Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Theo lý thuyết nhân cách tiềm ẩn



tải về 165.01 Kb.
trang3/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

1.2. Theo lý thuyết nhân cách tiềm ẩn
Ngoài các đặc điểm trung tâm, cơ sở thứ hai giải thích quá trình hình thành ấn tượng là sơ đồ nhân cách tiềm ẩn trong mỗi người.
Trong quá trình sống, cá nhân có được những khái niệm trong luân hệ liên nhân cách. Song nhiều khi kinh nghiệm này không thật đầy đủ, nó có trong ý nghĩ của ta và được hoạt hoá khi ta gặp một người mới. Tagiuri và B. Bruner đã kiểm tra khuynh hướng gộp các nét tính cách với nhau một cách trực giác. Cách này được gọi là thuyết nhân cách tiềm ẩn. Phương pháp nghiên cứu của thuyết này là yêu cầu các đối tượng điều tra cho ý kiến về:

  • Đánh giá mức độ giống nhau hay khác nhau của những cặp tính cách.

  • Đánh giá khả năng cùng xuất hiện của một cặp tính cách.

  • Xếp loại các tính cách thành từng nhóm riêng biệt, mỗi nhóm đó đủ tạo nên một nhân cách hoàn chỉnh.

Những kết quả thu được được phân tích, xử lý theo nhiều cách.
Kelly (1950) đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự liên tưởng giữa các tính cách tới quá trình hình thành ấn tượng bằng một thí nghiệm sau: ông đã tìm hiểu cảm giác đầu tiên của sinh viên đối với thầy giáo dạy thay trong hoàn cảnh bình thường. Ông giới thiệu bởi lớp thứ nhất, đây là một thầy pháo "sôi nổi", còn với lớp thứ hai thì nói đó là một thầy giáo "lạnh lùng". Kết quả lớp thứ nhất có ấn tượng tốt về thầy giáo, còn lớp thứ hai không có thiện cảm với thầy giáo. Như vậy, sơ đồ nhân cách tiềm ẩn ở mỗi sinh viên đã hoạt động. Từ những đặc điểm như sôi nổi, lạnh lùng, các sinh viên liên tưởng tới mẫu nhân cách mà họ ưa hay không ưa.
1.3. Các hiệu ứng tri giác chi phối ấn tượng về người khác
Để tìm hiểu về quá trình xử lý thông tin khi nhận định về đối tượng tri giác, các nhà tâm lý học đã đưa ra một số mô hình về cách tích hợp thông tin, trong đó được dùng rộng rãi nhất là mô hình "trung bình" của Anderson. Theo mô hình này, người ta xuất phát từ xu hướng của bản thân để đánh giữ người khác là tích cực hay tiêu cực. Mỗi đặc tính tích cực hay tiêu cực được tính điểm tuỳ theo mức độ quan trọng hay không quan trọng của nó. Sau đó lấy tổng số điểm của các đặc tính tích cực trừ đi tổng số điểm của các đặc tính tiêu cực. Hiệu số thu được chia cho tổng số tính cách trên sẽ được số điểm trung bình. Từ đó hình thành ấn tượng chung về đối tượng.
Quá trình này bị các hiệu ứng ban đầu, hiệu ứng bối cảnh, hiệu ứng tích cực, tâm thế của chủ thể tri giác tác động mạnh, nhiều khi chúng làm sai lệch độ chính xác của ấn tượng.
+ Hiệu ứng ban đầu
Để tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu ứng ban đầu đến hiệu quả của tri giác, năm 1982 A.A.Bôđalev đã làm thí nghiệm: ông cho hai nhóm sinh viên xem hai bức ảnh giống nhau. Ông giới thiệu với nhóm sinh viên thứ nhất, đây là một nhà bác học nổi tiếng, một chuyên gia giỏi. Nhóm sinh viên thứ hai được giới thiệu, đó là một tên tội phạm nguy hiểm đang bị truy nã. Sau đó ông yêu cầu sinh viên trả lời về người trong ảnh. Nhóm sinh viên thứ nhất mô tả người trong ảnh là nhà bác học thì liệt kê những đặc điểm như: vầng trán rộng, thông minh, cặp mắt sáng... Nhóm thứ hai nghe đây là kẻ phạm tội thì thấy người đó có cặp mắt độc ác, gian hùng... Như vậy, tâm thế sẵn có với một ai đó thường có tác dụng chi phối nhiều tới ấn tượng của chúng ta về người ấy.
Những thông tin đầu tiên đến với ta thường có ý nghĩa đặc biệt, đóng vai trò quan trọng hơn so với những thông tin tiếp theo. Thực nghiệm của Asch đã minh hoạ được ảnh hưởng của hiệu ứng ban đầu tới tri giác xã hội.
Ông đọc cho hai nhóm sinh viên hai bảng tính cách giống nhau nhưng theo trình tự ngược nhau. Ở nhóm thứ nhất, ông giới thiệu các tính cách tích cực trước rồi đến các tính cách tiêu cực: thông minh, chăm chỉ, bốc đồng, hay phê phán, ương ngạnh, ghen tị Nhóm thứ hai được giới thiệu theo thứ tự ngược lại: ghen tị, ương ngạnh, hay phê phán, bốc đồng, chăm chỉ, thông minh. Những thông tin tốt đẹp đến trước với sinh viên nhóm một đã gây cho họ ấn tượng tốt về người đó. Những thông tin tiêu cực đến sau chỉ mang tính chất bổ sung chứ không hoàn toàn có giá trị tạo ấn tượng độc lập như thông tin ban đầu. Nhóm sinh viên này bị các đặc điểm tích cực chi phối nên có ấn tượng đó là người có năng lực và biện hộ cho tính ương ngạch. Ấn tượng của nhóm sinh viên thứ hai thiên về ác cảm vì họ bị các đặc điểm tiêu cực giới thiệu trước che lấp đi. Như vậy, thứ tự thông tin rất quan trọng đối với tri giác xã hội của chúng ta. Những đánh giá ban đầu dựa trên nguồn thông tin đến trước thường có ý nghĩa áp đặt gọi là hiệu ứng ban đầu.
+ Hiệu ứng bối cảnh.
Cùng với hiệu ứng đầu tiên, quá trình tri giác xã hội còn bị chi phối bởi hiệu ứng bối cảnh. Hiệu ứng bối cảnh được hiểu khi một đặc điểm tiêu cực đi kèm với một vai xã hội tích cực, thì ấn tượng tiêu cực của ta với đối tượng tăng lên (ví dụ: người cha là vai xã hội tích cực, vô trách nhiệm là đặc điểm tiêu cực). Ngược lại, ấn tượng tích cực càng mạnh khi một vai xã hội tiêu cực đi với một đặc tính tích cực (một quan chức thương người).
Thông tin ban đầu có tính quyết định khi tri giác người lạ, còn đối với người quen thì thông tin cuối cùng lại có ý nghĩa hơn cả như Luchin - người Mỹ đã nghiên cứu và kết luận.
Như vậy, ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan, khó xác định, bị nhiều hiệu ứng tác động không dễ xoá nhoà. Nó quyết định nhiều thái độ ứng xử tiếp đó của chúng ta đối với đối tượng.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương