Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang7/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

3. Định kiến xã hội
Định kiến xã hội và định khuôn xã hội là một trong các nhân tố quan trọng tác động tới tri giác xã hội của chúng ta.
Định kiến xã hội là thái độ sẵn có về đối tượng, về một sự kiện xã hội nào đó, thường thang hàm ý xấu. Ví dụ: một nhân viên sau hai ba lần đi làm muộn dễ bị thành kiến là không nghiêm túc. Định kiến hình thành trong quá trình xã hội hoá, qua sự giáo dục của từng gia đình, qua đặc thù của mỗi dân tộc.
Thuật ngữ định khuôn xã hội do nhà bác học Mỹ Lippman đưa ra để nói đến những biểu tượng bền vững được đơn giản hoá, khái quát hoá và sơ đồ hoá mỗi khi nhìn nhận đối tượng mà thiếu hụt thông tin. Định khuôn là biểu tượng xã hội của cá nhân trong cùng một nhóm. Tất cả thành viên của nhóm đều có biểu tượng giống nhau về một đối tượng xã hội nào đó. Định khuôn xã hội có thể mạng tính tích cực hoặc tiêu cực.
Trong tri giác xã hội, định khuôn xã hội biến thành định kiến xã hội khi nó mang sắc thái tiêu cực. Định kiến xã hội được hiểu là thái độ của một cá nhân trong từng nhóm xã hội, nó thường là tiêu cực đối với người khác, nhóm khác trong quan hệ với nhau. Có nhiều loại định kiến xã hội khác nhau như định kiến chủng tộc, giới tính, tôn giáo, giai cấp.
Trong những hoàn cảnh thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm sống hạn chế, định kiến xã hội giúp ta rút ngắn thời gian nhận thức, đưa ra một hình ảnh giản ước về đối tượng.
Nghiên cứu quá trình hình thành định khuôn xã hội, nhiều tác giả nhận định rằng định khuôn xuất hiện tương ứng với nhóm xã hội của cá nhân, tức là tất cả thành viên trong nhóm đó sẽ có biểu tượng giống nhau như đúc về đối tượng quan sát chung. Tajfel đã tiến hành thực nghiệm nghiên cứu mối liên quan giữa định khuôn với nhóm qui chiếu. Ông chiếu cho các em học sinh xem những bức tranh trừu tượng, phân bố lộn xộn. Sau đó, chia học sinh thành hai nhóm riêng để thảo luận về bộ phim. Kết quả cho thấy, mỗi nhóm hình thành ý kiến riêng của nhóm mình, cá nhân của nhóm nào thì mang quan điểm của nhóm đó. Từng cá nhân riêng lẻ đưa ra nhận xét về hộ phim ít gay gắt hơn khi họ đứng trong nhóm của mình. Ý kiến về bộ phim của các thành viên trong cùng một nhóm bao giờ cũng giống nhau và người ta gọi đó là các khuôn mẫu trong tri giác xã hội.
Định khuôn bao giờ cũng phát triển trong cùng bối cảnh xã hội, trong sự đồng nhất hoá nhận thức của các thành viên trong nhóm. Khi nhận định về một người nào đó, ta thường bị nhóm quy chiếu tác động vào nhận thức.
Định kiến xã hội được hình thành qua quá trình xã hội hoá ngay từ khi đứa trẻ vừa sinh ra. Môi trường gia đình, đặc biệt là những khuôn mẫu sống của bố mẹ là nguồn hiểu biết quan trọng nhất của đứa trẻ. Qua bố mẹ, đứa trẻ hiểu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài và có xu hướng lập lại những gì bố mẹ trao cho. Trẻ con học cách ứng xử xã hội qua hoạt động thực tiễn, qua bắt chước, quan sát, giao tiếp với người khác. Chúng tiếp thu thái độ và định kiến của bố mẹ.
Định kiến gắn chặt với thái độ, cũng giống như thái độ, định kiến có thể tiếp thu được và cũng có thể từ bỏ được. Nó gây ảnh hưởng tới hành vi vào những thời điểm nhất định và có khả năng suy giảm vào thời điểm khác.
Trường học là cơ sở quan trọng hình thành định kiến. Nhiều định kiến được hình thành từ những ảnh hưởng của sách vở, của nhóm bạn, của cuộc sống đời thường. Trong quá trình sống, ảnh hưởng của các nhóm xã hội, thể chế chính trị, bối cảnh xã hội làm cho các định kiến hoặc bền vững hơn hoặc bị xoá bỏ đi. Ví dụ như định kiến trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến khó xoá bỏ ngay được.
Năm 1933, D.Katz và K.Braly đã làm thực nghiệm về định kiến dân tộc. Các ông yêu cầu 100 sinh viên Prinazton (Mỹ) chọn những đặc tính đặc trưng nhất cho mỗi dân tộc trong số 84 đặc tính. Nhận định của sinh viên khá đồng nhất. Ví dụ: 78% sinh viên nói người Đức có tư duy khoa học, 53% sinh viên nói người Italia có tính cách nghệ sĩ, 79% sinh viên cho rằng người Do Thái khôn ngoan, người da đen mê tín và lười nhác. Hai ông nhận định rằng, định kiến dân tộc như trên được xác lập trên cơ sở thiếu hụt giao tiếp giữa các sinh viên với các đại diện dân tộc đó. Năm 1951 và năm 1967 hai ông lặp lại thí nghiệm đó và thấy rằng, theo thời gian và những biến đổi xã hội, định kiến trên cũng thay đổi. Chỉ còn 13% sinh viên (1967) nói người da đen mê tín, 26% nói họ lười nhác...
Những phân biệt đối xử về trình độ giáo dục, kinh tế, xã hội có thể dẫn đến những hậu quả tâm lý sâu sắc. Định kiến chủng tộc có thể làm cho hình ảnh nhân cách về chính mình bị thay đổi. Người ta đã tiến hành thử nghiệm sau: Đưa hai con búp bê, một con da nhạt, một con da đen cho một nhóm trẻ da đen, 2/3 trẻ thích con búp bê da nhạt. Các tác giả giải thích hiện tượng này là hậu quả của việc khinh miệt người da đen, đứa trẻ da đen cũng chê con búp bê da đen và qua sự miệt thị đó để đánh lạc hướng sự đánh giá về bản thân mình. Định kiến với người da đen đã làm cho chính họ khinh ghét bản thân họ.
Các định kiến về giới tính cũng được bàn nhiều. Theo điều tra 1000 người của Rosen - Kranks: phụ nữ bị quy là người nói dai, dịu dàng, quan tâm tới bề ngoài, có nhu cầu được che chở. Còn đàn ông được coi là người có tính độc lập, khách quan, tư duy lôgic, năng động, tự tin, nhiều tham vọng. Chính những người phụ nữ cũng thấy những định kiến về đàn ông là có giá trị, còn những định kiến về giới mình là tiêu cực.
Trong quá trình tri giác lẫn nhau, các định kiến có thể dẫn đến hai hậu quả: thứ nhất, làm đơn giản hoá quá trình nhận thức người khác, ngăn cản việc hiểu biết người khác một cách chính xác. Thứ hai, các định kiến xã hội thường dẫn đến thái độ khó chịu với đối tượng tri giác.
Ngoài ra các định kiến còn mang chức năng biện minh xã hội cho những hành vi của cá nhân. Sherif đã tổ chức hoạt động vui chơi cho hai nhóm con trai không quen biết nhau. Sau đó, tổ chức thi đấu các trò chơi cho hai nhóm này. Tác giả nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm. Nhóm nào cũng tự cho mình giỏi hơn, trội hơn nhóm kia, và cả hai đều coi thường nhau. Theo tác giả, chính trong mỗi nhóm đã hình thành những định khuôn làm chuẩn cho hành vi của nhóm đó, nó mang chức năng biện minh, dự báo các xung đột hành vi của chúng.
Thái độ của các thành viên trong nhóm bảo vệ những quan điểm của nhóm mình, sẵn sàng đối lập, trừng phạt bất cứ thành viên nào có thái độ ngược lại, không tuân theo ý chung của nhóm. Dưới tác động của định khuôn xã hội, tri giác của ta có thể đúng nhưng cũng có thể sai, không thể dựa vào đó để làm cơ sở định hướng cuộc sống cho cá nhân.
Trên đây là các yếu tố tác động tới quá trình hiểu biết, tri giác lẫn nhau giữa các cá nhân, các nhóm xã hội như: ấn tượng ban đầu, sự qui gán tìm nguyên nhân hành vi, định kiến xã hội. Chúng làm cho tri giác xã hội đã mang tính chủ quan lai càng thiếu khách quan hơn. Vấn đề là phải tìm cách nâng cao khả năng nhận biết nhau của con người để họ ứng xử thích hợp nhất trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.
Để nâng cao khả năng tri giác xã hội, các nhà tâm lý học đưa ra mô hình rèn luyện tri giác xã hội thông qua nhóm luyện tập tâm lý xã hội.
Nhóm trị liệu tri giác là một trong những loại nhóm luyện tập tâm lý xã hội. Mục đích của nó là phát triển năng lực nhận thức đầy đủ và hợp lý về bản thân và người khác, cũng như về các mối quan hệ xã hội trong quá trình giao tiếp của họ. Nhóm trị liệu tuy thường từ 7 đến 15 người, thời gian trị liệu khoảng vài ngày đến vài tháng. Có thể tiến hành hàng ngày hoặc từ 1 đến 3 lần một tuần. Mỗi buổi trị liệu có thể kéo dài từ 1,5 tiếng đến 3 tiếng.
Trong nhóm trị liệu, các thành viên tranh luận, trò chuyện theo nguyên tắc: "Ở đây, bây giờ" chứ không theo chủ đề chính. Quan hệ giữa người trị liệu với đối tượng là tin cậy và đồng cảm. Đối tượng cảm thấy mình được tiếp nhận, được hiểu, được đề cao như một nhân cách. Trong nhóm trị liệu, từng cá nhân suy ngẫm lại những hình ảnh đã có về bản thân và về những người khác để cuối cùng đi đến tự hoàn thiện. Trong buổi tập, từng người được nghe người khác nhận xét về mình, ấn tượng, thái độ của họ về mình như thế nào. Nhà tâm lý hướng dẫn, tổ chức tiến hành luyện tập nhằm mục đích tăng độ chú ý của người tri giác, tập nhìn nhận bản thân từ con mắt của người khác, tập so sánh suy nghĩ, nhận xét của người khác về mình với suy nghĩ của bản thân.
Các nhóm trị liệu kiểu này gắn với các trường phái như phân tâm học, thuyết hành vi và thuyết nhân đạo... R. Roger - một trong những người trị liệu nổi tiếng đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong trị liệu. Theo ông, tri giác xã hội của cá nhân sẽ quyết định hành vi xã hội của người đó, người đó ứng xử với thực tiễn theo những biểu tượng xã hội thu nhận được. Nếu tri giác xã hội thay đổi thì hành vi cũng thay đổi theo. Con người luôn có tham vọng tự tích cực hoà mình, tự hoàn thiện mình. Trong nhóm luyện tập cần giảm tối đa hành vi tự vệ, tăng lòng tôn trọng với bản thân.
Tri giác xã hội là quá trình nhận thức đối tượng giao tiếp bằng con đường cảm tính chủ quan như qua các giác quan (thị giác, thính giác...), qua các cảm giác chủ quan (tâm thế, ấn tượng...), bằng kinh nghiệm của bản thân. Như vậy, kết quả tri giác xã hội bị nhiều yếu tố chi phối như ấn tượng ban đầu, sự quy gán hành vi, các định kiến, định khuôn khác nhau trong mỗi nền văn hoá, mỗi cộng đồng dân tộc. Những nguyên tắc ảnh hưởng này luôn chi phối quá trình tri giác xã hội đời thường, nên dẫn đến chủ quan, thiếu chính xác.
Trong nhận thức khoa học, để có được tri thức chính xác, cần gạt bỏ sự tri giác mang tính chủ quan ấn tượng ban đầu về diện mạo bên ngoài, cách ăn mặc để lại nhiều ảnh hưởng trong giao tiếp sau đó. Theo kinh nghiệm sống, con người thường tin vào tính chính xác trong linh cảm, tri giác của mình. Với quan hệ mật thiết sau thời gian sống gần nhau, sự hiểu biết lẫn nhau diễn ra dễ dàng hơn. Mọi qui gán nguyên nhân cũng chính xác hơn, vì họ đã hiểu động cơ, mục đích hành động của nhau.
Nghiên cứu tri giác xã hội là một lĩnh vực mới, đã phát triển ở các nước tiên tiến. Ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu cụ thể bằng các thực nghiệm cơ bản và khoa học về các đặc điểm tri giác xã hội của người Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành tâm lý học nước ta hiện nay.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương