Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Nguyên tắc suy diễn đồng biến



tải về 165.01 Kb.
trang6/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

2.3. Nguyên tắc suy diễn đồng biến
Khi nhận định nguyên nhân và hiệu quả của một hành động hay biến cố nào, ta thường cho nguyên nhân, hậu quả đi kèm với nhau, nhân nào quả ấy. Theo nguyên tắc đồng biến, con người hay lý giải hành động, sự việc ở ba khâu: do chủ thể, do đối tượng, do bối cảnh. Ví dụ: một người đi họp muộn, ta sẽ đoán anh ta bị tắc đường do hoàn cảnh), hay do cố tình (do chủ thể), hay do nội dung buổi họp vô ích (do đối tượng). Trong thực tiễn, ta quy gán hành động cho nguyên nhân nào thường bị phụ thuộc vào mức độ tương quan của chúng với hiện thực.
Nếu ai cũng hành động giống nhau trước một hoàn cảnh thì ta qui gán cho nguyên nhân là do hoàn cảnh. Còn khi hoàn cảnh thay đổi mà hành động vẫn giống nhau, ta sẽ nghĩ rằng nguyên nhân là ở chủ thể.
Trong qui gán xã hội, con người có khi chỉ cần một khía cạnh nào đó cũng đủ để lý giải cho toàn bộ sự việc. Khi không có đủ thông tin về chủ thể đối tượng, hoàn cảnh của hành vi, theo Kelly cá nhân có thể sử dụng nguyên tác qui gán loại trừ, tức là gạt dần những nguyên nhân ít thích hợp hơn.
Hàng ngày chúng ta thường giải thích thành công hay thất bại của chính mình bằng những nguyên tắc qui gán trên. Khi bạn phải thi môn nào đó, bạn không làm được bài, bạn thường kết luận: "có lẽ tại tôi lười học", hay cho rằng "đề thi khó quá chứ không phải tại tôi", hoặc phàn nàn "sáng ra ngõ gặp gái, số không may", tức là bạn qui về những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.
Frieze và Weiner đã nghiên cứu phương thức lý giải thành công hay thất bại của con người và nhận thấy rằng: khi thành công con người hay cho đó là do cố gắng, do năng lực bản thân, còn khi thất bại thì đổ lỗi cho khách quan. Nếu kết quả thi của nhiều người cao hoặc thấp giống nhau, thì cho đó là bài thi quá dễ hoặc quá khó. Nếu kết quả thi của một cá nhân khác với mọi người, ta có thể qui gán cho năng lực bản thân (nếu được điểm cao) hoặc do không may (nếu được điểm thấp). Steven Perod tiến hành thí nghiệm: yêu cầu sinh viên đoán mức điểm của mình và đánh số mức độ ảnh hưởng của bốn yếu tố sau tới kết quả thi trước khi vào khoa tâm lý học xã hội:
+ Năng lực
+ Nội dung đề thi
+ Sự cố gắng chăm chỉ
+ Sự may rủi
Kết quả cho thấy, những sinh viên đỗ điểm cao đánh giá thành công của mình là do năng lực, chăm chỉ, còn những sinh viên đỗ điểm kém cho bài thi khó quá hoặc không gặp may.
Sự qui gán xã hội mang nhiều tính chủ quan nên không tránh khỏi sai lầm và thiếu chính xác.
Người quan sát thường cho nguyên nhân tại người thực hiện, còn chính người thực hiện lại qui nguyên nhân cho hoàn cảnh khách quan. Nisbett đã tiến hành thí nghiệm sau: ông hỏi các nam sinh viên: tại sao anh thích người bạn gái này còn bạn anh lại yêu cô gái kia? Tại sao anh chọn nghề này còn bạn anh chọn nghề khác? Kết quả cho thấy, khi trả lời về lý do hành động của mình, người ta nêu các yếu tố tình huống (cô ta thật đáng yêu), còn khi nói về hành vi của người khác, họ hay đổ cho yếu tố chủ quan của người đó (anh ta chọn nghề đó vì anh ta cần nhiều tiền).
Sự khác biệt trong tri giác xã hội giữa người thực hiện và người quan sát là do lượng thông tin về mục đích, động cơ hành vi ở mỗi người khác nhau. Người thực hiện biết động cơ của mình, còn người quan sát không biết quá khứ của người thực hiện và lại có những đọng cơ, quan điểm khác hẳn.
Nếu người quan sát có càng nhiều thông tin về người thực hiện thì sự đánh giá nguyên nhân hành động của hai người càng giống nhau, tức đều gán cho yếu tố ngoại cảnh.
Trong qui gán hành vi, con người thường cho thái độ và hành động của mình là chuẩn xác, còn những ai làm trái đi là không bình thường. Để minh hoạ nhận định trên, Rosa, Green và House đã tiến hành thí nghiệm sau: ông yêu cầu một số sinh viên đi bộ quanh sân trường đeo tấm bảng lớn quảng cáo bánh sandwich: "Hãy ăn ở hiệu Foe". Các sinh viên có quyền từ chối hoặc chấp nhận đề nghị này. Kết quả cho thấy số sinh viên nhận đeo bảng quảng cáo có ý chê bai những người không tham gia quảng cáo, còn những người từ chối lại dè bĩu những người kia đang làm một trò ngớ ngẩn.
Một trong những nhược điểm của con người khi qui gán nguyên nhân hành vi là ảo tưởng rằng mình có khả năng kiểm soát được mọi yếu tố quyết định thành công hay thất bại. Ví dụ như trò chơi sổ xố, người ta có cảm tưởng rằng có nhiều cơ hội thắng cuộc nếu được tự do chọn vé số.
Chúng ta luôn cho rằng hãy có mặt đúng lúc, đúng nơi thì mọi việc sẽ tốt đẹp. Nếu đạt được điều gì đó ta nói: "Hôm nay là ngày may mắn". Nếu thất bại, ta thường nói: "Giá mà…" hoặc "Biết thế thì...", tất cả là do ta nhận định, qui gán sai tình thế mà thôi.
Sự tri giác lẫn nhau rất khó chính xác. Tri giác vật thể có thể đo được bằng cách so sánh với bản chất, đặc tính khách quan của chúng, còn trong tri giác xã hội khó đo được độ chính xác của ấn tượng ban đầu.
Từ lâu các nhà tâm lý học xã hội đã tìm kiếm phương thức phát triển khả năng tri giác xã hội của con người. Người ta tiến hành nhiều thí nghiệm xem con người có khả năng hiểu được người khác hay không và đã rút ra nhận định: 50% trả lời khẳng định là có, 50% trả lời là không thể hiểu đối tượng xã hội một cách chuẩn xác. Kết quả cho thấy vấn đề vẫn chưa được khẳng định. Mặc dù vậy, các nhà tâm lý học vẫn tìm cách để nâng cao độ nhậy cảm tri giác lẫn nhau qua giao tiếp.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương