Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


IV. NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ CÓ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH TÂM TRẠNG XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang18/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

IV. NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ CÓ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH TÂM TRẠNG XÃ HỘI


Tâm trạng xã hội hình thành một cách tự phát và tồn tại có tính chất thời điểm do tác động của các yếu tố bên trong, như nhu cầu, lợi ích, thái độ đối với các giá trị, chuẩn mực, yêu cầu xã hội... và các yếu tố bên ngoài như điều kiện tự nhiên, yêu cầu xã hội và các chuẩn mực đạo đức.... Khi cá nhân hoặc nhóm tiếp nhận các tác động từ bên ngoài, tuỳ thuộc vào tính chất của sự tác động, cường độ, ý nghĩa của chúng đối với cá nhân mà có thể hình thành tâm trạng tích cực hay tiêu cực.
Tâm trạng xã hội được hình thành do ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ chế bắt chước. Tacđơ trong cuốn "Những quy luật của bắt chước" ra đời năm 1890 cho rằng: "Tâm trạng xã hội là sự bắt chước nhất thời". Nó thường thấy ở một nhóm người, một tập thể, hay một đám đông. Cá nhân trong xã hội được tổ chức thành những nhóm xã hội nhất định. Mỗi nhóm xã hội thực hiện những chức năng xã hội nhất định. Vì thế mỗi nhóm xã hội có những quan điểm, tâm trạng, hành động, ý chí nhất định, có những nhu cầu hứng thú, mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau. Trong một nhóm xã hội, các cá nhân thường bắt chước lẫn nhau, đặc biệt là bắt chước thủ lĩnh của họ. Quá trình bắt chước này có thể tạo nên hưng phấn hay ức chế, chống đối hay hưởng ứng, hân hoan hay phiền muộn. Vai trò của người thủ lĩnh hay thần tượng là rất quan trọng trong tập thể.
Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm, cho nên nó bị chi phối bởi quá trình lây lan. Tâm trạng dễ lây truyền từ người này sang người khác, từ đám đông này sang đám đông khác. Quá trình này thường xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ ở cấp độ sinh lý, nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức. Tâm trạng của người này được truyền sang người khác nhờ ngôn ngữ giao tiếp, nhờ nét mặt cử chỉ, nhờ âm sắc của lời nói. Ở người đó có rung cảm nhất định và hình thành nên tâm trạng giống với người mà họ tiếp xúc. Quá trình này cứ lan truyền từ người này sang người khác, tạo thành tâm trạng xã hội. Tuy nhiên tâm trạng xã hội có thể mạnh lên hay yếu đi tuỳ thuộc ở ý nghĩa của sự kiện. Đôi khi niềm vui có thể trở thành niềm hân hoan, sự tức giận có thể trở thành cơn điên khùng. Điều này thường thấy ở đám đông quần chúng. Chẳng hạn như tâm trạng quá khích của những cổ động viên trên sân bóng khi đội của họ thắng trận sẽ dẫn tới những cuộc ẩu đả gây tai hại khôn lường. Hoặc tâm trạng hoảng loạn của một thuỷ thủ trên tàu khi tàu gặp tai nạn sẽ kéo theo sự hoảng loạn của toàn bộ thuỷ thủ trên tàu. Tình trạng tương tự cũng thường xảy ra khi có đám cháy trên máy bay hay tai hoạ ngẫu nhiên nào đó bất ngờ giáng xuống đám đông. Đôi khi tâm trạng sợ hãi cũng xảy ra ở một tập thể có tổ chức. Chẳng hạn, một đại đội đang chiến đấu, bom đạn khốc liệt một người lính sợ hổ bỏ chạy sẽ kéo theo nhiều người khác cũng bỏ chạy theo...
Ám thị, thôi miên cũng góp phần hình thành nên tâm trạng xã hội. Ở trạng thái thôi miên, não chỉ giữ mối liên hệ với một nguồn kích thích nhất định, còn các bộ phận thần kinh trung ương khác bị ức chế. Con người dường như chỉ gắn bó với bên ngoài theo một kênh thông tin và chấp hành tuyệt đối những yêu cầu được mã hoá qua thông tin đó. Vì thế con người có thể bị ám thị bởi sự cuồng tín vào một tôn giáo, bởi uy tín của tư tưởng thuộc một học thuyết nào đó. Lợi dụng hiện tượng này mà các thế lực tôn giáo phản động đã tác động đến những con chiên ngoan đạo để gây tội ác. Điển hình là vụ tự sát tập thể của những người Mèo vùng cao phía Bắc nước ta, khi được nghe một tên tự xưng là vua mèo nói tới ngày tận số của họ.
Sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không nói đến dư luận xã hội. Dư luận xã hội và tâm trạng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dư luận xã hội - một nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm trạng xã hội - là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại. Khi ở quần chúng có nhiều tâm trạng thì cũng là lúc quần chúng có nhiều dư luận. Dư luận lành mạnh sẽ tạo nên tâm trạng tích cực. Ngược lại, dư luận không lành mạnh tạo nên tâm trạng tiêu cực. Việc tạo lập dư luận xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tâm trạng xã hội và qui định hành vi của các cá nhân trong xã hội.
Như vậy một lần nữa chúng ta khẳng định rằng tâm trạng xã hội là trạng thái xúc cảm của các nhóm tồn tại trong một khoảng thời gian xác định. Khi mới hình thành, tâm trạng xã hội hoàn toàn mang tính bột phát, thiếu sự kiểm duyệt của ý thức. Theo V.I. Lênin, “tâm trạng là một cái gì hầu như mù quáng vô thức và không lường trước”. Nhưng tâm trạng xã hội là cái hoàn toàn có thể hướng dẫn và điều chỉnh. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý xã hội. V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Trong công tác với quần chúng, khi xác định chiến thuật và chiến lược đấu tranh cách mạng, Đảng cần phải tính đến tâm trạng của quần chúng”.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương