CÁc tội phạm chiến tranh và TỘI Ác chống nhân loạI, bao gồm tội diệt chủNG



tải về 2.09 Mb.
trang13/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.09 Mb.
#28495
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 79. Những trường hợp quản thúc và điều khoản áp dụng

Các Bên xung đột chỉ có thể quản thúc những người được bảo hộ theo đúng những quy định của các Điều 41, 42, 43, 68 và 78.



Điều 80. Năng lực dân sự

Những người bị quản thúc vẫn giữ đầy đủ năng lực dân sự của mình và thực hiện những quyền liên quan phù hợp với quy chế hiện tại của họ.



Điều 81. Nuôi dưỡng

Các Bên xung đột khi quản thúc những người được bảo hộ có nghĩa vụ chu cấp miễn phí cho họ, đồng thời phải chăm sóc y tế theo yêu cầu về tình trạng sức khỏe của họ.

Không được trích các khoản trợ cấp, lương bổng hoặc tiền gửi của những người bị quản thúc để trừ vào các chi phí đó.

Quốc gia cầm giữ phải trợ giúp về sinh hoạt cho những người sống phụ thuộc vào người bị quản thúc, nếu những người đó không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ, hoặc không đủ khả năng tự kiếm sống.



Điều 82. Tổ chức những người bị quản thúc theo nhóm

Trong phạm vi có thể, Quốc gia cầm giữ phải tập hợp những người bị quản thúc theo quốc tịch, tiếng nói và phong tục, tập quán. Không được tách những người bị quản thúc cùng mang quốc tịch một Quốc gia, chỉ vì lý do duy nhất là họ có ngôn ngữ khác nhau.

Trong suốt thời gian bị quản thúc, những người cùng thuộc một gia đình, đặc biệt là cha mẹ và con cái, phải được ở cùng một nơi quản thúc, trừ trường hợp vì nhu cầu công tác lao động, lý do sức khỏe, hoặc vì phải áp dụng những quy định tại chương IX của Phần này, mà cần thiết phải tạm thời tách họ ra. Những người bị quản thúc có thể yêu cầu để cho con cái họ, còn được tự do, nhưng không có người trông nom, được cùng vào nơi quản thúc với họ.

Tại những nơi có thể, những người bị quản thúc thuộc cùng một gia đình phải được ở chung với nhau và ở tách riêng với những người bị quản thúc khác; với những điều kiện cần thiết để tiếp tục cuộc sống gia đình.



CHƯƠNG II: NHỮNG NƠI QUẢN THÚC

Điều 83. Vị trí nơi quản thúc. Đánh dấu khu trại

Quốc gia giam giữ không được đặt những nơi quản thúc trong các vùng đặc biệt dễ gặp nguy hiểm do chiến tranh.

Quốc gia giam giữ phải thông báo cho những Quốc gia thù địch, thông qua các Quốc gia bảo hộ, mọi thông tin cần thiết về vị trí địa lý của các nơi quản thúc. Khi điều kiện quân sự cho phép, các trại quản thúc phải được đánh dấu bằng chữ IC, viết ở nơi có thể nhìn thấy rõ từ trên không vào ban ngày. Tuy nhiên, các Quốc gia liên quan vẫn có thể thỏa thuận sử dụng cách đánh dấu khác. Ngoài trại quản thúc ra, không một nơi nào khác được sử dụng dấu hiệu này.

Điều 84. Quản thúc riêng

Chỗ ở của những người bị quản thúc và việc quản lý họ phải riêng biệt với chỗ ở và việc quản lý các tù binh và những người bị tước tự do vì lý do khác. Điều 85. Nhà cửa, vệ sinh

Quốc gia giam giữ có nhiệm vụ định ra mọi biện pháp cần thiết và khả thi để bảo đảm những người được bảo hộ ngay từ khi mới bị quản thúc được ở những nhà hoặc trại có đủ điều kiện an toàn về vệ sinh và chăm sóc sức khỏe, và để bảo vệ có hiệu quả khỏi khí hậu khắc nghiệt và tác hại của chiến tranh. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không đặt các trại quản thúc thường xuyên trong các vùng có khí hậu độc hại cho những người bị quản thúc. Trong trường hợp họ bị quản thúc tạm thời trong vùng có khí hậu độc hại cho sức khỏe, những người được bảo hộ phải được chuyển đi một nơi quản thúc khác phù hợp hơn ngay khi hoàn cảnh cho phép.

Chỗ ở phải hoàn toàn không ẩm thấp, đủ ấm và đủ ánh sáng, nhất là từ chập tối đến khi tối hẳn. Nơi ngủ phải đủ rộng và thoáng khí, có vật dụng ngủ tử tế và đủ chăn, có lưu ý đến khí hậu, tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe của người bị quản thúc. Ngày cũng như đêm, những người bị quản thúc phải có những phương tiện sinh hoạt vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và luôn được giữ sạch sẽ.

Nước và xà phòng phải được cung cấp đủ để đáp ứng nhu cầu về vệ sinh và giặt giũ hàng ngày; vì vậy, phải cấp cho họ những phương tiện cần thiết. Ngoài ra phải bố trí nhà tắm hoặc bồn tắm. Phải sắp xếp cho họ đủ thời gian cần thiết để tắm giặt và vệ sinh.

Trong trường hợp ngoại lệ phải tạm thời bố trí phụ nữ không thuộc gia đình nào vào cùng nơi quản thúc với nam thì bắt buộc phải dành cho họ chỗ ngủ và nhà vệ sinh riêng biệt.



Điều 86. Phòng ốc dành cho mục đích tôn giáo

Quốc gia giam giữ phải cung cấp cho những người bị quản thúc những phòng ốc cần thiết cho việc lễ bái thuộc bất kỳ tôn giáo nào cũng vậy.



Điều 87. Nhà ăn

Các nhà ăn phải được bố trí trong tất cả các trại quản thúc trừ phi đã có các cơ sở thích hợp khác để tạo điều kiện cho những người bị quản thúc được mua thực phẩm và vật dụng thông thường, kể cả xà phòng và thuốc lá, với mức giá không cao hơn giá thị trường địa phương, nhằm nâng cao an sinh và tiện nghi cho họ.

Lợi nhuận từ hoạt động của nhà ăn cần phải bỏ vào một quỹ đời sống được thành lập trong mỗi trại quản thúc và sử dụng vì lợi ích của số người bị quản thúc gắn với nơi đó. Ủy ban Người bị quản thúc thành lập theo Điều 102 có quyền kiểm tra việc quản lý nhà ăn và quỹ đó.

Khi một trại quản thúc giải tán, khoản còn lại của quỹ đời sống phải được chuyển sang quỹ đời sống của một trại khác gồm những người bị quản thúc có cùng quốc tịch; nếu không có một trại như vậy thì chuyển sang quỹ đời sống trung ương dành cho tất cả những người bị quản thúc còn ở dưới quyền của Quốc gia giam giữ. Trong trường hợp tất cả những người bị quản thúc được trả tự do thì Quốc gia giam giữ sẽ giữ khoản lợi nhuận nói trên, trừ trường hợp có thỏa thuận trái ngược giữa các Quốc gia hữu quan.



Điều 88. Hầm trú ẩn. Những biện pháp bảo hộ

Ở các nơi quản thúc có thể là mục tiêu cho những cuộc không kích hoặc chịu những rủi ro khác trong chiến tranh, phải bố trí nơi trú ẩn thích hợp về si lượng và cấu trúc để đảm bảo bảo hộ cần thiết cho những người bị quản thúc Trong trường hợp báo động, những người bị quản thúc phải được tự do vào những nơi trú ẩn đó càng nhanh càng tốt, trừ những người ở lại bảo vệ trại. Tất cả các biện pháp bảo hộ áp dụng cho người dân cũng phải áp dụng cho họ.

Phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để phòng ngừa hoả hoạn ở những nơi quản thúc.

CHƯƠNG III: THỰC PHẨM VÀ QUẦN ÁO

Điều 89. Thực phẩm

Khẩu phần hàng ngày của những người bị quản thúc phải đủ về số lượng chất lượng và có các món khác nhau để đảm bảo sức khỏe tốt cho họ và tránh các bệnh do thiếu chất. Cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống theo tập quán của họ. Ngoài ra người bị quản thúc phải được cung cấp các phương tiện cần thiết để tự chế biến thức ăn bổ sung của họ.

Người bị quản thúc phải được cấp đủ nước uống. Việc hút thuốc không bị cấm đoán.

Những người lao động được lĩnh thêm lượng thực phẩm bổ sung tỷ lệ với loại hình lao động đó.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 15 tuổi được lĩnh thêm thực phẩm bổ sung tương ứng với nhu cầu thể chất của họ.

Điều 90. Quần áo

Khi bị đưa vào quản thúc, số đối tượng này được tạo mọi điều kiện để mang theo quần áo, giày dép và quần áo lót để thay đổi và sau đó được tự kiếm thêm quần áo nếu cần. Nếu họ không có đủ quần áo phù hợp với điều kiện khí hậu và không thể tự kiếm được thì Quốc gia giam giữ phải cấp miễn phí cho họ. Áo quần Quốc gia giam giữ cấp cho những người bị quản thúc và các dấu hiệu bên ngoài áo quần không được mang tính chất lăng nhục họ hoặc biến họ thành trò cười.

Những người lao động phải có trang phục lao động thích hợp, kể cả trang phục bảo hộ, nếu công việc đó yêu cầu như vậy.

CHƯƠNG IV: VỆ SINH VÀ CHĂM SÓC Y TÊ

Điều 91. Y tế

Mỗi nơi quản thúc phải có một bệnh xá thích hợp do một thầy thuốc có khả năng phụ trách để những người bị quản thúc có thể được chăm sóc theo nhu cầu của họ cũng như có chế độ ăn uống thích hợp. Cần có nhà cách ly dành cho những người mắc bệnh truyền nhiễm hay bệnh tâm thần.

Sản phụ và những người mắc bệnh nặng, hoặc vì tình hình sức khỏe cần được điều trị đặc biệt, mổ xẻ hoặc đưa đi nằm bệnh viện, phải được nhận vào mọi cơ sở có đủ điều kiện điều trị và được chăm sóc ở mức độ không kém mức dành cho dân thường.

Người bị quản thúc nên được nhân viên y tế đồng quốc tịch với họ chăm sóc.

Không được cản trở những người bị quản thúc tìm đến các cơ sở y tế để khám bệnh.

Những cơ sở y tế của Quốc gia giam giữ phải cấp cho người bị quản thúc đã qua điều trị, theo yêu cầu của họ, một giấy chứng nhận chính thức nói rõ tính chất của bệnh hoặc thương tật, thời gian và tính chất điều trị. Một bản sao của giấy chứng nhận này phải được gửi đến Cơ quan Trung ương quy định ở Điều 140. Việc điều trị người bị quản thúc, bao gồm việc cung cấp mọi dụng cụ cần thiết để bảo vệ sức khỏe của họ, nhất là răng giả hoặc các loại bộ phận giả khác và kính đeo mắt, phải được miễn phí.



Điều 92. Khám sức khỏe

Việc kiểm tra sức khỏe người bị quản thúc phải được tiến hành ít nhất mỗi tháng một lần, đặc biệt nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe chung, tình trạng dinh dưỡng vệ sinh và phát hiện các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lao, bệnh hoa liễu và bệnh sốt rét. Việc kiểm tra sức khỏe bao gồm cả kiểm tra cân nặng của mỗi người bị quản thúc và kiểm tra bằng X quang ít nhất mỗi năm một lần.



CHƯƠNG V: HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO, TRÍ DỤC VÀ THỂ DỤC

Điều 93. Các nhiệm vụ tôn giáo

Người bị quản thúc được quyền thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo, kể cả việc tham gia hành lễ theo tín ngưỡng của mình với điều kiện phải tuân thủ các biện pháp kỷ luật thông thường do cơ quan giam giữ quy định.

Người bị quản thúc là chức sắc tôn giáo phải được tự do thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tôn giáo của mình đối với những người đồng đạo. Nhằm mục đích đó, Quốc gia giam giữ phải đảm bảo việc phân bổ đồng đều các chức sắc tôn giáo tại các địa điểm có người bị quản thúc nói cùng một thứ tiếng và theo cùng một tôn giáo giống họ. Nếu có quá ít chức sắc tôn giáo thì Quốc gia giam giữ phải cung cấp cho họ những phương tiện cần thiết bao gồm cả phương tiện đi lại để họ có thể đi từ nơi quản thúc này đến nơi quản thúc khác và được phép đến thăm những người bị quản thúc đang nằm bệnh viện. Trong hoạt động tôn giáo của mình, các chức sắc tôn giáo được phép tự do trao đổi thư từ với các nhà chức trách tôn giáo ở Quốc gia giam giữ, và trong phạm vi có thể, với các tổ chức quốc tế thuộc tôn giáo của họ. Những thư từ này không thuộc khối lượng tiêu chuẩn nêu ở Điều 107, mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 112.

Trong trường hợp người bị quản thúc không nhận được sự giúp đỡ của các chức sắc tôn giáo của họ, hoặc số lượng chức sắc tôn giáo quá ít, nhà chức trách tôn giáo địa phương đồng tôn giáo với họ phải thỏa thuận với Quốc gia giam giữ để chỉ định một chức sắc tôn giáo cùng tín ngưỡng hoặc một người thế tục có đủ tư cách, trong khuôn khổ có thể thực hiện được về mặt tôn giáo. Người thế tục được chỉ định phải được hưởng những điều kiện tương tự như chức sắc tôn giáo và phải tuân thủ các quy tắc do Quốc gia giam giữ đề ra nhằm giữ gìn kỷ luật và an ninh.



Điều 94. Giải trí, học tập, thể thao và trò chơi

Quốc gia giam giữ phải khuyến khích các hoạt động trí dục, giáo dục, giải trí và thể dục của người bị quản thúc và phải để họ được tự do tham gia hay không tham gia các hoạt động này. Quốc gia giam giữ phải thi hành mọi biện pháp có thể nhằm đảm bảo việc tiến hành các hoạt động trên, đặc biệt là cung cấp cơ sở phòng ốc phù hợp.

Người bị quản thúc phải được cung cấp những phương tiện có thể để tiếp tục học tập hoặc tiến hành việc học tập mới. Hoạt động giáo dục cho trẻ em và thanh niên phải được đảm bảo, đối tượng này phải được đến trường học ở trong hoặc ở ngoài nơi quản thúc.

Người bị quản thúc phải được tạo điều kiện tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và các trò chơi ngoài trời. Tất cả các trại quản thúc cần có đủ không gian dành cho các hoạt động này, trẻ em và thanh niên cần có sân chơi riêng.



Điều 95. Điều kiện làm việc

Quốc gia giam giữ không được sử dụng lao động là người bị quản thúc trừ khi họ mong muốn được lao động. Dù sao thì việc bắt buộc lao động đối với người được bảo hộ không bị quản thúc là vi phạm Điều 40 hoặc 51 của Công ước, và mọi hành động sử dụng lao động vào những công việc có tính chất hèn hạ hay lăng nhục đều bị cấm.

Sau một thời gian làm việc là sáu tuần lễ, người bị quản thúc có thể từ bỏ công việc bất cứ lúc nào với điều kiện phải thông báo trước tám ngày.

Những quy định này không cản trở Quốc gia giam giữ được quyền sử dụng năng lực chuyên môn của các y sĩ, nha sĩ và các nhân viên y tế khác đang bị quản thúc, để giúp đỡ những người cùng bị quản thúc như họ; được quyền sử dụng người bị quản thúc vào các công việc hành chính và duy tu cơ sở, làm bếp hoặc những việc nhà khác, hoặc yêu cầu họ làm nhiệm vụ bảo vệ những người bị quản thúc khác khi có không kích hoặc đối với những rủi ro khác của chiến tranh. Tuy nhiên, Quốc gia giam giữ không được phép yêu cầu người bị quản thúc làm những công việc mà theo ý kiến của giới chức y tế là không phù hợp với thể chất người đó.

Quốc gia giam giữ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi điều kiện làm việc, chăm sóc y tế, trả lương và bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người bị quản thúc. Tiêu chuẩn về điều kiện làm việc và bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp phải phù hợp với pháp chế và tập quán quốc gia và không được thấp hơn điều kiện được áp dụng cho công việc tương tự trong cùng khu vực. Tiền lương phải được xác định công bằng theo sự thỏa thuận giữa người bị quản thúc, Quyền lực giam giữ và các Bên sử dụng lao động khác, nếu có, và phải xem xét đến nghĩa vụ của Quyền lực giam giữ phải chu cấp miễn phí cho người bị quản thúc và chăm sóc y tế cho họ khi cần. Người bị quản thúc được phân công thường xuyên làm những loại công việc được mô tả trong đoạn 3 của điều này phải được Quốc gia giam giữ chi trả mức lương công bằng. Điều kiện làm việc và mức bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của số người được phân công như vậy không được thấp hơn những điều kiện áp dụng cho công việc tương tự trong cùng một khu vực.

Điều 96. Đội lao động

Mỗi đội lao động là một bộ phận và phụ thuộc vào nơi quản thúc. Nhà chức trách có thẩm quyền của Quốc gia giam giữ và chỉ huy trại quản thúc có trách nhiệm thực hiện đúng những quy định của Công ước này liên quan tới các đội lao động. Chỉ huy trại phải lập một danh sách cập nhật các đội lao động dưới quyền giám sát của mình và phải cung cấp thông tin cho đại diện của Quốc gia bảo hộ, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế và những tổ chức nhân đạo khác khi họ đến thăm các địa điểm quản thúc.



CHƯƠNG VI: TÀI SẢN CÁ NHÂN VÀ CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH

Điều 97. Đồ vật giá trị và tư trang

Người bị quản thúc được phép giữ đồ dùng cá nhân của mình. Tiền, séc, trái phiếu... và các vật dụng có giá trị mà họ sở hữu sẽ không bị tịch thu trừ trường hợp đã quy định. Trong trường hợp đó, cần lập giấy biên nhận chi tiết.

Các khoản tiền phải được ghi vào tài khoản của mỗi người bị quản thúc theo Điều 98. Số tiền đó không được chuyển đổi sang loại tiền khác trừ khi có yêu cầu theo luật hiện hành của lãnh thổ nơi chủ sở hữu của khoản tiền đó bị quản thúc hoặc có sự đồng ý của người bị quản thúc.

Những vật dụng có giá trị riêng tư hoặc tình cảm sẽ không bị tịch thu.

Chỉ phụ nữ mới được khám xét phụ nữ bị quản thúc.

Khi được trả tự do hoặc được hồi hương, người bị quản thúc sẽ được nhận lại toàn bộ vật dụng cá nhân, các loại tiền hoặc những vật dụng có giá trị khác bị tịch thu trong khi bị quản thúc và sẽ nhận lại bằng tiền mặt toàn bộ số dư trong tài khoản của mình được xác lập theo Điều 98, trừ các vật dụng hoặc số tiền do Quốc gia giam giữ giữ lại theo quy định của luật pháp hiện hành của Quốc gia đó. Trong trường hợp giữ lại tài sản của người bị quản thúc chủ sở hữu phải nhận được biên lai chi tiết.

Những tài liệu về gia đình và giấy chứng nhận nhân thân mà người bị quản thúc mang theo sẽ không bị tịch thu nếu không có giấy biên nhận. Người bị quản thúc luôn phải có giấy chứng nhận nhân thân. Nếu không có thì họ sẽ được cấp giấy chứng nhận đặc biệt do các cơ quan giam giữ cấp, những giấy chứng nhận này sẽ là giấy chứng nhận nhân thân của họ cho đến ngày mãn hạn quản thúc.

Người bị quản thúc có thể giữ một khoản tiền nhất định bằng tiền mặt hoặc phiếu mua hàng để có thể mua hàng.



Điều 98. Các nguồn tài chính và tài khoản cá nhân

Người bị quản thúc được cấp một khoản phụ cấp thường kỳ đủ để mua hàng hóa và vật dụng như thuốc lá, đồ dùng vệ sinh... Các khoản phụ cấp này có thể được cấp dưới dạng tiền hoặc phiếu mua hàng.

Ngoài ra, người bị quản thúc có thể nhận các khoản phụ cấp từ Quốc gia mà họ phụ thuộc, từ Quốc gia bảo hộ, các tổ chức cứu trợ, hoặc gia đình của họ, cũng như các khoản thu nhập từ tài sản của họ theo luật pháp của Quốc gia giam giữ. Những đối tượng bị quản thúc khác nhau (người ốm yếu, mắc bệnh, phụ nữ có thai... ) phải nhận được cùng một mức phụ cấp từ Quốc gia mà họ phụ thuộc, nhưng Quyền lực đó không được ấn định các khoản phụ cấp này và Quyền lực giam giữ cũng không được phân phối các khoản đó trên cơ sở những phân biệt đối xử đã bị cấm theo Điều 27 của Công ước này.

Quốc gia giam giữ phải mở một tài khoản hợp lệ cho mỗi người bị quản thúc, tài khoản này sẽ ghi nhận các khoản phụ cấp theo điều khoản này, tiền công và tiền gửi cùng với các khoản tương tự bị tịch thu có thể có theo luật hiện hành của lãnh thổ nơi họ bị quản thúc. Người bị quản thúc được tạo mọi điều kiện phù hợp với luật hiện hành trên lãnh thổ đó để gửi tiền cho gia đình và những người phụ thuộc vào họ. Họ cũng có thể trích từ tài khoản của mình số tiền cần thiết cho những chi phí cá nhân trong hạn mức do Quốc gia giam giữ quy định. Trong mọi trường hợp họ phải được tạo điều kiện thích hợp để kiểm tra và nhận các bản sao tài khoản của mình. Bản kê các tài khoản phải được cung cấp cho Quốc gia bảo hộ khi được yêu cầu và được chuyển theo người bị quản thúc nếu họ bị chuyển đi nơi khác.



CHƯƠNG VII: HÀNH CHÍNH VÀ KỶ LUẬT

Điều 99. Thủ tục hành chính trong trại. Niêm yết Công ước và mệnh lệnh

Mỗi trại quản thúc phải được đặt dưới quyền của một cán bộ có trách nhiệm được tuyển lựa trong những lực lượng quân sự chính quy hoặc trong số cán bộ của bộ máy chính quyền chính quy của Quốc gia giam giữ. Quan chức phụ trách trại quản thúc phải có một bản sao của Công ước này, viết bằng ngôn ngữ chính thức hoặc một trong những ngôn ngữ chính thức của Quốc gia mà họ là công dân, và quan chức đó có trách nhiệm thực thi Công ước. Nhân viên phụ trách người bị quản thúc phải được học tập các quy định của Công ước và các biện pháp hành chính nhằm đảm bảo việc thực thi Công ước.

Văn bản của Công ước này và các văn bản của các thỏa thuận đặc biệt được ký kết theo đúng Công ước phải được niêm yết trong phạm vi trại quản thúc bằng ngôn ngữ mà người bị quản thúc hiểu được hoặc được trao cho ủy ban Người bị quản thúc nắm giữ.

Các loại quy định, mệnh lệnh, thông báo và công bố phải được phổ biến cho người bị quản thúc và được niêm yết tại nơi quản thúc bằng ngôn ngữ mà họ hiểu được.

Tương tự, mọi mệnh lệnh và điều lệnh đối với mỗi cá nhân bị quản thúc phải được đưa ra bằng ngôn ngữ mà họ hiểu được.

Điều 100. Kỷ luật chung

Chế độ kỷ luật trong trại quản thúc phải phù hợp với các nguyên tắc nhân đạo và không bao giờ được bao gồm những quy tắc bắt buộc người bị quản thúc phải chịu đựng những mệt nhọc về thể xác có hại cho sức khỏe của họ, hoặc ngược đãi họ về phương diện thể chất hoặc tinh thần. Cấm bắt họ phải thích chữ hay hình vẽ vào người, cấm đóng dấu hiệu vào cơ thể để dễ nhận diện.

Đặc biệt cấm sử dụng những hình phạt như: bắt đứng lâu, bắt điểm danh lâu, bắt làm những động tác thể dục trừng phạt, bắt diễn tập quân sự và phạt giảm khẩu phần ăn.

Điều 101. Kiện cáo và kiến nghị

Những người bị quản thúc được quyền trình cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý họ đơn khiếu nại về chế độ đối xử đối với họ.

Họ cũng có quyền hoặc thông qua Ủy ban Người bị quản thúc, hoặc trực tập nếu họ thấy cần thiết, tiếp xúc không hạn chế với đại diện của Quốc gia bảo hộ để thông báo những điểm mà họ khiếu nại về chế độ quản thúc.

Đơn kiện và khiếu nại phải được chuyển ngay mà không được sửa đổi. Dù những đơn kiện và khiếu nại đó được xác nhận là vô căn cứ, không được phép coi đó là lý do để trừng phạt người bị quản thúc.

Ủy ban Người bị quản thúc có thể gửi tới đại diện Quốc gia bảo hộ báo cáo thường kỳ về tình hình trại quản thúc và nhu cầu của người bị quản thúc.

Điều 102. Ủy ban những người bị quản thúc

I. Bầu cử

Trong mỗi trại quản thúc, cứ 6 tháng một lần, người bị quản thúc phải bầu theo hình thức bỏ phiếu kín các thành viên của một ủy ban được trao quyền đại diện cho họ trước Quốc gia giam giữ và Quốc gia bảo hộ, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế và bất kỳ tổ chức nào khác cứu trợ cho họ. Các thành viên của ủy ban này có thể được tái cử.

Người bị quản thúc trúng cử sẽ nhận nhiệm vụ sau khi cơ quan giam giữ thông qua cuộc bầu cử. Lý do của việc từ chối hoặc truất quyền các ủy viên, nếu có, phải được thông báo cho các Quốc gia bảo hộ hữu quan biết.

Điều 103.

II. Trách nhiệm

Các ủy ban Người bị quản thúc có nghĩa vụ phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trí dục của người bị quản thúc.

Đặc biệt nếu người bị quản thúc quyết định tổ chức một hệ thống tương trợ lẫn nhau, thì hệ thống này phải thuộc thẩm quyền của các ủy ban ngoài những nhiệm vụ đặc biệt mà các điều khoản trong Công ước này quy định.

Điều 104.

III. Đặc quyền

Các thành viên của ủy ban Người bị quản thúc không phải làm công việc gì khác nếu công việc đó làm cho việc thực hiện nhiệm vụ của họ trở nên khó khăn hơn.

Các thành viên của ủy ban có thể chỉ định trong số những người bị quản thúc những phụ tá khi cần thiết. Những phụ tá này được cấp tất cả những phương tiện vật chất và được tự do đi lại trong một chừng mực nhất định để thực hiện nhiệm vụ của mình (như đi thăm các đội lao động, tiếp nhận hàng hóa... ). Họ cũng được tạo mọi điều kiện để liên lạc qua đường bưu điện hoặc điện tín với các cơ quan giam giữ, các Quốc gia bảo hộ, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế và đại diện của các Quốc gia và tổ chức nói trên, cũng như với các tổ chức cứu trợ người - bị quản thúc. Các thành viên của ủy ban ở các đội lao động cũng được hưởng những điều kiện liên lạc tương tự với ủy ban của họ ở trại chính. Việc liên lạc bằng thư tín này không bị hạn chế và không được xem như là một phấn của khối lượng tiêu chuẩn nêu ở Điều 107.

Các thành viên của ủy ban bị thuyên chuyển đi nơi khác phải được dành đủ thời gian cần thiết để giúp những người thay thế làm quen với công việc mới.



CHƯƠNG VIII: LIÊN LẠC VỚI BÊN NGOÀI

Điều 105. Phổ biến các biện pháp áp dụng

Ngay sau khi quản thúc những người được bảo hộ, Quốc gia giam giữ phải thông báo cho họ, Quốc gia của họ và Quốc gia bảo hộ biết những biện pháp nhằm thực hiện các quy định nêu trong chương này. Quốc gia giam giữ cũng phải thông báo cho các Bên liên quan mọi thay đổi đối với các biện pháp trên



Điều 106. Thẻ quản thúc

Ngay sau khi quản thúc, hoặc trễ nhất là một tuần sau khi đến một trại quản thúc, hoặc tương tự trong trường hợp ốm đau, bị thuyên chuyển đến một trại khác, hoặc phải đi nằm viện, người bị quản thúc phải được quyền gửi trực tiếp cho gia đình và cho Cơ quan tù binh Trung ương thành lập theo Điều 140, một "thẻ quản thúc" mà nếu có thể thì được làm theo mẫu đính theo Công ước này, để thông báo cho thân nhân biết mình đã bị giam giữ, địa chỉ và tình hình sức khỏe của mình. Những giấy tờ này phải được chuyển đi càng nhanh càng tốt và không được để chậm trễ vì bất kỳ lý do gì.



Điều 107. Liên lạc

Người bị quản thúc phải được phép gửi và nhận thư và bưu thiếp. Nếu Quốc gia giam giữ thấy cần phải hạn chế số thư từ và bưu thiếp của mỗi người gửi đi, số hạn chế không được dưới hai thư và bốn bưu thiếp mỗi tháng; thư và bưu thiếp ấy nên viết theo mẫu đính theo Công ước này. Nếu cần có những sự hạn chế về thư từ gửi đến cho người bị quản thúc thì vấn đề này phải do Quốc gia mà người bị quản thúc phụ thuộc quyết định, có thể theo yêu cầu của Quốc gia giam giữ. Những thư từ và bưu thiếp ấy phải được chuyển đi trong một thời hạn hợp lý, và không được để chậm trễ hay bị giữ lại vì lý do kỷ luật.

Người bị quản thúc trong một thời gian dài không được tin tức hoặc khó có khả năng nhận tin tức từ người thân hoặc khó có thể nhắn tin cho họ qua đường bưu điện thông thường, cũng như người bị quản thúc ở xa nhà của mình phải được phép gửi điện tín và phải trả cước phí bằng loại tiền lệ mà họ có. Họ cũng được hưởng lợi ích theo quy định của Điều này trong trường hợp khẩn cấp.

Theo thông lệ chung, thư từ của người bị quản thúc phải viết bằng tiếng mẹ đẻ. Các Bên xung đột có thể cho phép họ viết thư bằng các thứ tiếng khác.



Điều 108. Nhận cứu trợ

I. Nguyên tắc chung

Những người bị quản thúc phải được phép nhận theo đường bưu điện hoặc qua những hình thức khác bưu phẩm cá nhân hoặc lô hàng tập thể, bao gồm đặc biệt là thực phẩm, quần áo, thuốc men, cũng như sách vở và vật dụng cần thiết có thể đáp ứng nhu cầu tôn giáo, học tập hoặc giải trí của họ. Các lô hàng này không miễn cho Quyền lực giam giữ các nghĩa vụ do Công ước này quy định.

Trong trường hợp phải hạn chế số lượng hàng gửi vì lý do quân sự thì phải thông báo trước cho Quốc gia bảo hộ, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế hoặc các tổ chức cứu trợ người bị quản thúc là những bên có trách nhiệm chuyển tiếp những hàng hóa này.

Các điều kiện gửi bưu phẩm cá nhân và hàng gửi chung trong trường hợp cần thiết phải đạt được thỏa thuận đặc biệt giữa các Quốc gia hữu quan. Các Quốc gia này không được trì hoãn việc nhận hàng cứu trợ của người bị quản thúc. Các gói hàng quần áo và thực phẩm không được đựng sách. Theo quy định, hàng cứu trợ y tế phải được chuyển dưới dạng bưu phẩm chung.



Điều 109.

II. Cứu trợ tập thể

Nếu các Bên xung đột không có thỏa thuận đặc biệt về điều kiện nhận và phân phối hàng cứu trợ chung thì quy định về hàng cứu trợ tập thể được đính kèm theo Công ước này sẽ được áp dụng.

Những thỏa thuận đặc biệt nêu trên không được hạn chế quyền hạn của các ủy ban Người bị quản thúc trong việc thu nhận hàng cứu trợ tập thể dành cho người bị quản thúc, trong việc phân phối và sử dụng theo mong muốn của người nhận. Những thỏa thuận đó cũng không được hạn chế quyền giám sát việc phân phối hàng tới người nhận của đại diện của Quốc gia bảo hộ, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, hoặc các tổ chức cứu trợ người bị quản thúc có trách nhiệm chuyển tiếp những gói hàng chung đó.

Điều 110.

III. Miễn cước vận chuyển bưu điện

Hàng cứu trợ cho người bị quản thúc phải được miễn thuế nhập khẩu, thuế hải quan và các loại phí khác.

Tất cả hàng hóa gửi bằng bưu chính, kể cả hàng cứu trợ gửi bằng bưu kiện cũng như tiền được chuyển đến cho người bị quản thúc từ các nước khác qua đường bưu điện, hoặc trực tiếp hoặc thông qua Phòng Thông tin được quy định ở Điều 1 36 và Cơ quan Thông tin trung ương được quy định ở Điều 140 được miễn mọi bưu cước ở cả Nước xuất xứ, Nước đến cũng như những Nước trung gian. Đặc biệt, vì mục đích này, những trường hợp miễn bưu cước nêu trong Công ước bưu chính quốc tế năm 1947 và trong những thỏa ước của Liên hiệp bưu chính thế giới đối với thường dân thuộc quốc tịch đối phương bị giam giữ trong các trại hoặc nhà tù dân sự phải được áp dụng cho cả những người bị quản thúc khác được bảo hộ bởi Công ước này. Những Quốc gia không tham gia ký kết các thỏa ước trên cũng có trách nhiệm miễn bưu cước theo những điều kiện tương tự.

Cước phí vận chuyển hàng cứu trợ gửi cho người bị quản thúc, vì lý do cân nặng hoặc bất kỳ vì lý do nào khác mà không gửi được qua đường bưu điện, phải do Quốc gia giam giữ đài thọ trên lãnh thổ do họ kiểm soát. Những Quốc gia khác tham gia Công ước này sẽ phải đài thọ cước phí vận chuyển trên phạm vi lãnh thổ của mình.

Những khoản cước phí còn lại chưa được đài thọ theo quy định ở các đoạn trên phải do người gửi đài thọ.

Các Bên ký kết phải cố gắng giảm cước phí điện tín do người bị quản thúc gửi đi hay dược gửi đến cho họ.



Điều 111. Những phương tiện vận chuyển đặc biệt

Trong trường hợp những hoạt động quân sự cản trở các Quốc gia hữu quan hoàn thành nghĩa vụ trong việc vận chuyển thư tín hoặc hàng cứu trợ được đề cập trong các Điều 106, 107, 108 và 113, các Quốc gia bảo hộ hữu quan, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế và mọi tổ chức khác được các Bên xung đột thừa nhận có thể đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa đó bằng những phương tiện thích hợp (như xe lửa, xe vận tải, tàu thủy, máy bay... ). Nhằm mục đích đó, các Bên ký kết phải cố gắng cung cấp cho họ phương tiện vận chuyển và cho phép đi lại, nhất là cấp những giấy thông hành cần thiết.

Những phương tiện vận chuyển trên có thể được sử dụng để chuyển:

a. Thư từ, bản kê và báo cáo trao đổi giữa Cơ quan thông tin Trung ương được đề cập trong Điều 140 và các Phòng Thông tin quốc gia được đề cập trong Điều 136.

b. Thư từ và báo cáo có liên quan đến người bị quản thúc mà các Quốc gia bảo hộ, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế hoặc mọi tổ chức cứu trợ người bị quản thúc khác trao đổi với đại diện của họ, hoặc với các Bên xung đột.

Những quy định này không hạn chế quyền hạn của mỗi Bên xung đột nếu họ muốn sử dụng những phương tiện vận chuyển khác và cấp giấy thông hành cho những phương tiện này theo những điều kiện chung đã thỏa thuận. Chi phí sử dụng các phương tiện vận chuyển trên phải do các Bên xung đột đài thọ tương ứng với tầm quan trọng của các lô hàng mà các Bên xung đột gửi đến cho công dân của nước mình.



Điều 112. Kiểm tra và kiểm duyệt

Việc kiểm duyệt thư từ gửi đến cho người bị quản thúc, hoặc do họ gửi đi, phải được tiến hành càng nhanh càng tốt.

Việc kiểm tra các lô hàng gửi đến cho người bị quản thúc không được phép tiến hành trong điều kiện dễ làm hỏng hàng hóa bên trong và phải được tiến hành trước sự có mặt của người nhận hoặc người bị quản thúc được người nhận ủy nhiệm. Không được phép lấy lý do khó khăn trong việc kiểm duyệt để chậm giao hàng gửi cho cá nhân hoặc tập thể những người bị quản thúc.

Mọi quyết định của các Bên xung đột cấm trao đổi thư từ vì lý do quân sự hoặc chính trị, chỉ có hiệu lực tạm thời và trong thời hạn ngắn nhất có thể.



Điều 113. Thi hành và chuyển phát các văn kiện pháp lý

Các Quốc gia giam giữ phải tạo mọi điều kiện phù hợp cho việc chuyển phát chúc thư, giấy ủy quyền hoặc mọi tài liệu khác gửi đến cho người bị quản thúc hoặc do họ gửi đi thông qua Quốc gia bảo hộ hoặc Cơ quan thông tin Trung ương được đề cập đến ở Điều 140 hoặc bằng cách khác theo quy định.

Trong mọi trường hợp, Quốc gia giam giữ phải tạo điều kiện cho người bị quản thúc được lập và chứng thực, theo đúng thủ tục, các tài liệu nói trên, đặc biệt các Quốc gia giam giữ phải cho phép họ được tham khảo ý kiến của một luật gia.

Điều 114. Quản lý tài sản

Quốc gia giam giữ phải tạo điều kiện cho người bị quản thúc quản lý tài sản của mình với điều kiện phải phù hợp với chế độ quản thúc và pháp chế hiện hành. Nhằm mục đích đó, Quốc gia giam giữ có thể cho phép họ ra khỏi nơi quản thúc trong những trường hợp cấp bách và nếu hoàn cảnh cho phép.



Điều 115. Điều kiện thuận lợi để chuẩn bị và tiến hành các vụ kiện

Trong trường hợp một người bị quản thúc có liên quan đến một vụ kiện trước bất cứ một tòa án nào, Quốc gia giam giữ phải báo cho tòa án biết, theo yêu cầu của đương sự, rằng đương sự đang ở tình trạng bị quản thúc, và phải chú ý thực hiện, trong phạm vi luật pháp đã quy định, những biện pháp cần thiết để đương sự không phải chịu sự thiệt thòi gì vì bị quản thúc, trong việc chuẩn bị và tiến hành vụ kiện, hoặc trong việc thi hành phán quyết của tòa án.



Điều 116. Thăm tù

Người bị quản thúc phải được phép tiếp khách, đặc biệt là thân nhân của họ một cách đều đặn và thường xuyên nhất có thể.

Trong trường hợp cấp bách và trong phạm vi có thể, nhất là khi có thân nhân bị chết hoặc ốm nặng, người bị quản thúc phải được phép về thăm gia đình.



tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương