Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang8/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

Chương 2. NHU CẦU XÃ HỘI


1. Khái niệm
Các công trình nghiên cứu về con người đã đi đến một nhận định là nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại sinh ra tính tích cực của con người. Đó là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần phải có những điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mong muốn. Nếu tâm lý học đại cương tìm hiểu các nhu cầu cá nhân của con người thì tâm lý học xã hội lại quan tâm nhiều hơn đến các nhu cầu mang tính xã hội. Hay nói cách khác, đó là nhu cầu của nhóm.
Nói đến nhu cầu xã hội là nói đến nhu cầu của những nhóm xã hội nhất định. Đó có thể là nhóm bạn bè, nhóm học sinh cùng trường, tổ chức doanh nghiệp hay nhóm dân tộc v.v…. Vì vậy khác với nhu cầu của các cá nhân riêng lẻ, chủ thể của nhu cầu xã hội là một nhóm người như một chỉnh thể thống nhất. Đây là một đặc điểm nổi bật, nó quy định những đặc điểm khác của nhu cầu xã hội. Lẽ đương nhiên nói như thế không có nghĩa là nhu cầu xã hội là một trạng thái tâm lý của một cái gì đó vô hình. Đó cũng là một trạng thái tâm lý của những con người cụ thể. Song mỗi thành viên của nhóm là chủ thể ccủa ác nhu cầu của bản thân khi anh ta xuất hiện như một đại diện của nhóm mình. Nếu trong những khoảnh khắc nhất định cá nhân không ý thức được những điều đó thì anh ta chỉ có thể là chủ thể của những nhu cầu của tiếng anh ta. Nói cách khác, nhu cầu xã hội là trạng thái tâm lý tồn tại ở những con người cụ thể đã đồng nhất bản thân mình với nhóm mà anh ta là thành viên. Trạng thái tâm lý này xuất hiện khi các thành viên của nhóm cảm thấy cần phải có những điều kiện vật chất hay tinh thần nào đó để nhóm có thể tồn tại và phát triển. Như vậy là nhu cầu xã hội chỉ xuất hiện khi nhóm đã hình thành.
Về mặt nội dung nhu cầu xã hội không hoàn toàn trùng khớp với nhu cầu của các thành viên tạo thành nhóm. Trước khi gia nhập nhóm và cả khi đã là thành viên của một nhóm cụ thể nào đó mỗi cá nhân đã có rất nhiều loại nhu cầu trong cuộc sống thường nhật của anh ta như nhu cầu ăn, mặc, ở, các nhu cầu sinh hoạt khác, nhu cầu tinh thần, thẩm mỹ, nhu cầu đạo đức,... Mỗi người đều có các loại nhu cầu đó với những đòi hỏi mức độ đáp ứng khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện khách quan cụ thể và mức độ phát triển chủ quan ở mỗi người. Nhu cầu xã hội không phải là tổng cộng tất cả các loại nhu cầu đó của mỗi thành viên. Mỗi nhóm hay mỗi xã hội khi đã hình thành đều có những mưu cầu lợi ích cho sự phát triển không ngừng của nó, cũng tức là mưu cầu lợi ích cho những thành viên tạo ra nhóm, tạo nên xã hội. Do đó nếu xét ở bình diện chung nhất, khái quát nhất thì nhóm và các thành viên của nó đều có nhu cầu chung là không ngừng nâng cao khả năng thoả mãn những đòi hỏi của mỗi cá nhân. Song nếu xem xét những nhu cầu cụ thể thì thấy rằng ở mức độ lý tưởng nhất nhu cầu xã hội cũng chỉ có thể trùng hợp với một vài nhu cầu nào đó trong hệ thống nhu cầu của các thành viên. Chẳng hạn đối với một nhóm thợ săn thú rừng thì nhu cầu của cả nhóm có thể thể hiện trong những hành động tìm kiếm thịt thú rừng hay giải trí tinh thần nhờ cuộc đi săn. Nhu cầu này của cả nhóm có thể trùng với một nhu cầu nào đó trong hệ thống nhu cầu của mỗi thành viên như nhu cầu về thịt thú để ăn hay nhu cầu giải trí, trao đổi tình cảm của mỗi cá nhân. Nhưng ngoài những nhu cầu nêu trên mỗi thành viên còn có những nhu cầu khác mà cả nhóm với tư cách là một thể thống nhất trọn vẹn không thấy cấp thiết và không quan tâm đến. Trong khi đó khi nhóm được hình thành như là một sự thể hiện trong thực tiễn những mối quan hệ nhất định giữa các thành viên thì sẽ xuất hiện những đòi hỏi, những yêu cầu mới mà đối với mỗi cá nhân với tư cách là một cá thể độc lập, riêng rẽ tương đối, những vấn đề đó không nổi lên. Chẳng hạn sẽ xuất hiện nhu cầu về sự phân chia công bằng những thành quả mà cả nhóm thợ săn đã đạt được. Như vậy, trong trường hợp này giữa nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội chỉ có một phần trùng khớp lên nhau. Mối tương quan đó có thể được biểu thị bằng hình vẽ sau:

Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống mối quan hệ giữa nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân rất đa dạng. Trong nhiều trường hợp nhu cầu xã hội về một cái gì đó có thể đã hình thành và phát triển, tính cấp thiết trong việc thoả mãn nhu cầu đó ngày càng nổi rõ ở các nhóm xã hội, nhưng ở một số cá nhân riêng lẻ những biểu hiện đó chưa bộc lộ. Hiện tượng này được quy định trước hết bởi sự hình thành và phát triển nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân, cũng như sự nảy sinh nhu cầu ở những cá nhân khác nhau chịu sự tác động của những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Lấy ví dụ đối với xã hội hiện nay nhu cầu về bảo vệ môi trường sống là một nhu cầu vô cùng cấp thiết. Song một số cá nhân riêng lẻ lại chưa ý thức được điều này. Có thể một phần do khả năng thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu trong cuộc sống ở những người này còn quá thấp nên nhu cầu cao hơn chưa có điều kiện phát triển. Phần khác là bản thân cuộc sống thực tiễn chưa tạo ra được những thay đổi trong nhận thức ở họ, chưa làm cho họ hiểu được rằng môi trường sống của toàn xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân như thế nào. Trong những trường hợp này sự phát triển của nhu cầu xã hội và những hoạt động mà nhóm, xã hội thực hiện nhằm đáp ứng những nhu cầu đó có tác dụng lôi kéo, kích thích sự phát triển nhu cầu cá nhân, làm cho nó phù hợp với mức độ phát triền chung của nhóm, của xã hội.


Cũng như nhu cầu cá nhân, nhu cầu xã hội có tính lịch sử cụ thể. Đặc điểm phát triển của chúng chịu sự quy định của những điều kiện kinh tế xã hội. Đó là trình độ phát triển kinh tế của cả nước, là đặc điểm tâm lý đặc trưng cho cả dân tộc, là các kênh giao lưu kinh tế - văn hoá với các dân tộc khác v.v... Song nếu như nhu cầu của mỗi con người cụ thể phát triển phụ thuộc cả vào những đặc điểm tâm sinh lý chủ quan của anh ta thì nhu cầu xã hội lại phụ thuộc vào sự phát triển nội tại của nhóm, của xã hội như một thể thống nhất. Nhóm, xã hội càng phát triển, nhu cầu xã hội càng đa dạng. Trong mỗi giai đoạn phát triển cao hơn của nhóm, của xã hội không những xuất hiện những nhu cầu mới, mà những nhu cầu hình thành trước đây cũng mang những nội dung khác trước bởi khả năng đáp ứng chúng đã trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn cùng với lịch sử nhu cầu xã hội phát triển không ngừng, không có giới hạn.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương