tranh sẽ không bị bỏ rơi, và để thuận tiện cho việc nuôi dưỡng các em, và trong mọi hoàn cảnh phải tạo điều kiện để các em được chăm sóc, học tập và thực hành tôn giáo. Việc học tập của các em, nếu có thể được, nên giao cho người có truyền thống văn hóa tương tự như các em.

Các Bên xung đột phải tạo điều kiện cho việc thu nhận các em đó tại một Quốc gia trung lập, trong suốt thời gian cuộc xung đột, với sự đồng ý của Quốc gia bảo hộ, nếu có, và với sự đảm bảo tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc nêu ở khoản thứ nhất.

Ngoài ra, các Bên xung đột phải cố gắng thu xếp để tất cả các em dưới mười hai tuổi có thể dễ dàng được nhận dạng bằng cách cho mỗi em đeo một biển căn cước hoặc bằng bất cứ cách nào khác.



Điều 25. Tin tức gia đình

Bất cứ người nào ở trên lãnh thổ của một Bên xung đột hoặc trên lãnh thổ do Bên đó chiếm đóng có thể cho thân nhân biết, dù cho họ ở đâu, những tin tức hoàn toàn có tính chất cá nhân của mình cũng như nhận tin tức của họ. Những thư tín này phải được chuyển nhanh chóng, không được để chậm trễ nếu không có lý do chính đáng.

Nếu do hoàn cảnh mà việc trao đổi thư từ với gia đình theo đường bưu điện bình thường gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện được, các Bên hữu quan trong cuộc xung đột phải nhờ đến một Bên trung gian trung lập như Cơ quan Trung ương ghi ở Điều 140, để cùng cơ quan này quyết định làm thế nào để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của họ trong những điều kiện tốt nhất, đặc biệt là với sự cộng tác của các Hội chữ thập đỏ quốc gia (Hội Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ).

Nếu các Bên xung đột thấy cần thiết phải hạn chế thư từ gửi thăm gia đình thì sự hạn chế đó chỉ được giới hạn ở việc bắt buộc dùng các mẫu thư chuẩn gồm 25 từ được lựa chọn tự do và hạn chế chỉ cho gửi mỗi tháng một lần.



Điều 26. Gia đình ly tán

Mỗi Bên xung đột phải tạo điều kiện thuận lợi cho các thân nhân trong những gia đình bị ly tán do chiến tranh, được tìm kiếm thông tin nhằm mục đích nối lại liên lạc và nếu có thể, sum họp với nhau. Đặc biệt, mỗi Bên phải khuyến khích sự tham gia của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này, miễn là các tổ chức được Bên xung đột đó chấp nhận và tuân thủ những quy định an ninh đã đề ra.



PHẦN 3: QUY CHẾ VÀ VIỆC ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HỘ

Mục I: Điều khoản chung đối với lãnh thổ của các Bên xung đột và các lãnh thổ bị chiếm đóng



Điều 27. Đối xử

Những Điều khoản chung

Trong mọi hoàn cảnh, người được bảo hộ có quyền được tôn trọng về thân thể, danh dự, quyền lợi gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Họ phải luôn luôn được đối xử nhân đạo và được bảo hộ đặc biệt trước việc hành hung hoặc đe dọa hành hung, lăng nhục và bêu riếu trước công chúng.

Phụ nữ phải được bảo hộ đặc biệt trước mọi hành động xúc phạm đến danh dự, nhất là cưỡng hiếp, ép buộc mại dâm hay bất cứ hình thức xâm phạm tình dục nào.

Bên cạnh những quy định liên quan tới sức khỏe, tuổi tác và giới tính của người được bảo hộ, các Bên xung đột phải có sự quan tâm như nhau đối với người được bảo hộ mà họ nắm giữ, không có sự phân biệt có tính chất bất lợi, đặc biệt là về chủng tộc, tôn giáo hoặc chính kiến.

Tuy nhiên, các Bên xung đột có thể thi hành những biện pháp kiểm soát và an ninh cần thiết đối với người được bảo hộ vì lý do chiến tranh.

Điều 28. Khu vực nguy hiểm

Không được sử dụng sự có mặt người được bảo hộ tại một địa điểm hoặc khu vực để tránh cho địa điểm hoặc khu vực ấy khỏi bị tấn công quân sự.



Điều 29. Trách nhiệm

Bên xung đột phải chịu trách nhiệm về sự đối xử của nhân viên mình đối với người được bảo hộ mà mình nắm giữ, cho dù trách nhiệm cá nhân thuộc về ai. Điều 30. áp dụng với các Bên bảo hộ và tổ chức cứu trợ

Người được bảo hộ phải được tạo mọi điều kiện trong việc yêu cầu sự giúp đỡ của các Quốc gia bảo hộ, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, Hội Chữ thập đỏ (Hội Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) của quốc gia mà họ đang ở, cũng như với bất cứ tổ chức nào có thể giúp đỡ họ.

Nhằm mục đích đó, và trong phạm vi mà điều kiện quân sự hay an ninh cho phép, các tổ chức này sẽ được các cơ quan chức năng giúp đỡ tạo mọi điều kiện.

Ngoài việc thăm hỏi của đại biểu các Quốc gia bảo hộ và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế như đã quy định tại Điều 143, các Quốc gia giam giữ hoặc Chiếm đóng phải tạo điều kiện tối đa cho đại diện của các tổ chức khác có mục đích giúp đỡ người được bảo hộ về tinh thần hoặc vật chất được đến thăm họ.

Điều 31. Ngăn cấm sự ép buộc

Không được cưỡng bức thể chất hoặc tinh thần người được bảo hộ, nhất là để buộc họ hoặc bên thứ ba cung cấp tin tức.



Điều 32. Ngăn cấm việc trừng phạt thể xác, tra tấn

Các Bên ký kết đặc biệt nhất trí cấm việc áp dụng những biện pháp có thể gây đau đớn về thể xác hoặc tiêu diệt người được bảo hộ mà họ nắm giữ. Việc nghiêm cấm này không chỉ áp dụng với hành vi giết người, tra tấn, nhục hình, gây thương tật, thí nghiệm y học và khoa học không vì lý do điều trị người được bảo hộ; mà với mọi hành vi tàn bạo, bất kể những hành động này là do nhân viên dân sự hay quân sự gây ra.



Điều 33. Trách nhiệm cá nhân. Hình phạt tập thể, cướp bóc, trả thù

Không được trừng phạt người được bảo hộ vì một tội không phải do cá nhân họ gây ra. Cấm những hình phạt tập thể và mọi biện pháp hăm dọa và khủng bố tập thể.

Cấm cướp bóc.

Cấm những biện pháp trả thù đối với người được bảo hộ và tài sản của họ.



Điều 34. Con tin

Cấm bắt làm con tin.

Mục II: Người ngoại quốc ở trên lãnh thổ một Bên xung đột

Điều 35. Quyền rời bỏ lãnh thổ

Mọi người được bảo hộ, nếu họ muốn, đều có quyền rời khỏi lãnh thổ khi cuộc xung đột mới bắt đầu hoặc đang tiếp diễn trừ khi việc đó đi ngược lại lợi ích quốc gia. Việc họ xin rời lãnh thổ phải được xem xét theo thủ tục quy định thông thường và phải được giải quyết càng sớm càng tốt. Nếu được phép ra đi, họ có thể mang theo số tiền cần thiết cho chuyến đi cùng một lượng hành lý và vật dụng hợp lý dùng cho cá nhân.

Người không được phép ra đi có quyền yêu cầu một tòa án hoặc một ủy ban hành chính có thẩm quyền do Quốc gia giam giữ lập ra để làm nhiệm vụ này xem xét lại càng sớm càng tốt quyết định không cho phép trước đó.

Nếu yêu cầu, đại diện của Quốc gia bảo hộ phải được thông báo lý do vì sao người yêu cầu ra đi không được chấp thuận, và được cung cấp càng sớm càng tốt danh sách của tất cả những người không được chấp thuận, trừ khi lý do an ninh không cho phép, hoặc đương sự phản đối.



Điều 36. Hình thức hồi hương

Người được phép rời lãnh thổ theo Điều trên phải được ra đi trong điều kiện an ninh, vệ sinh sức khỏe và ăn uống đầy đủ. Mọi chi phí, kể từ khi họ ra khỏi lãnh thổ của Quốc gia giam giữ sẽ do Quốc gia họ đến đài thọ, hoặc do Quốc gia của họ đài thọ, nếu họ đến lưu trú tại một Quốc gia trung lập. Mọi chi tiết cụ thể về việc di chuyển này, nếu cần, phải được quy định trong những thỏa thuận riêng giữa các Quốc gia hữu quan.

Quy định này không ảnh hưởng tới những thỏa thuận riêng có thể được ký kết giữa các Bên xung đột về việc trao đổi và hồi hương công dân nằm trong tay đối phương.

Điều 37. Người bị giam giữ

Người được bảo hộ đang bị tạm giam chờ xét xử hoặc chịu án tù phải được đối xử một cách nhân đạo.

Họ có thể xin rời khỏi lãnh thổ giam giữ theo quy định tại những Điều trên ngay sau khi được trả tự do.

Điều 38. Người không được hồi hương

Trừ những biện pháp đặc biệt được Công ước này cho phép, đặc biệt theo Điều 27 và 41, điều kiện liên quan đến người được bảo hộ, về nguyên tắc, vẫn được điều chỉnh bởi những quy định về việc đối xử với người ngoại quốc trong thời bình. Bất kể trường hợp nào, họ cũng được hưởng các quyền sau đây:

1. Họ có thể nhận những đồ cứu trợ cá nhân hoặc tập thể gửi đến cho họ;

2. Họ được khám và điều trị tại bệnh viện, nếu tình hình sức khỏe của họ đòi hỏi, như công dân của Quốc gia hữu quan;

3. Họ có thể được hành đạo và được giúp đỡ về mặt tâm linh của các chức sắc thuộc tôn giáo họ;

4. Nếu họ ở một vùng đặc biệt có nguy cơ chiến tranh, họ phải được phép rời đi nơi khác, như công dân của Quốc gia hữu quan;

5. Trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và các bà mẹ có con dưới 7 tuổi, được hưởng mọi sự đối xử ưu tiên như công dân của Quốc gia hữu quan.

Điều 39. Phương tiện tồn tại

Người được bảo hộ, vì cuộc xung đột mà mất nguồn thu nhập, phải được tạo cơ hội để tìm việc làm có thu nhập và cũng được hưởng quyền lợi y như công dân của Quốc gia họ đang ở, trừ trường hợp vì những lý do an ninh và vì những quy định của Điều 40.

Nếu một Bên xung đột áp dụng những biện pháp kiểm soát khiến người được bảo hộ không thể đảm bảo cuộc sống, nhất là khi người đó, vì lý do an ninh, không thể tìm một công việc được trả lương với những điều kiện hợp lý, thì Bên xung đột đó phải trợ cấp cho họ và người mà họ phải nuôi dưỡng.

Người được bảo hộ trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể được nhận trợ cấp của Quốc gia nguyên quán, của Quốc gia bảo hộ hoặc của các tổ chức cứu trợ nêu trong Điều 30.



Điều 40. Làm việc

Người được bảo hộ chỉ có thể bị bắt buộc lao động như công dân của Bên xung đột đang nắm giữ họ.

Nếu người được bảo hộ mang quốc tịch của Quốc gia thù địch, họ chỉ có thể bị bắt buộc làm những công việc cần thiết thông thường để đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại và chăm sóc sức khỏe của con người, và không liên quan trực tiếp đến việc tiến hành các hoạt động quân sự.

Trong những trường hợp nêu ở hai khoản trên, người được bảo hộ bị bắt buộc làm việc phải được hưởng điều kiện làm việc và các đảm bảo như người lao động của Quốc gia giam giữ, nhất là về tiền lương, thời gian làm việc, quần áo trang thiết bị, đào tạo trước khi làm và bồi thường khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Nếu các quy định trên bị vi phạm, người được bảo hộ được phép sử dụng quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 30.

Điều 41. Chỉ định cư trú. Quản thúc

Nếu Quốc gia nắm giữ người được bảo hộ nhận thấy các biện pháp kiểm soát khác nêu trong Công ước này chưa đủ, họ cũng không được áp dụng bất cứ biện pháp kiểm soát nào nghiêm ngặt hơn các biện pháp chỉ định cư trú hoặc quản thúc, theo quy định tại các Điều 42 và Điều 43.

Khi áp dụng khoản 2 Điều 39 vào trường hợp người được bảo hộ bị bắt buộc phải rời nơi thường trú theo quyết định chỉ định cư trú, Quốc gia giam giữ phải tuân thủ càng chặt chẽ càng tốt những quy định về đối xử với người bị quản thúc theo quy định tại phần III, Tiết IV của Công ước này.

Điều 42. Lý do giam giữ hoặc quản thúc. Tự nguyện quản thúc

Quốc gia giam giữ chỉ có thể ra lệnh quản thúc hoặc chỉ định cư trú đối với người được bảo hộ vì lý do an ninh tuyệt đối cần thiết.

Nếu có người, thông qua đại diện của Quốc gia bảo hộ, tự nguyện đề nghị được quản thúc, và nếu việc này là cần thiết vì hoàn cảnh của họ, thì Quốc gia giam giữ họ sẽ thực hiện việc quản thúc.

Điều 43. Thủ tục

Bất cứ người được bảo hộ nào khi bị chỉ định cư trú hoặc quản thúc đều có quyền yêu cầu tòa án hoặc một ủy ban hành chính có thẩm quyền do Quốc gia giam giữ lập ra để làm nhiệm vụ này, xem xét lại những quyết định này đối với họ trong thời gian ngắn nhất. Nếu tòa án hoặc ủy ban hành chính nói trên giữ nguyên quyết định quản thúc hoặc chỉ định cư trú thì tòa án hoặc ủy ban hành chính ấy phải định kỳ và ít nhất mỗi năm hai lần, xem xét lại trường hợp của họ để, nếu hoàn cảnh cho phép, sửa đổi quyết định ban đầu theo hướng có lợi cho đương sự. Trừ trường hợp người được bảo hộ phản đối, Quốc gia giam giữ phải thông báo càng sớm càng tốt cho Quốc gia bảo hộ biết tên bất cứ người được bảo hộ nào đã bị chỉ định cư trú hoặc quản thúc, hoặc đã được trả tự do sau thời gian chỉ định cư trú hoặc quản thúc. Quyết định của tòa án hoặc ủy ban hành chính đề cập tại khoản thứ nhất của Điều này cũng phải được thông báo càng sớm càng tốt cho Quốc gia bảo hộ nếu người bảo hộ không phản đối.



Điều 44. Tỵ nạn

Trong khi áp dụng những biện pháp kiểm soát được quy định trong Công ước này, Quốc gia giam giữ không được đối xử với những người lánh nạn mà trong thực tế không được Chính phủ nào bảo hộ, như những người ngoại quốc thù địch, khi chỉ đơn giản căn cứ vào việc họ, về mặt pháp lý, mang quốc tịch một Quốc gia đối địch.



Điều 45. Chuyển giao cho các Bên khác

Không được giao những người được bảo hộ cho một Quốc gia không tham gia Công ước.

Quy định này không được cản trở việc hồi hương những người được bảo hộ hoặc cản trở không cho họ trở về Quốc gia nơi họ cư trú trước đây sau khi chiến sự chấm dứt.

Quốc gia cầm giữ chỉ có thể giao những người được bảo hộ cho một Quốc gia tham gia Công ước khi đã biết chắc chắn là Quốc gia này muốn và có khả năng áp dụng Công ước. Khi những người được bảo hộ được chuyển giao trong điều kiện như vậy, Quốc gia tiếp nhận sẽ có trách nhiệm áp dụng Công ước trong suất thời gian những người này nằm dưới sự bảo trợ của quốc gia đó. Tuy nhiên, trong trường hợp Quốc gia này không áp dụng một cách đầy đủ những quy định của Công ước, thì Quốc gia chuyển giao, sau khi được Quốc gia bảo hộ thông báo, cần thực hiện những biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh tình trạng đó hoặc yêu cầu trả lại những người được bảo hộ. Yêu cầu này phải được thực hiện.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được chuyển giao một người được bảo hộ sang một nước mà tại đó họ lo ngại có thể sẽ bị ngược đãi vì chính kiến hay tín ngưỡng của họ.

Những quy định của Điều này không cản trở việc dẫn độ những người được bảo hộ bị buộc tội đã có những hành vi vi phạm pháp luật hình sự thông thường, theo những hiệp ước dẫn độ đã được ký kết trước khi chiến sự bắt đầu.



Điều 46. Hủy bỏ các biện pháp hạn chế

Những biện pháp hạn chế đối với những người được bảo hộ phải được chấm dứt càng sớm càng tốt sau khi chiến sự kết thúc, trong trường hợp những biện pháp này chưa được hủy bỏ từ trước.

Những biện pháp hạn chế đối với tài sản của họ cũng phải được chấm dứt, càng sớm càng tốt sau khi chiến sự kết thúc, theo đúng pháp luật của Quốc gia giam giữ.

Tiết III: Lãnh thổ bị chiếm đóng



Điều 47. Quyền bất khả xâm phạm

Những người được bảo hộ đang ở trong một lãnh thổ bị chiếm đóng không bị tước những quyền lợi nêu trong Công ước này, trong bất kỳ trường hợp nào và dưới bất kỳ hình thức nào, bởi những thay đổi, do sự chiếm đóng một vùng lãnh thổ, đối với các tổ chức chính quyền hay Chính phủ của lãnh thổ bị chiếm đóng; hoặc vì căn cứ vào một thỏa thuận được ký kết giữa chính quyền của lãnh thổ bị chiếm đóng và Quốc gia chiếm đóng; hoặc vì Quốc gia chiếm đóng đã sát nhập vào lãnh thổ của mình một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ bị chiếm đóng.



Điều 48. Những trường hợp hồi hương đặc biệt

Những người được bảo hộ không mang quốc tịch của Quốc gia có lãnh thổ bị chiếm đóng có quyền được rời lãnh thổ đó theo những điều kiện nêu trong Điều 35 và Quốc gia chiếm đóng phải đưa ra quyết định theo những thủ tục mà họ phải đặt ra theo Điều 35 này.



Điều 49. Trục xuất, chuyển giao, di tản

Cấm thực hiện, dù với bất kỳ mục đích nào, những đợt chuyển giao bắt buộc, đối với từng cá nhân hay hàng loạt người, cũng như việc trục xuất những người được bảo hộ khỏi lãnh thổ bị chiếm đóng sang lãnh thổ của Quốc gia chiếm đóng hoặc sang lãnh thổ của bất cứ Quốc gia nào khác, bị chiếm đóng hay không bị chiếm đóng.

Tuy nhiên, Quốc gia chiếm đóng có thể tiến hành tản cư toàn bộ hay từng phần một vùng bị chiếm đóng nhất định, nếu xét thấy cần thiết cho việc đảm bảo an toàn cho người dân, hoặc vì lý do quân sự bức thiết. Những cuộc tản cư này không được phép di chuyển những người được bảo hộ ra ngoài ranh giới lãnh thổ bị chiếm đóng trừ khi không thể tránh được việc di chuyển đó do những nguyên nhân vật chất. Người dân tản cư phải được hồi cư khi nào chiến sự trong vùng đó chấm dứt.

Khi tiến hành những cuộc di chuyển hoặc tản cư như vậy, Quốc gia chiếm đóng phải đảm bảo, trong phạm vi thực tế nhất có thể, cung cấp chỗ ở chu đáo để đón những người được bảo hộ, và tiến hành việc di chuyển trong điều kiện đảm bảo sức khỏe, vệ sinh, an ninh, ăn uống cho người dân, và tránh phân tán những người cùng một gia đình.

Quốc gia bảo hộ phải được thông báo ngay về các cuộc tản cư hoặc di chuyển khi chúng được tiến hành.

Quốc gia chiếm đóng không được cầm giữ những người được bảo hộ trong những khu vực có nguy cơ xảy ra chiến tranh, trừ khi việc đảm bảo an toàn cho người dân hoặc lý do quân sự bức thiết đòi hỏi như vậy.

Quốc gia chiếm đóng không được trục xuất hoặc di chuyển một bộ phận thường dân của Quốc gia ấy sang lãnh thổ mà Quốc gia ấy chiếm đóng.

Điều 50. Trẻ em

Với sự cộng tác của chính quyền toàn quốc và địa phương, Quốc gia chiếm đóng phải tạo điều kiện cho các cơ sở chăm sóc và giáo dục trẻ em được hoạt động tốt

Quốc gia chiếm đóng cần thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định nhân thân của trẻ em và đăng ký lý lịch của chúng. Trong bất kỳ trường hợp nào, Quốc gia chiếm đóng cũng không được thay đổi quy chế pháp lý của các trẻ em, hoặc tuyển trẻ em vào các đội ngũ hoặc tổ chức thuộc quốc gia này.

Nếu địa phương không có đủ các cơ quan phụ trách, Quốc gia chiếm đóng cần phải bố trí và tạo điều kiện cho việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em mồ côi, hoặc trẻ em vì chiến tranh mà phải xa cha mẹ, hoặc trẻ em không có thân nhân hay bằng hữu đảm nhận; nếu có thể, nên giao việc dưỡng dục này cho những người cùng quốc tịch, cùng tôn giáo, và cùng ngôn ngữ với các trẻ em.

Một bộ phận đặc biệt của Cơ quan được thành lập theo Điều 36 có trách nhiệm thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết để xác định các trẻ em không rõ nhân thân. Những chi tiết có thể có được về cha mẹ hoặc thân nhân khác của các em bao giờ cũng phải được ghi lại.

Quốc gia chiếm đóng không được cản trở việc áp dụng những biện pháp ưu đãi liên quan đến việc cung cấp lương thực, chăm sóc y tế và bảo hộ chống tác hại của chiến tranh có thể đã được thực hiện trước khi có sự chiếm đóng, đối với các trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và các bà mẹ có con dưới 7 tuổi.



Điều 51. Tuyển quân. Lao động

Quốc gia chiếm đóng không được bắt buộc những người được bảo hộ phải phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc các lực lượng trợ chiến của mình. Cấm những hành động gây sức ép hoặc tuyên truyền nhằm tuyển những người đó tình nguyện nhập ngũ.

Quốc gia chiếm đóng chỉ có thể bắt buộc những người được bảo hộ phải lao động nếu họ trên 18 tuổi, và chỉ làm những công việc cần thiết để đáp ứng nhu cầu của quân đội chiếm đóng hoặc các dịch vụ công ích, cho việc ăn, ở, mặc, vận tải, hoặc cho sức khỏe của dân cư nước bị chiếm đóng. Những người được bảo hộ không có nghĩa vụ thực hiện những công việc có thể buộc họ tham gia vào các hoạt động quân sự. Quốc gia chiếm đóng không được bắt buộc những người được bảo hộ sử dụng vũ lực để bảo vệ an ninh của các cơ sở nơi họ đang lao động bắt buộc. Những người được bảo hộ chỉ được trưng dụng để lao động trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, nơi họ ở. Trong phạm vi có thể, những người này phải được ở lại nơi làm việc thường ngày của họ. Người lao động phải được trả thù lao xứng đáng và công việc phải phù hợp với khả năng thể chất và trí tuệ của họ. Pháp luật hiện hành của nước bị chiếm đóng về điều kiện lao động và các đảm bảo về tiền lương, số giờ làm việc, trang thiết bị, huấn luyện ban đầu, và đền bù cho các tai nạn và bệnh nghề nghiệp, phải được áp dụng đối với những người được bảo hộ đang phải thực hiện những công việc nêu trong Điều này.

Trong bất kỳ trường hợp nào, việc trưng dụng lao động này cũng không được biến thành một cuộc huy động nhân công cho một tổ chức có tính chất quân sự hoặc bán quân sự.



Điều 52. Bảo hộ người lao động

Không một hợp đồng, thỏa thuận hay quy định nào có thể ảnh hưởng đến quyền của người lao động được liên hệ với những đại diện của Quốc gia bảo hộ để yêu cầu Quốc gia này can thiệp, dù người lao động ấy ở đâu và làm việc tình nguyện hay không tình nguyện.

Cấm mọi biện pháp nhằm gây thất nghiệp hoặc hạn chế cơ hội việc làm của những người lao động trong một vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, nhằm đẩy họ vào tình thế phải làm việc cho Quốc gia chiếm đóng.

Điều 53. Cấm tàn phá

Cấm Quốc gia chiếm đóng không được phá hủy động sản hoặc bất động sản thuộc cá nhân hoặc tập thể tư nhân, Nhà nước, hoặc các cơ quan công quyền khác, hoặc thuộc các tổ chức xã hội hay hợp tác xã, trừ khi xét thấy tuyệt đối cần thiết cho các hoạt động quân sự.



Điều 54. Các thẩm phán và công chức nhà nước

Quốc gia chiếm đóng không được phép thay đổi quy chế của các công chức hoặc thẩm phán thuộc lãnh thổ bị chiếm đóng, hoặc có những hình phạt hay những biện pháp cưỡng ép hoặc phân biệt đối xử nào đối với họ, nếu họ không chịu thừa hành nhiệm vụ trái với lương tâm.

Quy định này không làm trở ngại việc áp dụng khoản 2 Điều 51, và không ảnh hưởng đến quyền của Quốc gia chiếm đóng được loại các công chức ra khỏi vị trí công tác của họ.

Điều 55. Lương thực, thuốc men cho dân chúng

Quốc gia chiếm đóng có nhiệm vụ đem hết khả năng của mình, đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực và thuốc men cho cư dân; đặc biệt, Quốc gia này phải nhập lương thực, thuốc men và những nhu yếu phẩm khác, nếu vùng lãnh thổ bị chiếm đóng không có đủ những nguồn lực này.

Quốc gia chiếm đóng không được trưng dụng lương thực, vật dụng, hoặc thuốc men ở lãnh thổ bị chiếm đóng trừ trường hợp phục vụ quân đội và bộ máy chính quyền chiếm đóng, và chỉ sau khi xem xét đến nhu cầu của dân thường. Quốc gia chiếm đóng phải có những quy định cần thiết để đền bù thỏa đáng cho hàng hóa được trưng dụng, phù hợp với những quy định trong các Công ước quốc tế khác.

Quốc gia bảo hộ, vào bất kỳ thời điểm nào, được quyền kiểm tra tình hậu cung cấp lương thực và thuốc men trong những vùng bị chiếm, trừ những trường hợp tạm thời hạn chế vì lý do bức thiết về quân sự.



Điều 56. Vệ sinh và sức khỏe cộng đồng

Quốc gia chiếm đóng có nhiệm vụ đem hết khả năng của mình, với sự cộng tác của các nhà đương cục toàn quốc và địa phương, đảm bảo và duy trì các bệnh viện và cơ sở y tế, bảo vệ sức khỏe và vệ sinh công cộng trong lãnh thổ bị chiến) đóng, nhất là áp dụng các biện pháp phòng bệnh cần thiết để ngăn chặn sự lan truyền các bệnh dịch. Tất cả các nhân viên y tế phải được phép thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nếu trong vùng bị chiếm có những bệnh viện mới được xây dựng, và nếu những cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia bị chiếm không còn hoạt động tại đó, giới chức chiếm đóng, nếu cần, phải công nhận những bệnh viện này, phù hợp với quy định ở Điều 18. Trong những hoàn cảnh tương tự, họ cũng phải công nhận nhân viên và phương tiện chuyên chở của bệnh viện theo như quy định ở Điều 20 và 2 1.

Khi quyết định và thực hiện những biện pháp y tế, vệ sinh, Quốc gia chiếm đóng cần chú ý đến những yêu cầu về đạo lý và phong tục của người dân vùng bị chiếm.



Điều 57. Trưng dụng bệnh viện

Quốc gia chiếm đóng chỉ được trưng dụng các bệnh viện dân sự tạm thời và trong trường hợp cấp bách, để chăm sóc thương bệnh binh, với điều kiện phải tiến hành kịp thời những biện pháp thích hợp để đảm bảo chăm sóc và điều trị bệnh nhân đang nằm ở bệnh viện và đáp ứng nhu cầu của thường dân.

Họ không được trưng dụng kho tàng và dụng cụ của các bệnh viện dân sự khi nào những thứ đó còn cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thường dân.

Điều 58. Trợ giúp về tinh thần

Quốc gia chiếm đóng phải cho phép chức sắc các tôn giáo được giúp đỡ những người đồng đạo của họ về mặt tinh thần.

Quốc gia chiếm đóng cũng phải chấp nhận các chuyến hàng sách và vật dụng cần thiết cho nhu cầu tôn giáo, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối trong lãnh thổ bị chiếm đóng.

Điều 59. Cứu trợ. Cứu trợ tập thể

Nếu toàn thể hoặc một bộ phận người dân trong lãnh thổ bị chiếm đóng không được tiếp tế đầy đủ, Quốc gia chiếm đóng phải tiếp nhận những chương trình cứu trợ cho người dân và tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho những hoạt động ấy.

Những hoạt động ấy có thể do các Quốc gia hoặc các tổ chức nhân đạo độc lập như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế đảm nhận và bao gồm việc gửi cứu trợ lương thực, thuốc men và quần áo.

Tất cả những Quốc gia ký kết phải bảo vệ và cho phép những lô hàng đó tự do chuyển qua Quốc gia mình.

Tuy nhiên, một Quốc gia đã cho phép hàng hóa được tự do chuyển qua lãnh thổ của mình đến vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bởi một Bên xung đột đối nghịch, có quyền được kiểm tra các lô hàng đó, quy định phải chuyển theo những giờ và tuyến đường nhất định, và được Quốc gia bảo hộ đảm bảo rằng những lô hàng đó được đưa đến cứu trợ người dân chứ không phục vụ lợi ích của Quốc gia chiếm đóng.

Điều 60. Trách nhiệm của Bên chiếm đóng

Các chuyến hàng cứu trợ không miễn cho Quốc gia chiếm đóng những trách nhiệm được quy định tại các Điều 55, 56 và 59. Quốc gia chiếm đóng không được sử dụng các lô hàng cứu trợ vào mục đích khác với mục đích đã định, trừ trường hợp cấp bách, vì lợi ích của người dân trong lãnh thổ bị chiếm đóng và với sự đồng ý của Quốc gia bảo hộ.



Điều 61. Phân phối

Việc phân phối các lô hàng cứu trợ nêu trong các Điều trên được thực hiện với sự hợp tác và giám sát của Quốc gia bảo hộ. Nhiệm vụ này có thể giao cho một Quốc gia trung lập, cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế hoặc các tổ chức nhân đạo vô tư khác, sau khi đã có thỏa thuận giữa Quốc gia chiếm đóng và Quốc gia bảo hộ.

Trong lãnh thổ bị chiếm, những lô hàng này được miễn mọi loại lệ phí, thuế hoặc phí hải quan, trừ khi cần thiết cho lợi ích kinh tế của vùng đó. Quốc gia chiếm đóng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối nhanh chóng những lô hàng này.

Tất cả các Bên ký kết phải cố gắng cho phép các lô hàng cứu trợ này được quá cảnh và vận chuyển miễn phí để đến những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.



Điều 62. Cứu trợ cá nhân

Trừ trường hợp vì lý do an ninh bức thiết, những người được bảo hộ trong vùng lãnh thổ bị chiếm phải được phép tiếp nhận hàng cứu trợ gửi đến cho họ. Điều 63. Các Hội chữ thập đỏ quốc gia và các Hội cứu trợ khác Tùy thuộc các biện pháp tạm thời và đặc biệt do Quốc gia chiếm đóng áp đặt vì lý do an ninh cấp bách:

a. Các Hội chữ thập đỏ quốc gia (Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) được công nhận có thể tiếp tục những hoạt động của họ phù hợp với những nguyên tắc Chữ thập đỏ đã được đề ra tại các Hội nghị Chữ thập đỏ Quốc tế. Các hội cứu trợ khác cũng phải được phép tiếp tục những hoạt động nhân đạo của họ trong những điều kiện tương tự;

b. Quốc gia chiếm đóng không được đòi hỏi một sự thay đổi nào về nhân viên và tổ chức của những Hội này, có thể gây phương hại cho những hoạt động nói trên.

Những nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với hoạt động và nhân viên của những tổ chức đặc biệt không có tính chất quân sự đã được thành lập hoặc có thể được thành lập, nhằm mục đích đảm bảo điều kiện sống cho dân thường bằng cách duy trì các dịch vụ công ích, phân phối hàng cứu trợ và tổ chức cứu nạn.

Điều 64. Pháp luật hình sự

I. Những Điều khoản chung

Luật hình sự của lãnh thổ bị chiếm đóng tiếp tục có hiệu lực, trừ trường hợp luật này bị Quốc gia chiếm đóng hủy bỏ hoặc đình chỉ áp dụng vì đe dọa an ninh của quốc gia này hoặc cản trở việc áp dụng Công ước này.

Phụ thuộc vào nội dung vừa nêu và sự cần thiết phải đảm bảo việc hoạt động tư pháp có hiệu quả, các tòa án ở lãnh thổ bị chiếm đóng phải tiếp tục hoạt động để xét xử tất cả các vi phạm thuộc thẩm quyền các luật vừa nêu.

Tuy nhiên, đối với người dân trong lãnh thổ bị chiếm đóng, Quốc gia chiếm đóng có thể có những quy định cần thiết nhằm thi hành đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước, duy trì việc quản lý lãnh thổ trong trật tự và đảm bảo an ninh cho Quốc gia chiếm đóng, cho các thành viên và tài sản của lực lượng hoặc chính quyền chiếm đóng, cũng như cho các cơ sở và đường giao thông liên lạc mà họ sử dụng.



Điều 65.

II. Công bố

Những quy định về hình sự do Quốc gia chiếm đóng đặt ra chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố và phổ biến trong nhân dân bằng thứ tiếng của họ, và không thể có hiệu lực hồi tố.



Điều 66.

III. Các tòa án có thẩm quyền

Trong trường hợp có vi phạm đối với những điều luật hình sự đã được Quốc gia chiếm đóng ban hành theo khoản 2 Điều 64, Quốc gia này có thể đưa những bị cáo ra trước tòa án quân sự phi chính trị được thành lập một cách hợp thức, với điều kiện là những tòa án đó làm việc trên lãnh thổ bị chiếm đóng. Các tòa phúc thẩm nên tiến hành xét xử trên lãnh thổ bị chiếm đóng.



Điều 67.

IV. Điều khoản áp dụng

Các tòa án chỉ được áp dụng những quy định pháp luật đã có hiệu lực trước khi có hành vi phạm tội và phù hợp với các nguyên tắc luật pháp chung, nhất là nguyên tắc hình phạt phải tương xứng với tội trạng. Các tòa án cần chú ý đến việc bị can không mang quốc tịch của Quốc gia chiếm đóng.



Điều 68.

V. Các hình phạt. Hình phạt tử hình

Khi một người được bảo hộ mà vi phạm pháp luật chỉ với ý định duy nhất là làm hại Quốc gia chiếm đóng nhưng không phương hại đến sinh mạng hoặc thân thể các thành viên trong lực lượng hoặc chính quyền chiếm đóng, cũng không phải là một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho tập thể, không gây tổn thất lớn đối với tài sản của các lực lượng hoặc chính quyền chiếm đóng hay những cơ sở họ sử dụng, người đó có thể bị quản thúc hoặc bị phạt tù thông thường, và thời gian bị quản thúc hoặc bị tù phải tương xứng với tội trạng. Ngoài ra, đối với những trường hợp phạm pháp này, quản thúc hoặc phạt tù là những biện pháp duy nhất để tước quyền tự do của người được bảo hộ. Các tòa án được quy định tại Điều 66 của Công ước này, có quyền đổi án tù ra biện pháp quản thúc cùng một thời hạn.

Những quy định pháp luật hình sự do Quốc gia chiếm đóng ban hành theo Điều 64 và 65 chỉ được áp đặt hình phạt tử hình đối với những người được bảo hộ trong trường hợp họ phạm tội gián điệp, có hành động phá hoại nghiêm trọng đối với những cơ sở quân sự của Quốc gia chiếm đóng, hoặc cố ý có những hành động làm chết một hay nhiều người, và với điều kiện pháp luật của lãnh thổ bị chiếm có hiệu lực trước khi bắt đầu cuộc chiếm đóng đã áp dụng hình phạt tử hình đối với những hành vi phạm tội tương tự.

Tòa án chỉ xử phạt tử hình đối với một người được bảo hộ sau khi đã xét đến thực tế rằng bị cáo không mang quốc tịch của Quốc gia chiếm đóng, do đó không bị ràng buộc bởi bất kỳ nghĩa vụ nào với Quốc gia đó.

Trong mọi trường hợp, không được tuyên phạt tử hình đối với một người được bảo hộ còn dưới mười tám tuổi vào thời điểm phạm pháp.

Điều 69.

VI. Thời hạn thi hành án

Trong mọi trường hợp, thời gian tạm giữ chờ xét xử hoặc chờ trừng phạt của một người được bảo hộ bị buộc tội phải được tính trừ vào án tù đã tuyên đối với người đó.



Điều 70.

VII. Những vi phạm trước khi chiếm đóng

Quốc gia chiếm đóng không được bắt giữ, truy tố hoặc kết án những người được bảo hộ, vì những hành động đã phạm hoặc vì ý kiến đã phát biểu trước ngày chiếm đóng, hoặc trong thời gian tạm ngừng chiếm đóng, trừ trường hợp họ vi phạm pháp luật và tập quán chiến tranh.

Những người mang quốc tịch Quốc gia chiếm đóng đã lánh nạn sang lãnh thổ bị chiếm đóng trước khi xảy ra xung đột không thể bị bắt, truy tố, kết tội hay trục xuất khỏi lãnh thổ bị chiếm đóng trừ trường hợp họ có hành vi phạm tội sau khi xảy ra chiến sự, hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thông thường trước khi xảy ra chiến sự mà theo luật của Quốc gia bị chiếm đóng có thể dẫn đến việc dẫn độ trong thời bình.

Điều 71. Thủ tục hình sự

I. Những Điều khoản chung

Các tòa án có thẩm quyền của Quốc gia chiếm đóng chỉ có thể tuyên án sau khi đã tiến hành xét xử hợp lệ.

Bị cáo bị Quốc gia chiếm đóng truy tố phải mau chóng được thông báo bằng văn bản và bằng ngôn ngữ họ hiểu được về chi tiết tội trạng của họ, và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Quốc gia bảo hộ phải được thông tin đầy đủ về tất cả các thủ tục tố tụng do Quốc gia chiếm đóng tiến hành đối với những người được bảo hộ, liên quan đến những tội danh có thể dẫn đến hình phạt tử hình hoặc hình phạt tù từ hai năm trở lên. Quốc gia bảo hộ cần được nhận thông tin về quá trình xét xử vụ án vào bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, Quốc gia bảo hộ còn có quyền yêu cầu được cung cấp mọi thông tin liên quan đến quá trình xét xử cũng như về các trình tự tố tụng khác mà Quốc gia chiếm đóng áp dụng đối với những người được bảo hộ.

Việc thông báo cho Quốc gia bảo hộ theo quy định trong khoản 2 Điều này phải được thực hiện ngay và trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải đến Quốc gia bảo hộ ba tuần lễ trước ngày tòa tiến hành xét xử phiên đầu tiên. Nếu khi phiên tòa bắt đầu, không có bằng chứng cho thấy những quy định thuộc điều này đã được tôn trọng đầy đủ, thì phiên tòa không được tiếp tục tiến hành.

Thông báo cần bao gồm những thông tin chủ yếu sau đây:


  1. Lý lịch của người bị buộc tội;

  2. Nơi ở hoặc nơi bị tạm giam;

  3. Chi tiết về tội hay những tội buộc cho họ (có nêu rõ căn cứ pháp luật hình sự để buộc tội),

  4. Chỉ định tòa án chịu trách nhiệm xét xử vụ án;

  5. Thời gian và địa điểm tòa tiến hành xét xử phiên đầu tiên.

Điều 72.

II. Quyền bào chữa

Bị cáo có quyền viện dẫn những chứng cứ cần thiết để bào chữa cho mình, và nhất là có thể mời nhân chứng. Họ có quyền có luật sư hoặc tư vấn có đủ trình độ chuyên môn giúp đỡ và do chính họ tự lựa chọn. Luật sư hoặc tư vấn có thể tự do đến thăm họ và được tạo điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho việc bào chữa. Nếu bị cáo không chọn được luật sư hoặc tư vấn, thì Quốc gia bảo hộ phải chỉ định cho họ. Nếu bị cáo bị buộc vào một tội nghiêm trọng và Quốc gia bảo hộ lại không hoạt động, Quốc gia chiếm đóng, với sự chấp thuận của người bị buộc tội phải tìm cho họ một luật sư hoặc tư vấn.

Bị cáo có thể được một phiên dịch giúp đỡ, trừ phi người đó tự ý khước từ sự hỗ trợ đó, cả trong giai đoạn điều tra sơ bộ lẫn trong quá trình xét xử trước toà. Vào bất kỳ thời điểm nào, bị cáo cũng có quyền phản đối phiên dịch này và yêu cầu đổi người khác.

Điều 73.

III. Quyền kháng án

Người bị kết án có quyền kháng án theo quy định của pháp luật được tòa án áp dụng. Bị cáo phải được thông báo về quyền kháng án hoặc khiếu nại của mình, cũng như về thời hiệu cho việc thực hiện quyền ấy.

Trình tự tố tụng hình sự quy định trong Phần này cũng được áp dụng, trong phạm vi có thể, đối với những trường hợp phúc thẩm. Trong trường hợp pháp luật được tòa án đã áp dụng không quy định việc kháng án, người bị kết án có quyền khiếu nại về kết luận và bản án của tòa với cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia chiếm đóng.

Điều 74.

IV. Trợ giúp của Bên bảo hộ

Đại diện của Quốc gia bảo hộ có quyền dự phiên mọi phiên tòa xét xử người được bảo hộ, trừ trường hợp hết sức đặc biệt vì an ninh của Quốc gia chiếm đóng nên phải xử kín. Trong trường hợp đó, Quốc gia chiếm đóng phải thông báo cho Quốc gia bảo hộ. Một thông báo về địa điểm và ngày tiến hành xét xử phải được gửi đến cho Quốc gia bảo hộ.

Tất cả các bản án định hình phạt tử hình hay tù giam từ hai năm trở lên phải được thông báo đến Quốc gia bảo hộ càng sớm càng tốt và ghi rõ lý do kết án. Thông báo này phải dẫn chiếu đến thông báo đã được gửi theo Điều 71, và trong trường hợp bản án là một hình phạt tù thì ghi rõ địa điểm chấp hành án. Tòa án phải lưu giữ những phán quyết khác, và đại diện của Quốc gia bảo hộ có thể được xem những biên bản ấy. Trong trường hợp kết án tử hình hoặc án tù giam từ hai năm trở lên thì thời hạn kháng án chỉ bắt đầu được tính kể từ lúc Quốc gia bảo hộ nhận được thông báo về bản án.

Điều 75.

V. Tử hình

Bất kể trong trường hợp nào, người bị kết án tử hình cũng không bị tước quyền được xin ân xá.

Không được thi hành án tử hình khi chưa hết một hạn tối thiểu là sáu tháng kể từ ngày Quốc gia bảo hộ nhận thông báo về án chung thẩm xác nhận án tử hình đó hoặc về nghị quyết bác việc xin ân xá.

Thời hạn sáu tháng đó, trong một số trường hợp cá biệt, có thể được rút ngắn vì lý do khẩn cấp liên quan đến một mối đe dọa có tổ chức đối với an ninh của Quốc gia chiếm đóng hay các lực lượng vũ trang của Quốc gia đó, với điều kiện Quốc gia bảo hộ phải được thông báo về việc giảm thời hạn ấy, và có đủ thời gian và cơ hội để trình bày quan điểm của mình với các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia chiếm đóng về những án tử hình đó.



Điều 76. Đối xử với những người bị giam giữ

Những người được bảo hộ bị buộc tội phải bị tạm giữ tại nước bị chiếm đóng, và nếu bị kết án sẽ chịu án tại đó. Nếu có thể, họ phải được giam cách biệt với những tù nhân khác và được hưởng những điều kiện về ăn uống và vệ sinh đủ để đảm bảo sức khỏe của họ được tốt; chế độ này ít ra cũng phải tương dương với chế độ áp dụng trong nhà tù của nước bị chiếm đóng.

Họ phải được nhận sự chăm sóc y tế cần thiết phù hợp với điều kiện sức khỏe của họ.

Họ cũng có quyền được nhận sự giúp đỡ về tinh thần khi có yêu cầu.

Phụ nữ phải được giam trong những khu nhà riêng và đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của phụ nữ.

Phải chú ý đến chế độ đặc biệt đối với trẻ vị thành niên.

Những người được bảo hộ bị giam giữ có quyền được gặp đại diện của Quốc gia bảo hộ và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, theo đúng quy định tại Điều 143.

Ngoài ra, họ có quyền nhận ít nhất một gói đồ cứu trợ mỗi tháng.



Điều 77. Chuyển giao những người bị giam giữ khi kết thúc sự chiếm đóng

Những người được bảo hộ bị buộc tội hoặc đã bị những tòa án trên lãnh thổ bị chiếm đóng kết án phải được giao lại, vào thời điểm kết thúc sự chiếm đóng, cho chính quyền của lãnh thổ mới được giải phóng, kèm theo hồ sơ của họ.



Điều 78. Những biện pháp an ninh. Quản thúc và chỉ định cư trú. Quyền kháng án

Nếu vì lý do an nịnh bức thiết mà Quốc gia chiếm đóng nhận thấy cần phải có những biện pháp an toàn liên quan đến những người cần được bảo hộ, Quốc gia ấy có thể, nhiều nhất là chỉ định nơi cư trú hoặc quản thúc họ.

Những quyết định về chỉ định nơi cư trú hoặc quản thúc phải theo một thủ tục hợp thức do Quốc gia chiếm đóng ấn định theo đúng những quy định của Công ước này. Thủ tục đó phải bao gồm quyền khiếu nại của các đương sự. Việc khiếu nại đó phải được xét càng sớm càng tốt. Trong trường hợp quyết định được giữ nguyên, một cơ quan có thẩm quyền do Quốc gia nêu trên thành lập sẽ định kỳ xem xét lại quyết định đó, nếu có thể thì sáu tháng một lần.

Những người được bảo hộ bị chỉ định nơi cư trú, và do đó buộc phải rời khỏi chỗ ở của mình, phải được hưởng toàn bộ những quyền lợi được quy định tại Điều 39 của Công ước này.

Tiết IV: Quy định về đối xử với những người bị quản thúc



tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương