Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Phân tích DLXH dưới góc độ tâm lý học xã hội



tải về 165.01 Kb.
trang22/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

2. Phân tích DLXH dưới góc độ tâm lý học xã hội
Như đã nói, tính độc lập tương đối của tinh thần, của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể dẫn tới tình trạng làm gián đoạn mối liên hệ giữa tồn tại xã hội với tư tưởng, tình cảm, ý chí của con người của xã hội. Nói một cách khác, trong những điều kiện nhất định, tinh thần, ý thức xã hội là căn nguyên của chính mình, tự mình quy định chính mình. Ở đây để giải thích hành vi, phát ngôn của con người, của nhóm xã hội chúng ta không thể xuất phát từ tồn tại xã hội khách quan bên ngoài (lợi ích giai cấp, nhóm, đặc điểm tổ chức xã hội...) mà phải xuất phát từ thế giới chủ quan bên trong của con người, của nhóm xã hội (đặc điểm tư duy tâm lý, ý thức...)
Cách phân tích tìm căn nguyên của DLXH trong phạm vi độc lập của thế giới tinh thần (ý thức xã hội, tự ý thức xã hội) chính là cách tiếp cận tâm lý học xã hội.
Theo các nhà tâm lý học xã hội, căn cứ tâm lý xã hội của DLXH là các khuôn mẫu tư duy xã hội và các tâm thế xã hội. Khuôn mẫu tư duy là quan niệm, suy lý, phán xét khái quát, giản đơn, phiến diện nhưng có tính phổ biến - và tương đối bền vững trong một cộng đồng xã hội. Khuôn mẫu tư duy tồn tại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, của xã hội: trong tôn giáo, đạo đức, chính trị... Ở đâu chúng ta cũng có thể lấy các ví dụ về khuôn mẫu tư duy. Ví dụ trong thời bao cấp, các khuôn mẫu tư duy về chủ nghĩa xã hội là các quan niệm như: "Chủ nghĩa xã hội đối lập với kinh tế hàng hoá, thị trường"; "Chủ nghĩa xã hội là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể". Các khuôn mẫu tư duy về chủ nghĩa tư bản dưới dạng suy lý là: "Chủ nghĩa tư bản là xấu, do đó sự phồn vinh của nó chỉ là sự phồn vinh bề ngoài giả tạo"; "Chủ nghĩa tư bản có bản chất phi dân chủ, do đó sự bầu cử ở các nước tư bản chỉ là dân chủ giả tạo...". Trong lĩnh vực đạo đức các khuôn mẫu tư duy về con người tốt đã từng tồn tại là các quan niệm: "Người tốt là người không buôn bán". "Người tốt là người không có sở hữu tư nhân"....
Khuôn mẫu tư duy là sự giản đơn thực tế, song sự tồn tại của nó không phải hoàn toàn phi lý, có thể nói sự tồn tại của khuôn mẫu tư duy vừa hợp lý, vừa cần thiết song đồng thời cũng vừa bất hợp lý.
Khuôn mâu tư duy có 3 chức năng quan trọng: 1) Chức năng xác định ý chí; 2) Chức năng tiết kiệm trí lực, 3) Chức năng khẳng định nhân cách. Chức năng xác định ý chí của khuôn mẫu tư duy thể hiện ở chỗ nhờ khuôn mẫu đó mọi người mới có một thái độ xác định đối với đối tác. Đối tác, nhất là các đối tác xã hội, cuộc sống là những thực tế sống động muôn màu muôn vẻ, chứa đựng các quy định khác nhau, đối lập trong chính bản thân nó. Nếu cứ xem xét đối tác một cách "toàn diện" như vậy thì con người sẽ không thể đưa ra một quyết định thực tiễn nào.
Mọi định nghĩa phổ cập về sự vật sống động có thể được coi là khuôn mẫu tư duy. Khuôn mẫu tư duy theo sự vận động của thực tế sẽ trải qua hai giai đoạn: giai đoạn hợp thời (thời điểm chân lý mà nó phân ánh còn tồn tại) và giai đoạn lỗi thời (thời điểm chân lý mà nó phản ánh đã qua đi).
Việc đưa ra các định nghĩa và các khuôn mẫu tư duy, ngược lại cực kỳ cần thiết, không có nó sẽ không có hành động xã hội. Cái sai chỉ xuất hiện khi con người tuyệt đối hoá các định nghĩa, các khuôn mẫu tư duy, vẫn bám lấy chúng khi chúng đã lỗi thời.
Chức năng tiết kiệm trí lực thể hiện ở chỗ nếu không có các khuôn mẫu tư duy thì con người sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt trí lực trong cuộc sống bình thường. Hàng ngày con người phải đối mặt với biết bao sự kiện, đối tác. Khuôn mẫu tư duy giúp con người nhanh chóng xác định sự kiện, đối tác.
Mỗi con người cũng như mỗi dân tộc cần phải tự tin vào chính mình và do đó trước hết phải biết mình là ai, mình có ưu điểm gì nhược điểm gì. Con người cần phải định nghĩa về mình, xã hội cần phải định nghĩa về mình. Con người không biết mình là ai, xã hội không biết mình là ai đó là trạng thái tan rã về mặt nhân cách, một trạng thái bệnh hoạn rất nguy hiểm.
Chỉ có các định nghĩa, phán xét suy lý phổ biến trong xã hội mới có thể trở thành khuôn mẫu tư duy xã hội. Dư luận xã hội là phương thức tồn tại của khuôn mẫu tư duy xã hội. Thông qua phân tích dư luận xã hội chúng ta có thể nắm được thực trạng hệ thống khuôn mẫu tư duy xã hội của một xã hội, những khuôn mẫu tư duy nào phù hợp với các nhiệm vụ cơ bản hiện nay của dân tộc, những khuôn mẫu tư duy nào đã lỗi thời nhưng vẫn còn có ảnh hưởng mạnh, những khuôn mẫu tư duy mới nào đang xuất hiện có lợi hoặc không có lợi...
Tâm thế xã hội là trạng thái đồng nhất của ba yếu tố: Nhận thức, tình cảm và ý chí. Trên thực tế, các khuôn mẫu tư duy xã hội không tồn tại "tự nó" mà tồn tại gắn liền với tình cảm và ý chí xã hội. Tâm thế xã hội có thể được định nghĩa như sau: đó là trạng thái tâm lý, tinh thần, thể hiện tư thế sẵn sàng hành động của nhóm xã hội nhằm đối phó với một đối tác nhất định. Tâm thế xã hội được định hình thông qua kinh nghiệm sống của nhóm xã hội. Nó có ảnh hưởng tiền định đối với nội dung và tính chất phản ứng của nhóm xã hội trước đối tác.
Các đặc điểm cơ bản của tâm thế là:
- Trạng thái sẵn sàng phản ứng: tâm thế không phải là hành động mà chỉ là tư thế sẵn sàng hành động, hay nói cách khác chỉ là khuynh hướng ứng xử của nhóm xã hội, theo một quy luật nhất định đối với đối tác. Đối tác có thể là con người, sự vật, sự kiện, hiện tượng...
- Sức mạnh khởi động và điều chỉnh hành vi: tâm thế là trạng tái tâm lý tích cực. Nó thực hiện chức năng khởi động và hướng dẫn hành vi của nhóm xã hội.
- Tính tương đối bền vững: tâm thế xã hội có thể tồn tại rất lâu dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Xét định giá trị (đánh giá) - tâm thế thể hiện khuynh hướng đối phó của chủ thể đối với đối tác dưới góc độ thiện cảm hay ác cảm, hài lòng hay không hài lòng, nhất trí hay phản đối... Góc độ này thể hiện ý nghĩa, giá trị của đối tác đối với chủ thể.
Tâm thế xã hội là một kết cấu 3 thành phần:
- Thành phần nhận thức: Đó là quan niệm, nhận định của chủ thể về đối tác
- Thành phần tình cảm: tâm trạng, cảm tưởng, cảm xúc của chủ thể đối với đối tác.
- Thành phần ý chí: đó là xu hướng hành động của chủ thể nhằm đối phó với đối tác.
Tâm thế là biến số nội tâm không thể quan sát được mà chỉ có thể được rút ra bằng con đường suy luận. Điều này có thể được biểu thị qua sơ đồ sau:

Tâm thế xã hội gắn với khuôn mẫu tư duy, thói quen, nếp nghĩ, các định hướng giá trị trong xã hội. Tâm thế xã hội liên kết với nhau theo hệ thống. Trong hệ thống này có những tâm thế giữ vị trí trung tâm, có sức mạnh chủ đạo. Có những tâm thế có độ ổn định lớn như những tâm thế có liên quan đến tâm lý nền (gắn với phong tục, tập quán, truyền thống, thành kiến, định kiến lịch sử, ca dao, tục ngữ, huyền thoại...). Việc phân tích dư luận xã hội vì vậy không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra cơ sở của tâm thế xã hội của nó, mà còn phải làm rõ vai trò của tâm thế này trong hệ thống các tâm thế của chủ thể.





tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương