Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


III. PHÂN LOẠI TÂM TRẠNG XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang17/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

III. PHÂN LOẠI TÂM TRẠNG XÃ HỘI


Người ta phân chia ra rất nhiều loại tâm trạng khác nhau. Tâm trạng quần chúng là một trong những hình thức của tâm trạng xã hội. Tâm trạng quần chúng có khả năng bao trùm và thống nhất các tầng lớp, các nhóm và các giai cấp của xã hội vào trong một phong trào xã hội hoặc phong trào chính trị. Các nhà tâm lý học Phương Tây coi quần chúng là những đám đông ô hợp hành động một cách bột phát, thiếu suy nghĩ, thiếu sự lãnh đạo. Do đó tâm trạng quần chúng thường ở hai thái cực hoặc là hân hoan vui mừng quá độ hoặc là phá phách, hoảng loạn, sợ hãi. Thực ra chúng ta thường thấy sự quá khích này trong xã hội chưa phát triển có nhiều mâu thuẫn. Tâm trạng có thể hiểu được qua đặc điểm tâm lý dân tộc, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, hoàn cảnh lịch sử, xã hội của các nước khác nhau.
Dựa vào các khuynh hướng hoạt động xã hội khác nhau, người ta chia tâm trạng xã hội thành: tâm trạng chính trị, tâm trạng thẩm mỹ, tâm trạng đạo đức, tâm trạng tôn giáo... Các loại tâm trạng này thể hiện tâm tư nguyện vọng của những nhóm người có cùng mối quan tâm tới các lĩnh vực đó.
Dựa vào mức độ và tính chất của trạng thái cảm xúc có thể chia thành: Tâm trạng tích cực, tâm trạng tiêu cực. Tâm trạng tích cực giúp cá nhân lạc quan, phấn khởi, tự tin, yêu cuộc sống, làm việc có trách nhiệm... Trái lại, khi tâm trạng tiêu cực xuất hiện sẽ dẫn tới sự bi quan, chán nản, buồn bực, giận dữ, lo sợ...
Dựa vào phạm vi rộng hẹp của tâm trạng xã hội có thể phân chia thành: Tâm trạng xã hội có tính chất toàn cầu, tâm trạng xuất hiện trong phạm vi hẹp (nhóm). Tâm trạng toàn cầu là tâm trạng của đông đảo quần chúng trên nhiều nước khác nhau, tâm trạng của các tầng lớp, các giai cấp và các dân tộc. Chúng thường xuất hiện khi có những biến cố lớn liên quan đến nhiều nước. Ở phạm vi hẹp, tâm trạng xã hội thường xảy ra ở các nhóm nhỏ như một tập thể sản xuất, một công ty quốc doanh, một địa phương nào đó khi lợi ích chung của họ được đảm bảo hay phá vỡ.
Như vậy có rất nhiều cách phân chia tâm trạng xã hội khác nhau. Song sự phân chia này cũng chỉ là tương đối. Có thể trong mỗi nhóm xã hội tồn tại đồng thời nhiều loại tâm trạng khác nhau. Có thể vừa tồn tại tâm trạng toàn cầu, tâm trạng chính trị, tâm trạng đạo đức, tâm trạng tiêu cực... Vì thế chúng ta không thể thân chia chúng một cách rạch ròi.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương