Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Chương 4. TÂM TRẠNG XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang15/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

Chương 4. TÂM TRẠNG XÃ HỘI


Trong đời sống cá nhân, con người thường xuyên trải nghiệm những rung cảm muôn màu muôn vẻ. Những rung cảm đó được thể hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi tình huống... Rung cảm có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn dưới dạng quá trình cảm xúc, dưới dạng trạng thái như tâm trạng, hoặc dưới dạng thuộc tính như tình cảm. Khi rung cảm được thể hiện dưới dạng trạng thái tâm lý thì đó là tâm trạng.


I. KHÁI NIỆM TÂM TRẠNG XÃ HỘI


Theo quan điểm sinh lý học, người ta xem xét tâm trạng thuần tuý là hoạt động của hệ thần kinh trung ương, là quá trình hưng phấn hay ức chế của bán cầu đại não. Người ta không xem xét nó với những mối quan hệ có liên quan tới nhiều yếu tố khác như nhu cầu, động cơ… Các nhà sinh lý học cho rằng: “Tâm trạng là một quá trình hưng phấn hay ức chế của thần kinh diễn ra ở một mức độ nhất định trong phạm vi một hệ thống bộ máy phân tích nào đó hay trên toàn bộ vỏ não”.
Theo tâm lý học, có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này. Nhà tâm lý học Xô Viết, Lênikov cho rằng “Tâm trạng là một hiện tượng tương đối bền vững của hoạt động tâm lý. Tâm trạng có thể nói lên đặc điểm của toàn bộ tâm lý con người trong xã hội”.
D.N.Vinatte trong thuyết tâm thế lại quan niệm “Tâm trạng là một trạng thái tâm lý hoàn chỉnh trong tính tích cực xã hội của con người”.
Theo A.C.Kovaliốp, “Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc của cá nhân hoặc của tập thể. Nó là sự tổng cộng độc đáo của cuộc đấu tranh và tác động lẫn nhau giữa mọi cảm xúc hoặc mọi cảm giác có những sắc thái khác nhau”.
Một số nhà tâm lý học khác cho rằng: “Tâm trạng là trạng thái tâm lý tương đối bền vững có cường độ yếu hoặc trung bình. Tuỳ theo hoàn cảnh, tâm trạng khác với tình cảm và cảm xúc ở chỗ ý nghĩa của các sự kiện liên quan đến con người”.
Như vậy bằng cách này hay cách khác, đa số các nhà tâm lý học đều khẳng định rằng tâm trạng là một trạng thái tâm lý. Nó có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý của mỗi cá nhân. Nó ảnh hưởng và chi phối mọi hoạt động của đời sống cá nhân hay xã hội.
Tồn tại dưới hình thức trạng thái tâm lý, tâm trạng chịu ảnh hưởng rất lớn của đặc điểm hệ thần kinh của mỗi cá nhân, của cường độ các yếu tố tác động và ý nghĩa của các sự kiện đó.
Từ cách hiểu về tâm trạng như đã trình bày ở trên, có thể nêu ra một cách khái quát về khái niệm tâm trạng xã hội: Tâm trạng xã hội là trạng thái xúc cảm của các nhóm xã hội tồn tại trong một khoảng thời gian xác định. Cường độ mạnh yếu hay thời gian tồn tại của tâm trạng xã hội phụ thuộc vào ý nghĩa của tác động đối với cá nhân hay nhóm.
Tâm trạng xã hội xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như sản xuất, sinh hoạt: văn hoá, chính trị, xã hội, kinh tế... Khác với tâm trạng cá nhân, tâm trạng xã hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của một nhóm người, một tập thể hay một cộng đồng.
Tâm trạng xã hội có thể yếu hơn hoặc mạnh hơn tâm trạng cá nhân. Nhiều khi tâm trạng xã hội ít mang màu sắc lý tính. Nó có thể xuất hiện nhờ cơ chế lây lan, bắt chước hay ám thị thôi miên...

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương