Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang19/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

Chương 5. DƯ LUẬN XÃ HỘI

I. KHÁI NIỆM DƯ LUẬN XÃ HỘI, VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN


Là một kết cấu tinh thần xã hội phức tạp, hiện tượng dư luận xã hội được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu ra hàng chục khái niệm về dư luận xã hội (DLXH). Ở Việt Nam DLXH đồng nghĩa với công luận hoặc chính kiến xã hội: Phần đông các nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) định nghĩa DLXH là sự phán xét, đánh giá chung của các nhóm người đối với các vấn đề mà họ quan tâm. Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra định nghĩa tương tự. Ví dụ “Dư luận là sự phán xét xã hội của các cộng đồng tự ý thức đối với các vấn đề có tầm quan trọng được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai””. (Young, 1923). Nhà nghiên cứu Mỹ khác lại định nghĩa: “Dư luận là kết quả được cấu thành từ sự phản ứng của mọi người đối với các phát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của một cuộc phỏng vấn” (Warner, 1939). Có những định nghĩa rất giản đơn, nhưng cũng rất phổ biến trong giới nghiên cứu Mỹ: “Dư luận là các tập hợp ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được” (Childs, 1965).
Như đã nói, DLXH là một kết cấu tinh thần xã hội rất phức tạp, do đó không thể có một định nghĩa ngắn gọn nào có thể diễn đạt đầy đủ. Mọi định nghĩa ngắn gọn đều không tránh khỏi phiến diện, vì thế chúng ta cũng không cần nêu thêm một định nghĩa như vậy. Chúng ta có thể chấp nhận một trong những định nghĩa đã có. Ví dụ như định nghĩa của Childs, song ở đây một điều kiện cần phải có là phải làm rõ một số ranh giới cơ bản dưới góc độ cấu trúc ngôn ngữ; cấu trúc tâm lý; nhận thức; chủ thể; đối tượng; chức năng của nó.
Theo hình thức ngôn ngữ, dư luận xã hội là sự nhận xét, đánh giá. Phán xét có nhiều loại, như phán xét mô tả, thể hiện các đặc điểm bên ngoài của sự vật; phán xét chế ước được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực pháp lý và đạo đức. Phán xét của DLXH là sự phán xét đánh giá, biểu thị thái độ (đồng tình - không đồng tình; yêu thích - không yêu thích...) của chủ thể đối với đối tượng. Ở đây chúng ta có thể nhìn thấy ranh giới giữa DLXH và tin đồn: tin đồn chỉ là một phát ngôn thông tin bình thường, không phải là một phán xét đánh giá. Tin đồn có thể làm phát sinh ra DLXH, nếu các thông tin mà nó tung ra được mọi người lấy làm căn cứ để đưa ra các phán xét đánh giá của mình.
Theo cấu trúc tâm lý, DLXH là một kết cấu tinh thần chỉnh thể (sự thống nhất của nhận thức, tình cảm và ý chí). Dư luận xã hội không chỉ thể hiện nhận thức mà còn thể hiện tình cảm và ý chí của nhân dân, của các nhóm xã hội. Đây chính là những sự lý giải cho một sự thật là: DLXH không bao giờ chỉ là những lời nói suông của công chúng, nó luôn luôn gắn liền với hành động xã hội của con người, sức mạnh và áp lực của dư luận xã hội là một thực tế không ai bỏ qua được.
Xét theo khía cạnh nhận thức thì DLXH luôn luôn có cái đúng và cái sai, lẽ phải và sự sai lầm, thiển cận. Dư luận xã hội không đồng nhất với tri thức, với lẽ phải, mặc dù trong DLXH có một phần tri thức và lẽ phải. Con đường tạo ra tri thức khác với con đường tạo ra DLXH. Để có được tri thức, người ta phải tuân thủ các quy trình thao tác, các thủ tục nghiêm ngặt, như thủ tục kiểm chứng, kiểm nghiệm giả thuyết, hình thức phôi thai ban đầu của tri thức. Thông qua các quy trình, các thủ tục này sự chủ quan, thiên lệch nếu có của giả thuyết sẽ được gột sạch và kết quả mà chúng ta nhận được không còn là giả thuyết nữa, mà là tri thức "nguyên chất", ngược lại: con đường tạo ra DLXH, bất chấp các quy trình, các thủ tục bắt buộc phải có như trong con đường tạo ra tri thức. Nếu tri thức vượt ra khỏi sự ràng buộc, kiềm toả của các nhân tố chủ quan đặc thù: Nhu cầu, nguyện vọng, tình cảm riêng tư... của các nhóm xã hội, các tập thể, các cá nhân, chủ thể của tri thức thì DLXH, ngược lại, phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố chủ quan ấy. Chính vì thế có thể nói DLXH là một trong những chỉ báo chính xác nhất về cái bề mặt tinh thần sôi động của một xã hội, một dân tộc nói chung, cũng như của các nhóm, các lực lượng khác nhau trong một xã hội. Điều này, một phần lý giải tại sao bộ máy công tác tư tưởng của các nước tư bản tiên tiến lại coi DLXH là đối tượng nghiên cứu và đối tượng tác động chủ yếu của mình.
Khía cạnh tiếp theo cần phải làm rõ ở đây là vấn đề chủ thể của DLXH. Những câu hỏi được đặt ra là: phải chăng dư luận của tất cả các nhóm, các tập đoàn người lớn nhỏ bất kỳ (làng xóm, tập thể lao động, tầng lớp, giai cấp...) đều có thể được gọi là DLXH hay chỉ có dư luận của các nhóm lớn như giai cấp, nhân dân nói chung mới được gọi là DLXH? Một câu hỏi khác: khi dư luận của một nhóm xã hội không thống nhất, mà phân hoá thành nhiều luồng dư luận khác nhau thì liệu có thể coi tất cả các luồng dư luận đó đều là dư luận xã hội không hay chỉ dư luận của đa số, của số đông như được gọi là DLXH? Tất cả những câu hỏi nêu trên hiện còn đang được tranh cãi. Ở đây, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công tác tư tưởng, chúng ta có thể coi tất cả các tập đoàn người (không câu nệ kích thước lớn nhỏ) có sự phán xét đánh giá giống nhau là chủ thể của DLXH. Nói cách khác sự phán xét đánh giữ chung của mọi nhóm, tập đoàn người đều có thể được coi là DLXH.
Công tác nghiên cứu DLXH của chúng ta cần phải nắm bắt ý kiến, thái độ của tất cả các nhóm, các tập đoàn người. Trong công tác nghiên cứu DLXH, việc nắm bất dư luận của đa số và dư luận của thiểu số đều quan trọng như nhau. Tuỳ theo vị trí, chức năng của các cấp, các ngành, mỗi cấp, mỗi ngành có thể quan tâm nhiều ít khác nhau đến DLXH ở tầm vi mô hay tầm vĩ mô.
Việc xem xét đối tượng phán xét, đánh giá của DLXH cũng sẽ làm rõ thêm khái niệm DLXH, không phải bất cứ một sự kiện, hiện tượng, vấn đề nào của cuộc sống cũng trở thành đối tượng phán xét của DLXH. Chỉ có các hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội có tính thời sự và tính phổ biến với công chúng thì mới có khả năng trở thành đối tượng phán xét đánh giá của họ.
Nói về DLXH cũng cần nói đến vai trò, chức năng, ảnh hưởng của nó trong xã hội. Các nhà xã hội học thường nói đến bốn chức năng tích cực cơ bản của DLXH.

    • Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội: DLXH phản đối, gây sức ép, cản trở hành vi cực đoan của các nhóm cực đoan; có vũ, khích lệ các hành vi vì lợi ích chung của các lực lượng tiến bộ trong xã hội.

    • Chức năng giáo dục: DLXH có vai trò rất lớn trong việc giáo dục luân thường, đạo lý trong xã hội.

    • Chức năng giám sát: DLXH có vai trò giám sát hoạt động của Nhà nước và các tổ chức xã hội, tạo ra sức ép rất lớn đối với tệ quan liêu, tham nhũng, tắc trách.

    • Chức năng tư vấn: trước những vấn đề nan giải đối với Nhà nước, DLXH có thể cung cấp các phán xét, kiến nghị rất sáng suốt.


tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương