Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


II. PHÂN LOẠI TÌNH CẢM XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang13/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

II. PHÂN LOẠI TÌNH CẢM XÃ HỘI


Dựa vào nội dung thể hiện, người ta phân tình cảm ra các nhóm chính sau:
- Tình cảm đạo đức
- Tính cảm trí tuệ
- Tình cảm thẩm mỹ
1. Tình cảm đạo đức
Tình cảm đạo đức là một trong những tình cảm xã hội quan trọng của con người, bởi lẽ, các chuẩn mực đạo đức có vai trò to là trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi của con người.
Trong quá trình thực hiện các chuẩn mực đạo đức, giữa các cá nhân nảy sinh những cảm xúc nhất định. Những cảm xúc ấy là tình cảm đạo đức. Khác với tình cảm đạo đức của cá nhân, tình cảm đạo đức với tư cách là một loại tình cảm xã hội là trạng thái tình cảm của một nhóm xã hội đến một đối tượng nào đó (cá nhân, nhóm xã hội khác hay một hiện tượng của thế giới khách quan...). Chẳng hạn, tinh thần yêu nước, lòng nhân đạo, lòng tự vọng, ý thức danh dự... của một nhóm xã hội hay một dân tộc.
Đạo đức mang tính giai cấp, bởi mỗi giai cấp đều có những chuẩn mực đạo đức riêng của mình. Tất nhiên, ở đây chúng ta không phủ nhận những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, nó tồn tại trong thời kỳ lịch sử lâu dài.
Mỗi tập thể đã hình thành đều có những tình cảm đạo đức nhất định đặc trưng cho tập thể đó. Những tình cảm này chi phối, điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi người cho phù hợp với những chuẩn mực của nhóm, của tập thể. Đó là ý thức giữ gìn danh dự chung, lòng tự hào về nhóm, tình bạn, tình đồng chí, v.v… Nếu không có những tình cảm đạo đức thì không thể tồn tại một tập thể thực sự. Đạo đức của nhóm luôn mang ý nghĩa tích cực đối với chính nhóm đó. Tuy nhiên, xét trong quan hệ liên nhóm, có những tình cảm đạo đức của nhóm mang yếu tố tiêu cực như bản vị, cục bộ địa phương chủ nghĩa...
2. Tình cảm trí tuệ
Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong hoạt động trí óc, nó liên quan đến quá trình nhận thức và sáng tạo, đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người.
Tình cảm trí tuệ biểu hiện thái độ của con người đối với các ý nghĩ, tư tưởng, các quá trình và kết quả hoạt động trí tuệ. Tình cảm trí tuệ bao gồm:

Một đặc tính của con người là ham hiểu biết, thích khám phá những hiện tượng của tự nhiên và xã hội, họ luôn luôn dựa vào hoạt động trí tuệ của mình để tìm cách giải thích các hiện tượng đó, đồng thời biểu lộ rõ nguyện vọng muốn nhận thức thể giới và sử dụng các sức mạnh của tự nhiên để phục vụ xã hội loài người. Thông qua quá trình đó, nhận thức, hiểu biết của con người về thế giới ngày một nhiều hơn. Khát vọng làm chủ thế giới và sử dụng các phát hiện của mình để phục vụ nhu cầu bản thân đã được phản ánh trong các truyền thuyết và cổ tích. Nhiều điều trước đây chỉ là dự đoán thì ngày nay con người đã nhận thức được giải thích một cách khoa học và sử dụng nó trong cuộc sống. Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay là một dẫn chứng hùng hồn cho tình cảm trí tuệ của con người. Họ luôn tìm tòi, sáng tạo để phát minh ra cái mới nhằm khám phá và chinh phục tự nhiên, xã hội.


Tình cảm nhận thức của nhóm, của tập thể thường biểu hiện ở tinh thần học hỏi lẫn nhau, có thái độ khâm phục đối với những người có trí tuệ thông minh, có tri thức phong phú, có thái độ hoan nghênh cổ vũ cá nhân học tập.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương