Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang4/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

2. Qui luật quy gán xã hội
Trong đời sống xã hội thường ngày, trong quan hệ, tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta luôn tìm cách lý giải hành vi của người khác. Tại sao họ lại làm thế này? Người ta nói thế có ý nghĩa gì? Ẩn sau những lời nói, câu chuyện trao đổi có mục đích gì? Trong quá trình giao tiếp, một người tinh tường, nhạy cảm thường nắm bắt được những ẩn ý của người nói, hiểu được họ muốn gì sau những lời nói bóng gió, dài dòng. Trước một hành vi nào đó, dù may hay rủi, chúng ta đều liên hệ đến nguyên nhân của nó. Trong tri giác xã hội, cách mà con người dùng để nhận định người khác gọi là qui gán xã hội.
Qui gán xã hội có thể được định nghĩa là một quá trình suy diễn nhân quả, hiểu hành động của người khác bằng cách tìm nguyên nhân ổn định để giải thích cho hành động hay biến đổi riêng biệt. Hành vi của chúng ta càng hợp lý nếu sự quy gán này càng chính xác.
Qui gán xã hội tuân theo những nguyên tắc sau:
2.1. Nguyên tắc tâm lý ngây thơ
Người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống sự quy gán là giáo sư tâm lý học Fritz Heider ở trường cao đẳng Smith (Mỹ). Ông đã tiến hành một thí nghiệm như sau: chiếu cho sinh viên xem một bộ phim hoạt hoạ, trên màn ảnh là những bóng hình học. Một hình tam giác lớn, một hình tam giác bé, một hình tròn, khi chạy cùng nhau, lúc tách nhau ra, khi chạy vào, lúc chạy ra khỏi một hình chữ nhật có một phần để mở.
Mặc dù các bóng hình học này rõ ràng không phải là những hình người, nhưng hầu hết tất cả người xem đều coi chúng như những con người thực. Họ cho rằng phim này có ý mô tả cảnh mấy người đàn "ông" đánh một người "đàn bà", rượt đuổi nhau, cố "mở" cửa "chạy" vào "ngôi nhà"...
Các đối tượng thực nghiệm chỉ thấy những bóng hình học nhưng họ đều gán cho chúng những đặc tính của con người. Từ đó Heider kết luận rằng quá trình tri giác vật thể của con người cũng giống như quá trình tri giác người khác. Chúng ta luôn tìm cách khám phá nguyên nhân hành vi để hiểu và dự đoán sự kiện sắp tới với mong muốn có thể giám sát được môi trường và mọi sự vật xung quanh. Heider gọi xu thế này là thứ "tâm lý ngây thơ" vốn có ở mỗi người.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương