Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Chương 3. TÌNH CẢM XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang12/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

Chương 3. TÌNH CẢM XÃ HỘI

I. KHÁI NIỆM CHUNG


Trong quan hệ với thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới đó, mà còn tỏ thái độ của mình đối với nó. Những hiện tượng tâm lý biểu thị thái độ chủ quan của cá nhân đối với người khác, sự vật hay hiện tượng khách quan được gọi là tình cảm. Đời sống tình cảm của con người rất phong phú và phức tạp, được thể hiện ở nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau, có ảnh hưởng đến các quá trình và hoạt động tâm lý của con người.
Con người ngay từ khi sinh ra đã là thành viên của một nhóm nhỏ - gia đình. Trong quá trình sống và hoạt động con người chẳng hạn như gia đình, lớp học, tập thể đồng nghiệp, v.v…. Ở đó mọi người có những hoạt động chung, những nhu cầu, những lợi ích chung... và cũng thường tỏ thái độ chung đối với những đối tượng có liên quan đến những cá chung kể trên. Những hiện tượng tâm lý biểu thị thái độ chung của một nhóm người được gọi là xúc cảm và tỉnh cảm xã hội. Khác với xúc cảm, tình cảm xã hội là hiện tượng xã hội tương đối bền vững và thường nảy sinh ở một tập hợp người có tổ chức. Tình cảm xã hội là sự khái quát hoá những cảm xúc nhiều màu vẻ của nhóm, của tập thể đối với những mặt khác nhau của đời sống xã hội. Nó được hình thành trong quá trình sống, hoạt động trong tập thể, được thử thách và củng cố qua những tác động của những sự cố, sự kiện bên ngoài cũng như sự tác động lẫn nhau trong nhóm, trong tập thể. Chẳng hạn như tình cảm yêu nước của cả dân tộc có nguồn gốc từ thời kỳ đầu đựng nước, nó được củng cố và giữ vững qua mấy ngàn năm lịch sử. Hoàn cảnh kinh tế và chính trị, tư tưởng và văn hoá, lịch sử đấu tranh và lao động của mỗi dân tộc đều có ảnh hưởng đến sự hình thành tình cảm.
Tình cảm rất phong phú và phức tạp. Nó được hình thành từ những xúc cảm cùng loại đã được đồng hình hoá, khái quát hoá để rồi lại được thể hiện qua các cảm xúc. Nói cách khác, cảm xúc là cơ sở và là hình thức biểu hiện của tình cảm. Cảm xúc buồn rầu khi xa quê hương, lo lắng khi Tổ quốc gặp khó khăn, vui mừng khi đất nước đạt nhiều thắng lợi đều là những biểu hiện của tình yêu nước. Tình yêu nước thúc đẩy mọi người ra sức xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của cá nhân cũng như của tập thể. Nó tạo nên một sức mạnh tinh thần thúc đẩy hoạt động. Không có tình cảm thì không có một hoạt động nào có hiệu suất cao, không có sự sáng tạo, và càng không thể có những hành động anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Tình cảm xã hội thống nhất thái độ của mọi cá nhân trong nhóm đối với hiện thực tạo nên một sức mạnh tinh thần của những hoạt động không phải cấp số cộng mà là cấp số nhân.
Tình cảm con người có liên quan mật thiết với nhận thức. Đó là mối quan hệ hai chiều: tình cảm có ảnh hưởng đến nhận thức, ngược lại, nhận thức là cơ sở của tình cảm. Trước hết, con người thường hướng nhận thức của mình vào những đối tượng mà họ có tình cảm. Tình cảm đóng vai trò như là một nhân tố kích thích, một động cơ thúc đẩy nhận thức. Những sáng tạo khoa học, sáng tạo nghệ thuật, những sản phẩm mới không chỉ là kết quả của quá trình nhận thức đơn thuần mà thiếu những cảm xúc, thiếu sự say mê của chủ thể nhận thức đối với đối tượng.
Tuy nhiên, trong quan hệ đối với đối tượng, tình cảm luôn luôn mang sắc thái chủ quan của cá nhân. Dựa vào tình cảm, người ta thường gán cho đối tượng những thuộc tính mà có thể đối tượng không có, tạo nên sự nhận thức sai lệch về đối tượng. “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”, đó là lời tổng kết có tính chất dân gian về ảnh hưởng của tình cảm đối với nhận thức.
Trong sự tác động tương hỗ giữa nhóm và cá nhân, tình cảm xã hội có vai trò điều chỉnh tính chất chủ quan của những cá nhân trong nhóm. Trong trường hợp tính chất chủ quan này lại thuộc về nhóm, về tập thể thì với tác động mạnh mẽ của nó, tình cảm xã hội tạo nên hàng rào tâm lý cản trở sự nhận thức chính xác của mỗi cá nhân trong nhóm về đối tượng, có thể tạo nên những hành động phi lý, cực đoan, cuồng tín mù quáng tuỳ theo mức độ của tình cảm xã hội ấy. Những hành động của bọn phân biệt chủng tộc, bọn phát xít cũ và mới, các phái cực đoan trong tôn giáo xuất phát từ những tình cảm xã hội thù quáng, phi lý là những dẫn chứng cụ thể.
Những tình cảm đúng đắn luôn luôn dựa trên sự nhận thức đúng đắn về sự vật và hiện tượng trong hiện thực. Sự thống nhất nhận thức về đối tượng của nhóm, của tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành tình cảm xã hội. Vì vậy, để xây dựng tình cảm xã hội phải kết hợp với giáo dục nhận thức cho mọi người về đối tượng mà nhóm, tập thể muốn tình cảm hướng tới.
Tình cảm nồng nhiệt luôn luôn phải đi cùng với lý trí sáng suốt để định hướng cho hoạt động của con người cũng như giúp cho hoạt động ấy thành công.



tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương