CÁc tội phạm chiến tranh và TỘI Ác chống nhân loạI, bao gồm tội diệt chủNG


NGHỊ ĐỊNH THƯ (I) BỔ SUNG CÁC CÔNG ƯỚC GENEVA NGÀY 12/8/1949 VỀ BẢO HỘ NẠN NHÂN TRONG CÁC CUỘC XUNG ĐỘT VŨ TRANG QUỐC TẾ



tải về 2.09 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.09 Mb.
#28495
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

NGHỊ ĐỊNH THƯ (I) BỔ SUNG CÁC CÔNG ƯỚC GENEVA NGÀY 12/8/1949 VỀ BẢO HỘ NẠN NHÂN TRONG CÁC CUỘC XUNG ĐỘT VŨ TRANG QUỐC TẾ

LỜI NÓI ĐẦU

Các Bên tham gia Nghị định thư,

Tha thiết được thấy hòa bình tồn tại giữa các dân tộc.

Nhắc lại rằng, theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, tất cả các Quốc gia có nghĩa vụ kiềm chế không được đe dọa hay dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế hoặc để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của bất kỳ Quốc gia nào, hoặc bằng bất cứ cách nào khác không phù hợp với mục đích của Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, thấy cần thiết phải khẳng định lại và phát triển các điều khoản về Bảo hộ Nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang và bổ sung các biện pháp riêng biệt nhằm tăng cường việc áp dụng các điều khoản này.

Bày tỏ lòng tin tưởng rằng, không một điều khoản nào của Nghị định thú này hay của các Công ước Geneva ngày 12/8/1949 có thể giải thích như là sự hợp pháp hóa hay cho phép mọi hành động xâm lược hay mọi hành động sử dụng vũ lực trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Ngoài ra, khẳng định lại rằng, những điều khoản của các Công ước Giơneva ngày 12/8/1949 và của Nghị định thư này phải được áp dụng đầy đủ trong mọ hoàn cảnh đối với những người được các văn kiện này bảo hộ, không có bất kỳ sụ phân biệt bất lợi nào dựa trên tính chất hay nguồn gốc của cuộc xung đột vũ trang hay dựa trên những nguyên do mà các Bên trong cuộc xung đột bảo hộ hoặc cho rằng các Bên đó bảo hộ.

Đã thỏa thuận như sau :

MỤC I: NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Những nguyên tắc chung và phạm vi áp dụng

1. Các Bên tham gia Nghị định thư cam kết tôn trọng và làm cho Nghị định thư này được tôn trọng trong mọi hoàn cảnh.

2. Trong những trường hợp không dự kiến trong Nghị định thư này hay trong các hiệp định quốc tế khác, thường dân và binh sĩ được sự bảo hộ và chịu sự chi phối của các nguyên tắc của pháp luật quốc tế thể hiện trong những tập quán, những nguyên tắc nhân đạo và những đòi hỏi của lương tri.

3. Nghị định thư này nhằm bổ sung các Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về Bảo hộ Nạn nhân chiến tranh, được áp dụng trong những hoàn cảnh nêu trong Điều 2 chung của các Công ước trên đây.

4. Những hoàn cảnh nêu ở đoạn trên bao gồm các cuộc xung dột vũ trang, trong đó các dân tộc chiến đấu chống lại sự đô hộ của thực dân, sự chiếm đóng của nước ngoài và chống lại các chế độ phân biệt chủng tộc để thực hiện quyền tự quyết của dân tộc được thừa nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và trong Tuyên bố về những Nguyên tắc của Luật pháp quốc tế về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác giữa các Quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Điều 2. Định nghĩa

Nhằm các mục đích của Nghị định thư này:

1. Những danh từ "Công ước I", "Công ước II", "Công ước III", "Công ước IV”, theo trình tự là chỉ Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về cải thiện hoàn cảnh của những người bị thương, bị bệnh, thuộc các lực lượng vũ trang trên chiến trường; Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về cải thiện hoàn cảnh của những người bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển; Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về việc đối xử với tù binh; Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về bảo hộ thường dân trong thời kỳ chiến tranh. Danh từ "các Công ước" chỉ bốn Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về Bảo hộ Nạn nhân chiến tranh.

2. Cụm từ "những quy tắc của pháp luật quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang" chỉ những quy tắc nêu trong các hiệp định quốc tế mà các Bên trong cuộc xung đột tham gia cũng như những nguyên tắc và quy tắc của luật pháp quốc tế được thừa nhận một cách phổ biến và được áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang.

3. Danh từ "Nước bảo hộ" chỉ một Nước trung lập hay các nước khác không phải là một Bên trong các cuộc xung đột, do một Bên trong cuộc xung đột yêu cầu và được Bên khác trong cuộc xung đột chấp thuận, sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ của Nước bảo hộ theo quy định của các Công ước và Nghị định thư này.

4. Danh từ "Cơ quan thay thể” chỉ một Cơ quan thay thế cho Nước bảo hộ theo Điều 5.



Điều 3. Bắt đầu và kết thúc việc áp dụng

Không phương hại đến những điều khoản được áp dụng trong mọi thời gian:



  1. Các Công ước và Nghị định thư này được áp dụng ngay khi bắt đầu mọi tình huống nêu ở Điều 1 Nghị định thư này.

  2. Việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này sẽ chấm dứt trên lãnh thổ của các Bên trong cuộc xung đột, vào lúc chấm dứt toàn bộ các hoạt động quân sự và trong trường hợp các lãnh thổ bị chiếm đóng, vào lúc chấm dứt việc chiếm đóng. Trong cả hai trường hợp trên, việc chấm dứt này không áp dụng đối với những người sau này mới được trả tự do vĩnh viễn, được hồi hương hay được định cư. Những người này tiếp tục được hưởng những quy định thích hợp của các Công ước và Nghị định thư này cho đến khi họ được trả tự do vĩnh viễn, được hồi hương hoặc được định cư.

Điều 4. Quy chế pháp lý của các Bên trong cuộc xung đột

Việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này cũng như việc ký kết các Hiệp định được các văn kiện này dự kiến sẽ không ảnh hưởng gì đến quy chế pháp lý của các Bên trong cuộc xung đột. Việc chiếm đóng một lãnh thổ cũng như việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này sẽ không có ảnh hưởng gì đến quy chế pháp lý của lãnh thổ nói trên.



Điều 5. Việc chỉ định các Nước bảo hộ và cơ quan thay thế

1. Ngay từ khi bắt đầu xảy ra xung đột, các Bên trong cuộc xung đột có nhiệm vụ phải đảm bảo sự tôn trọng và việc thi hành các Công ước và Nghị định thư này bằng việc áp dụng cơ chế các Nước bảo hộ, kể cả việc chỉ định và chấp nhận các Nước bảo hộ phù hợp với các đoạn dưới đây. Các Nước bảo hộ phải có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của các Bên trong cuộc xung đột.

2. Ngay từ khi xảy ra tình huống nêu ở Điều 1, mỗi Bên trong cuộc xung đột phải chỉ định ngay một Nước bảo hộ nhằm áp dụng các Công ước và Nghị định thư này, và cùng với mục đích đó, phải cho phép ngay sự hoạt động của Nước bảo hộ do Bên đối phương chỉ định và được mình chấp nhận.

3. Nếu một Nước bảo hộ không được chỉ định hay chấp nhận ngay từ khi xảy ra tình huống nêu ở Điều 1, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, mà xét thấy không phương hại đến quyền được làm như vậy của mọi tổ chức nhân đạo vô tư khác, sẽ làm môi giới điều giải các Bên trong cuộc xung đột, nhằm chỉ định ngay một Nước bảo hộ được các Bên trong cuộc xung đột chấp nhận. Với mục đích ấy, ủy ban có thể đặc biệt yêu cầu mỗi Bên trong cuộc xung đột trao cho ủy ban một danh sách ít ra là năm nước mà mình có thể chấp nhận để đại diện cho mình hoạt: động với tư cách là Nước bảo hộ đối với Bên đối phương và yêu cầu Bên đối phương trao cho ủy ban một danh sách ít ra là năm nước mà Bên đối phương có thể chấp nhận là Nước bảo hộ của bên kia. Những danh sách này phải được thông báo cho ủy ban trong vòng hai tuần sau khi nhận được lời yêu cầu. Ủy ban phải so sánh các danh sách này và yêu cầu sự chấp thuận của Nước bảo hộ mà tên đã được nêu trong hai bản danh sách này.

4. Nếu sau thủ tục trên đây mà vẫn không có Nước bảo hộ, các Bên trong cuộc xung đột phải chấp nhận ngay một đề nghị của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế hay mọi tổ chức khác có đủ đảm bảo là vô tư và làm việc có hiệu quả đưa ra, sau khi đã tham khảo với các Bên trong cuộc xung đột và tùy theo kết quả của cuộc tham khảo này, để hoạt động với danh nghĩa là Cơ quan thay thế. Việc một tổ chức thực hiện các chức năng là Cơ quan thay thế như vậy phải được sự thỏa thuận của các Bên trong cuộc xung đột, các Bên trong cuộc xung đột phải làm hết sức mình để tạo thuận lợi cho Cơ quan thay thế hoàn thành sứ mạng của họ theo các Công ước và Nghị định thư này.

5. Theo Điều 4, việc chỉ định và chấp thuận những Nước bảo hộ nhằm mục đích áp dụng các Công ước và Nghị định thư này phải không làm ảnh hưởng gì đến quy chế pháp lý của các Bên trong cuộc xung đột cũng như tới quy chế pháp lý của bất kỳ lãnh thổ nào, kể cả lãnh thổ bị chiếm đóng.

6. Việc duy trì quan hệ ngoại giao giữa các Bên trong cuộc xung đột hay việc giao cho nước thứ ba bảo hộ quyền lợi của một Bên trong cuộc xung đột và quyền lợi của những công dân Bên đó theo những quy tắc của pháp luật quốc tế về quan hệ ngoại giao không cản trở việc chỉ định những Nước bảo hộ nhằm mục đích áp dụng các Công ước và Nghị định thư này.

7. Sau đây, mỗi khi nói đến các Nước bảo hộ trong Nghị định thư này thì cũng là nói đến Cơ quan thay thế.



Điều 6. Nhân viên chuyên môn

1. Ngay trong thời bình, các Bên tham gia Nghị định thư phải cố gắng, với sự giúp đỡ của Hội Chữ thập đỏ quốc gia (Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) đào tạo những nhân viên chuyên môn nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này và nhất là cho hoạt động của các Nước bảo hộ.

2. Việc tuyển lựa và đào tạo những nhân viên này thuộc thẩm quyền của mỗi nước.

3. Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế sẵn sàng cho các Bên tham gia Nghị định thư biết danh sách những người được đào tạo như đã nói trên, danh sách mà các Bên tham gia Nghị định thư có thể phải thiết lập và thông báo cho ủy ban nhằm mục đích ấy.

4. Các Bên hữu quan phải có những thỏa thuận đặc biệt cho mỗi trường hợp về các điều kiện sử dụng những người này ngoài lãnh thổ quốc gia.

Điều 7. Những phiên họp

Theo yêu cầu của một hay nhiều Bên tham gia Nghị định thư và với sự tán thành của đa số, nước lưu chiểu Nghị định thư này phải triệu tập một phiên họp gồm các Bên tham gia Nghị định thư nhằm xem xét những vấn đề chung liên quan đến việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này.



MỤC II: NGƯỜI BỊ THƯƠNG, BỊ BỆNH VÀ BỊ ĐẮM TÀU

PHẦN 1: SỰ BẢO HỘ CHUNG

Điều 8. Thuật ngữ

Nhằm mục đích của Nghị định thư này:

1. Những danh từ "người bị thương" và "người bị bệnh" chỉ những người bất kể là binh lính hay dân thường, do nguyên nhân của chấn thương, bệnh tật hay những sự rối loạn hoặc bất lực khác về thể chất hoặc tinh thần nên cần sự chăm sóc y tế và không có bất kỳ hành động đối địch nào. Những danh từ này cũng bao gồm các sản phụ, trẻ sơ sinh và những người cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức như những người khuyết tật, phụ nữ có thai mà không có bất kỳ hành động đối địch nao.

2. Danh từ "người bị đắm tàu” chỉ những người bất kể là binh lính hay dân thường đang ở trong tình huống nguy hiểm trên mặt biển hay ở những vùng nước khác do sự rủi ro xảy ra cho họ hay cho tàu hay máy bay chở họ và những người này không có bất kỳ hành động đối địch nào. Những người này, với điều kiện họ tiếp tục không có hành động đối địch nào, phải tiếp tục được coi là người bị đắm tàu trong khi họ được cứu vớt cho đến khi họ được hưởng một quy chế khác theo các Công ước và Nghị định thư này.

3. Danh từ "nhân viên y tế” chỉ những người do một Bên trong cuộc xung đột cử ra chuyên để hoạt động với mục đích y tế, hoặc quản lý các đơn vị y tế hoặc điều khiển hay quản lý các phương tiện vận tải y tế. Những việc làm này có thể thường trực hay tạm thời.

Thuộc vào "nhân viên y tế” gồm:

a. Nhân viên y tế, quân sự hay dân sự, của một Bên trong cuộc xung đột, bao gồm cả nhân viên được nêu trong các Công ước I và II và nhân viên thuộc các tổ chức bảo hộ dân sự.

b. Nhân viện y tế của các Hội Chữ thập đỏ quốc gia (Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) và các Hội cứu trợ quốc gia tình nguyện khác được một Bên trong cuộc xung đột công nhận và cho phép một cách hợp thức.

c. Nhân viên y tế của các đơn vị hay các phương tiện vận tải y tế được nêu ở khoản 2 Điều 9.

4. Danh từ "Nhân viên tôn giáo" chỉ những người bất kể là binh lính hay dân thường, như những giáo sĩ tuyên úy chẳng hạn, chỉ chuyên thực hiện các chức năng của mình và trực thuộc:

a. Hoặc các lực lượng vũ trang của một Bên trong cuộc xung đột,

b. Hoặc các đơn vị y tế hay các phương tiện vận tải y tế của một Bên trong cuộc xung đột,

c. Hoặc các đơn vị y tế hay các phương tiện vận tải y tế nêu ở khoản 2 Điều 9,

d. Hoặc các tổ chức bảo hộ dân sự của một Bên trong cuộc xung đột.

Việc trực thuộc của những nhân viên tôn giáo vào các đơn vị này có thể là thường trực hay tạm thời và những quy định thích hợp được áp dụng với họ.

5. Danh từ "Đơn vị y tế” chỉ những cơ sở và những đơn vị khác, bất kể thuộc quân sự hay dân sự, được tổ chức ra với mục đích y tế, nghĩa là để tìm kiếm, sơ tán, vận chuyển, chẩn đoán hay điều trị, kể cả việc sơ cứu đầu tiên những người bị thương, bị bệnh hay bị đắm tàu cũng như việc phòng ngừa các bệnh tật. Trong số các cơ sở y tế danh từ này bao gồm các bệnh viện và các đơn vị y tế tương tự khác, các trung tâm truyền máu, các viện y học dự phòng và các trung tâm tiếp tế y tế cũng như các kho hàng về phương tiện y tế và thuốc men của các đơn vị này. Các đơn vị y tế có thể là cố định hay lưu động, thường trực hay tạm thời.

6. Danh từ "Vận tải y tế” chỉ vận tải bằng đường bộ, đường thủy hay đường hàng không, cho những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu, những nhân viên y tế nhân viên tôn giáo và các phương tiện y tế được các Công ước và Nghị định thư này bảo hộ.

7. Danh từ "Phương tiện vận tải y tế” chỉ tất cả các phương tiện vận tải bất kể thuộc quân sự hay dân sự, thường trực hay tạm thời, hoàn toàn được sử dụng cho vận tải y tế và đặt dưới quyền lãnh đạo của một cơ quan có thẩm quyền của một Bên trong cuộc xung đột.

8. Danh từ "xe y tế” chỉ tất cả các phương tiện vận tải y tế trên bộ.

9. Danh từ "tàu, thuyền y tế” chỉ tất cả các phương tiện vận tải y tế dưới nước.

10. Danh từ "máy bay y tế” chỉ tất cả các phương tiện vận tải y tế trên không.

11. Danh từ "nhân viên y tế thường trực", "đơn vị y tế thường trực" và "phương tiện vận tải y tế thường trực" là để chỉ những nhân viên y tế, những đơn vị y tế và những phương tiện vận tải y tế hoạt động hoàn toàn với mục đích y tế trong một thời gian không hạn định. Danh từ "nhân viên y tế tạm thời", "đơn vị y tế tạm thời" và " phương tiện vận tải y tế tạm thời" là để chỉ những nhân viên y tế, những đơn vị y tế và những phương tiện vận tải y tế hoạt động hoàn toàn với mục đích y tế cho những thời hạn nhất định trong suốt thời gian đó. Trừ phi có hàm ý khác, các danh từ "nhân viên y tế”, "đơn vị y tế” và "phương tiện vận tải y tế” bao gồm nhân viên, các đơn vị hay các phương tiện vận tải có thể là thường trực hoặc tạm thời.

12. Danh từ "Dấu hiệu phân biệt", chỉ dấu hiệu phân biệt của Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ hay Sư tử và Mặt trời đỏ trên nền trắng khi được sử dụng để bảo hộ các đơn vị và các phương tiện vận tải y tế, nhân viên y tế, tôn giáo và dụng cụ của họ.

13. Danh từ "Tín hiệu phân biệt" chỉ mọi phương tiện tín hiệu nhằm để nhận dạng các đơn vị hay phương tiện vận tải y tế nêu ở Chương III, Phụ lục I của Nghị định thư này.



Điều 9. Phạm vi áp dụng

1. Những điều khoản trong mục này nhằm mục đích cải thiện số phận của những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu được áp dụng cho tất cả những người bị tác động bởi hoàn cảnh nêu ở Điều 1, không có bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hay tín ngưỡng, chính kiến, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, hoàn cảnh xuất thân hay bất cứ một tiêu chuẩn tương tự nào khác.

2. Những quy định thích hợp trong các Điều 27 và 32 của Công ước I được áp dụng cho các đơn vị và phương tiện vận tải y tế thường trực (trừ các tàu bệnh viện được áp dụng theo Điều 25 của Công ước II), cũng như các nhân viên của họ, mà các nước và các tổ chức sau đây dành cho một Bên trong cuộc xung đột với mục đích nhân đạo:

a. Một Nước trung lập hay một Nước khác không tham gia xung đột,

b. Một tổ chức cứu trợ được một nước như vậy công nhận và cho phép hoạt động,

c. Một tổ chức quốc tế vô tư có tính chất nhân đạo.



Điều 10. Bảo hộ và chăm sóc

1. Tất cả những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu dù thuộc bất cứ Bên nào đều phải được tôn trọng và bảo hộ.

2. Trong mọi hoàn cảnh, họ phải được đối xử nhân đạo và trong chừng mực có thể được và trong thời gian sớm nhất, họ phải được chăm sóc y tế theo thể trạng của họ đòi hỏi. Không được có bất kỳ sự phân biệt nào với họ dựa trên những tiêu chuẩn khác ngoài tiêu chuẩn y tế.

Điều 11. Việc bảo hộ con người

1. Không được có bất kỳ hành động chủ ý hay sự lơ là không thích đáng nào có hại đến sức khỏe và sự toàn vẹn thân thể hay tinh thần của những người nằm dưới quyền lực của Bên đối phương, những người bị quản thúc, tù đày hay bị mất tự do vì lý do nào khác do tình huống nêu ở Điều 1. Vì vậy, nghiêm cấm việc để những người nêu ở điều này phải chịu tác động của một hành động y học nếu việc đó không do tình trạng sức khỏe của họ yêu cầu và không phù hợp với những chuẩn mực y học đã được thừa nhận rộng rãi mà Bên có trách nhiệm về hành động đó có thể áp dụng đối với công dân tự do của họ trong những điều kiện y học tương tự.

2. Đặc biệt cấm áp dụng đối với những người này, ngay cả khi có sự thỏa thuận của họ:

a. Việc cắt bỏ những bộ phận trong cơ thể,

b. Những thí nghiệm y học hay khoa học,

c. Việc cắt để ghép các mô hoặc bộ phận trong cơ thể, trừ phi những hành động này là chính đáng theo những điều kiện nêu ở đoạn 1.

3. Chỉ có thể được làm trái với sự nghiêm cấm nêu ở đoạn 2(c) đối với việc cho máu để truyền cứu hay cho da để ghép da với điều kiện việc cho này là tự nguyện chứ không phải do các biện pháp cưỡng bức hay đút lót và sự việc này nhằm mục đích điều trị trong những điều kiện phù hợp với những chuẩn mực y học được công nhận rộng rãi và có sự kiểm soát đối với lợi ích của người cho cũng như của người nhận.

4. Mọi hành động hay việc cố ý không hành động mà gây ra nguy hiểm trầm trọng cho sức khỏe hay sự toàn vẹn thân thể hay tinh thần của tất cả những người nằm dưới quyền lực của một Bên mà không phải là Bên mà những người này trực thuộc, những hành động ấy hoặc là trái với một trong những điều cấm nêu ở Điều 1 và 2, hoặc là không tôn trọng những điều ghi ở đoạn 3, đều là vi phạm nghiêm trọng Nghị định thư này.

5. Những người được định nghĩa ở đoạn 1 có quyền từ chối tất cả mọi cuộc phẫu thuật. Trong trường hợp từ chối, nhân viên y tế phải cố gắng lấy cho được tuyên bố viết có chữ ký hay xác nhận của người đó chứng minh sự từ chối.

6. Tất cả các Bên trong cuộc xung đột phải giữ một hồ sơ y tế về việc cho máu nhằm truyền cứu hay cho da để ghép da của những người nêu ở đoạn 1, nếu việc cho này được tiến hành dưới trách nhiệm của bên đó. Ngoài ra các Bên trong cuộc xung đột cố gắng giữ một hồ sơ về tất cả các hoạt động y tế đối với những người bị quản thúc, tù đày hay bị mất tự do vì lý do nào khác do tình huống nêu ở Điều 1. Những hồ sơ này phải thường xuyên để cho Nước bảo hộ sử dụng nhanh với mục đích thanh tra.



Điều 12. Bảo hộ các đơn vị y tế.

1. Các đơn vị y tế bất cứ lúc nào cũng phải được tôn trọng và bảo hộ và không bao giờ là mục tiêu của các cuộc tấn công.

2. Đoạn 1 được áp dụng cho các đơn vị y tế dân sự chừng nào họ thực hiện một trong những điều kiện sau đây:

a. Thuộc về một trong các Bên trong cuộc xung đột.

b. Được cơ quan có thẩm quyền của một trong các Bên trong cuộc xung đột công nhận và cho phép.

c. Được phép theo Điều 9 đoạn 2 của Nghị định thư này hay Điều 27 của Công ước I.

3. Yêu cầu các Bên trong cuộc xung đột thông báo cho nhau biết địa điểm các đơn vị y tế cố định của mình. Việc không thông báo như vậy không miễn trừ việc tôn trọng những quy định của đoạn 1 cho bất cứ một Bên nào trong cuộc xung đột.

4. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được sử dụng các đơn vị y tế nhằm làm cho các mục tiêu quân sự không bị tấn công. Mỗi khi có thể được, các Bên trong cuộc xung đột phải bố trí làm sao để các đơn vị y tế này không bị nguy hiểm khi có các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu quân sự.



Điều 13. Chấm dứt sự bảo hộ các đơn vị y tế dân sự

1. Sự bảo hộ đối với các đơn vị y tế dân sự chỉ có thể chấm dứt nếu các đơn vị này được sử dụng ngoài mục đích nhân đạo để tiến hành các hoạt động có hại cho kẻ địch. Tuy nhiên, mỗi khi xảy ra như vậy, việc bảo hộ chỉ chấm dứt sau khi, có một sự cảnh cáo, ấn định một thời gian hợp lý để chấm dứt những hành động trên đây mà không có hiệu lực.

2. Những hành động sau đây phải không bị xem là những hành động có hại cho kẻ địch:

a. Việc mà nhân viên của đơn vị được trang bị vũ khí cá nhân nhẹ để tự vệ hay bảo vệ những thương binh và bệnh binh mà họ chịu trách nhiệm.

b. Việc mà đơn vị được canh giữ bởi người bảo vệ, lính gác hay một đội bảo vệ.

c. Việc trong đơn vị có những vũ khí nhẹ và đạn dược lấy của những người bị thương, bị bệnh và chưa được giao cho cơ quan có thẩm quyền.

d. Việc có những thành viên của các lực lượng vũ trang hay các binh sĩ khác có mặt trong đơn vị này vì lý do y tế.

Điều 14. Hạn chế việc trưng dụng các đơn vị y tế dân sự

1. Nước chiếm đóng có nghĩa vụ đảm bảo cho thường dân trong các lãnh thổ bị chiếm đóng tiếp tục được thỏa mãn những nhu cầu về y tế.

2. Vì vậy, Nước chiếm đóng không thể trưng dụng những đơn vị y tế dân sự cùng trang thiết bị, vật liệu và nhân viên của các đơn vị này chừng nào mà những phương tiện này cần thiết để bảo đảm những dịch vụ y tế thích đáng cho thường dân và để đảm bảo việc tiếp tục chăm sóc những thương bệnh binh đang được điều trị.

3. Nước chiếm đóng có thể trưng dụng những phương tiện nêu trên, với điều kiện phải tiếp tục tôn trọng quy tắc chung được nêu ra ở đoạn 2 và theo những điều kiện đặc biệt sau đây:

a. Cần phương tiện để đảm bảo việc điều trị lập tức và thích hợp cho những thương binh và bệnh binh trong các lực lượng vũ trang của Nước chiếm đóng hay cho tù binh.

b. Việc trưng dụng không vượt quá thời gian cần thiết phải có, và

c. Những biện pháp cấp thời phải được áp dụng để tiếp tục thỏa mãn những nhu cầu y tế cho thường dân cũng như cho những thương binh và bệnh binh bị ảnh hưởng do việc trưng dụng này.

Điều 15. Bảo hộ nhân viên y tế và nhân viên tôn giáo dân sự

1. Nhân viên y tế dân sự phải được tôn trọng và bảo hộ.

2. Trong trường hợp cần thiết, mọi sự giúp đỡ phải được dành cho nhân viên y tế dân sự trong một vùng mà những cơ sở y tế dân sự có thể bị đảo lộn do chiến sự.

3. Nước chiếm đóng phải dành mọi sự giúp đỡ cho nhân viên y tế dân sự trong các lãnh thổ bị chiếm đóng để họ có thể hoàn thành tốt nhất sứ mệnh nhân đạo của họ. Nước chiếm đóng không thể bắt buộc nhân viên y tế dân sự dành sự ưu đãi cho bất kỳ ai ngoài những lý do y tế. Không được bắt buộc những nhân viên y tế dân sự làm những nhiệm vụ không phù hợp với sứ mệnh nhân đạo của họ.

4. Nhân viên y tế dân sự có thể đến những nơi mà công tác của họ là thiết yếu với điều kiện tuân theo những biện pháp kiểm soát và an ninh mà Bên hữu quan trong cuộc xung đột xét thấy cần thiết.

5. Nhân viên tôn giáo dân sự phải được tôn trọng và bảo hộ. Những điều khoản của các Công ước và Nghị định thư này liên quan đến việc bảo hộ và nhận dạng nhân viên y tế đều được áp dụng đối với họ.



Điều 16. Việc bảo hộ chung đối với sứ mệnh y tế

1. Không một ai bị trừng phạt vì đã có hoạt động y tế phù hợp với nghĩa vụ thầy thuốc, dù trong hoàn cảnh nào hay dù người đang hưởng lợi đó là ai.

2. Những người hoạt động có tính chất y tế không thể bị buộc phải có những hành động hay việc làm trái với đạo lý y học hoặc trái với những quy tắc y tế có lợi cho những thương binh và bệnh binh, hoặc trái với những điều khoản của các Công ước hoặc Nghị định thư này hoặc bị buộc không được làm các việc hay thực hiện các hành động mà các luật lệ và điều khoản này đòi hỏi.

3. Không một ai tiến hành hoạt động mang tính chất y tế có thể bị buộc phải cung cấp cho bất kỳ ai, hoặc là của Bên đối phương hoặc là của Bên mình, trừ những trường hợp do luật của Bên mình quy định, những tin tức về những thương binh và bệnh binh mà mình đang hoặc đã chăm sóc nếu cho rằng những tin tức đó có thể có hại cho những thương binh và bệnh binh hay gia đình họ. Tuy nhiên, các quy định về việc thông báo bắt buộc về các bệnh truyền nhiễm phải được tôn trọng.



Điều 17. Vai trò của thường dân và các Hội cứu trợ

1. Thường dân phải tôn trọng những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu dù rằng họ thuộc phía đối phương, và không được có hành động bạo lực nào đối với họ. Thường dân và các Hội cứu trợ như là các Hội Chữ thập đỏ quốc gia (Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) phải được phép, ngay cả trong những vùng bị xâm lăng hay bị chiếm đóng, tiếp nhận và chăm sóc những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu, ngay cả khi họ chủ động làm việc này. Không được đe dọa, truy tố, kết án hoặc bị trừng phạt bất cứ ai vì đã có những hành động nhân đạo như trên.

2. Các Bên trong cuộc xung đột có thể kêu gọi thường dân và các tổ chức cứu trợ nêu ở đoạn 1 tiếp nhận những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu để chăm sóc cho họ, bao gồm cả việc tìm kiếm những người chết và thông báo địa điểm những người chết. Các Bên trong cuộc xung đột phải dành sự bảo hộ và mọi thuận lợi cho những người và tổ chức đã đáp ứng lời kêu gọi đó. Trong trường hợp mà Bên đối phương kiểm soát hay giành lại sự kiểm soát khu vực đó, thì Bên đó phải duy trì sự bảo hộ và mọi điều kiện thuận lợi trên đây chừng nào mà sự bảo hộ và điều kiện thuận lợi này còn cần thiết.

Điều 18. Việc nhận dạng

1. Mỗi Bên trong cuộc xung đột phải cố gắng làm thế nào để có thể nhận dạng các nhân viên y tế và tôn giáo, các đơn vị và phương tiện vận tải y tế.

2. Mỗi Bên trong cuộc xung đột cũng phải cố gắng thông qua và áp dụng các phương pháp và các thủ tục nhằm nhận dạng các đơn vị và các phương tiện vận tải y tế đang sử dụng biểu tượng và các tín hiệu phân biệt.

3. Trong các lãnh thổ bị chiếm đóng và trong các vùng chiến sự đang diễn ra hoặc có thể diễn ra, nhân viên y tế dân sự và tôn giáo dân sự theo quy tắc chung phải làm cho người khác nhận ra họ bằng biểu tượng phân biệt và thẻ căn cước chứng nhận vị thế của họ.

4. Với sự tán thành của cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị và các phương tiện vận tải y tế phải được đánh dấu bằng biểu tượng phân biệt. Các tàu thuyền nêu ở Điều 22 của Nghị định thư này phải được đánh dấu theo những quy định của Công ước II.

5. Ngoài biểu tượng phân biệt, mỗi Bên trong cuộc xung đột, theo Chương III trong Phụ lục I của Nghị định thư này có thể cho phép sử dụng các tín hiệu phân biệt để nhận dạng các đơn vị và các phương tiện vận tải y tế. Trường hợp ngoại lệ, trong các trường hợp đặc biệt nêu ở chương này, các phương tiện vận tải y tế có thể sử dụng các tín hiệu phân biệt mà không phải mang biểu tượng phân biệt.

6. Các Chương từ I đến III trong Phụ lục I của Nghị định thư này chi phối việc thi hành những quy định nêu từ đoạn 1 đến đoạn 5. Những tín hiệu nêu ở Chương III của Phụ lục này nhằm sử dụng độc quyền cho các đơn vị và phương tiện vận tải y tế, trừ những ngoại lệ đo chương này nêu ra, sẽ chỉ được sử dụng để nhận dạng các đơn vị và các phương tiện vận tải y tế.

7. Trong thời bình, những quy định của điều khoản này không cho phép mở rộng việc sử dụng biểu tượng phân biệt ngoài những quy định đã được Điều 44 của Công ước 1 dự kiến.

8. Những quy định của các Công ước và của Nghị định thư này liên quan đến việc kiểm soát việc sử dụng cũng như việc phòng chống sự lạm dụng biểu tượng phân biệt cũng áp dụng cho các tín hiệu phân biệt.

Điều 19. Các Nước trung lập và các Nước khác không tham gia xung đột

Các Nước trung lập và các Nước không tham gia xung đột phải áp dụng những điều khoản thích hợp của Nghị định thư này đối với những người được mục này bảo hộ và những người này có thể được tiếp nhận hoặc bị quản thúc trên lãnh thổ các nước này. Các nước trên đây cũng phải áp dụng những quy định thích hợp của Nghị định thư này cho những người chết thuộc các Bên trong cuộc xung đột mà họ có thể tiếp nhận.



Điều 20. Cấm trả thù.

Cấm trả thù đối với những người và những tài sản được mục này bảo hộ.




tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương