Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang10/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

2.2. Nhu cầu tinh thần
Nhu cầu tinh thần của các nhóm xã hội nảy sinh và phát triển trên cơ sở những nhu cầu vật chất hoặc của nhóm hoặc của các cá nhân tạo thành nhóm đã được đáp ứng ở một mức độ nhất định. Đó là những đòi hỏi về các điều kiện tinh thần đảm bảo cho nhóm có thể tồn tại và phát triển bên cạnh các nhóm khác. Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhu cầu tinh thần của các nhóm xã hội rất đa dạng và ngày càng phong phú, chúng phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Do đó khó có thể liệt kê hết những nhu cầu tinh thần của các nhóm xã hội. Trong giai đoạn hiện nay có thể kể ra một số nhu cầu cơ bản và bao trùm nhất sau đây:
2.2.1. Nhu cầu về tự do, tự chủ trong các hoạt động của nhóm
Các nhóm khi đã hình thành bao giờ cũng có những nhu cầu nhất định và để có thể thoả mãn các nhu cầu đó các nhóm đòi hỏi được tự do, tự chủ tiến hành các hoạt động của mình. Vì đối tượng của chúng ta nói đến ở đây là các nhóm xã hội nên ý nghĩa của khái niệm tự do chỉ là tương đối. Nó bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

    • Nhóm có quyền lựa chọn hướng hoạt động cũng như hướng phát triển chính động của nhóm. Không chịu sự áp đặt, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào.

    • Nhóm chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những hoạt động của mình.

    • Đòi hỏi tự do trong sự tôn trọng các đối tượng xã hội khác.

Nhu cầu tự do, tự chủ là một nhu cầu bức thiết của mỗi thành viên trong nhóm, đồng thời thể hiện xu hướng luôn tự khẳng định nhóm của mình như một chủ thể thống nhất, tích cực bên cạnh các nhóm xã hội khác. Vì vậy khi khả năng đáp ứng nhu cầu đó bị cản trở hay bị đe doạ thì ở nhóm dễ nảy sinh những phản ứng với những mức độ khác nhau. Đó có thể là những phản ứng tâm lý đơn thuần song cũng có thể là những hành động phản kháng mạnh mẽ trong thực tiễn gây ra những xung đột, mâu thuẫn có hậu quả khó lường trước.
2.2.2 Nhu cầu về công bằng xã hội
Để có thể tồn tại và phát triển, các nhóm xã hội đòi hỏi phải được đối xử công bằng như những nhóm xã hội khác, đồng thời lại phải tự xây dựng được một hệ thống quan hệ công bằng giữa các cá nhân trong nhóm. Nhu cầu này được thể hiện trong những đòi hỏi về phân chia quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể đối với những vấn đề cần giải quyết giữa các nhóm cũng như giữa các thành viên trong nhóm.
Chừng nào còn có những đối xử không công bằng giữa các cá nhân trong một nhóm cũng như giữa các nhóm xã hội khác nhau, chừng đó còn nảy sinh những trạng thái ức chế trong tâm lý cá nhân cũng như trong tâm lý nhóm, và điều đó tất sẽ có những tác động không tốt đến quá trình phát triển nhóm.
2.2.3. Nhu cầu về an toàn xã hội
Đó là đòi hỏi về môi trường xã hội lành mạnh, tạo ra được không khí tâm lý an toàn, yên bình ở các nhóm khi tiến hành các hoạt động của mình. Trong giai đoạn hiện nay an toàn xã hội đang là một nhu cầu cấp thiết của cuộc sống. Tình trạng thiếu an toàn xã hội trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống có thể sẽ phá huỷ và làm thui chột nhiều giá trị văn hoá - tinh thần mà xã hội loài người đã xây dựng được.
2.2.4. Nhu cầu giao tiếp
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình các nhóm xã hội luôn có nhu cầu phát triển giao tiếp không chỉ giữa các thành viên trong nhóm mà còn với các nhóm xã hội khác như một chủ thể thống nhất trọn vẹn.
Hệ thống giao tiếp trong phạm vi nhóm làm cho các thành viên hiểu rõ nhau hơn và nắm bắt được những nhu cầu cũng như mục đích hoạt động của nhóm tốt hơn. Do đó nó giúp củng cố tính đoàn kết trong nhóm.
Hệ thống giao tiếp giữa các nhóm làm cho nhóm có được những thông tin về cuộc sống xã hội xung quanh, hiểu được vị trí của nhóm giữa cộng đồng và do đó góp phần vào việc điều chỉnh các hoạt động trong nhóm.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương