Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Nguyên tắc suy diễn tương ứng



tải về 165.01 Kb.
trang5/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

2.2. Nguyên tắc suy diễn tương ứng
Khi quan sát hành vi của người khác, ta luôn tìm cách suy diễn ý nghĩa của hành vi đó tương ứng với những gì ta thấy. Ví dụ: có hai người đang xây một bức tường, một người dừng lại xem xét chỗ xây của người kia và góp ý nhận xét. Từ đó ta suy diễn rằng người nhận xét có thể là thầy dạy của người kia.
Nếu chúng ta có nhiều thông tin về mục đích hành động của đối tượng thì sự suy diễn tương ứng càng chính xác. Sự suy diễn tương ứng nhằm đi đến một qui gán nào đó bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố sau:
+ Chuỗi hành vi không thống nhất: Một hành động có nhiều động tác khác nhau, không nhất quán làm ta phải suy diễn tương ứng với động tác nào đó có ý nghĩa nhất tuỳ theo tình huống cụ thể.
Steven Perod đưa ra thí dụ: Một sinh viên đứng dậy khỏi ghế, ra đóng cửa sổ và mặc thêm áo len. Động tác đó khiến ta nghĩ anh ta làm thế cho đỡ ồn. Nhưng ở đây lại thấy động tác không thống nhất khác có ý nghĩa hơn là mặc áo len làm ta hiểu anh ấy đóng cửa cho đỡ lạnh.
+ Hành vi xã hội được mong đợi hay hành vi không được mong đợi. Chúng ta rất khó tìm ra chủ ý thực của hành vi được xã hội mong đợi. Ví dụ: hành vi cảm tình với công chúng của các ứng cử viên hội đồng nhân dân. Nếu đứng từ xa nghe họ diễn thuyết, rất khó xác định được những lợi ích ông ta đề cập đến là mong muốn thực của ông ta, hay chỉ là phương tiện để giành nhiều phiếu cho mình. Với những hành vi không được xã hội chấp nhận, người ta dễ đoán được dụng ý của chủ nhân. Một ứng cử viên giận dữ, mất bình tĩnh, nói năng thô bạo thì người nghe dễ dàng hiểu bản chất thực của ông ta.
+ Những hành vi được tự do lựa chọn dễ suy diễn hơn hành vi bắt buộc. Điều này thể hiện trong thực nghiệm của Fones và Harris: tác giả yêu cầu nghiệm thể chọn đọc tuỳ ý một trong hai bài diễn thuyết hoặc chống Fidel Castro hoặc ủng hộ ông ta. Những nghiệm thể được tự do lựa chọn đọc ở tư thế sẵn sàng thực hiện, còn người bị bắt buộc phải đọc thì ở tư thế tự vệ. Sau đó hỏi nghiệm thể đánh giá niềm tin thực của tác giả viết bài đó ra sao. Số nghiệm thể được tự do lựa chọn nhận xét quan điểm của bài viết chính là thái độ thực của tác giả nhiều hơn những người không được tự do lựa chọn.
Cách suy diễn tương ứng để tìm nguyên nhân hành vi không phải lúc nào cũng chính xác. Sự suy diễn tương ứng chỉ phản ánh được lượng thông tin ta có về đối tượng. Khi cá nhân không có thông tin chi tiết, cụ thể nên hay dựa vào một điều bất kỳ mà người đó biết để qui gán hoặc cho là thế này, hoặc thế kia.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương