Cao đẳng Ngành đào tạo: Công nghệ Thực phẩm


Kỹ thuật thực phẩm (Food Engineering) 4 (3+1) TC



tải về 0.7 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.7 Mb.
#20695
1   2   3   4   5

Kỹ thuật thực phẩm (Food Engineering) 4 (3+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản liên quan đến lưu chất, cân bằng vật chất và năng lượng, quá trình truyền khối, nguyên lý, cơ sở tính toán, phương thức kiểm soát và ứng dụng của các quá trình kỹ thuật cơ bản trong chế biến thực phẩm; nhằm giúp người học có được những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật thực phẩm làm cơ sở để hiểu và tiếp thu các môn học khoa học kỹ thuật chuyên ngành và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

  1. Quản lý chất lượng & Vệ sinh an toàn thực phẩm (Food Hygiene, Safety and Quality Management) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguyên tắc cơ bản về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, nguyên nhân gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm và cách phòng ngừa, các phương pháp quản lý chất lượng thực phẩm, kỹ năng tìm kiếm và sử dụng các hệ thống văn bản pháp quy liên quan; nhằm giúp người học phát triển kiến thức nền tảng về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm và ứng dụng được vào công tác quản lý chất lượng thực phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thực phẩm.

  1. Ngoại ngữ chuyên ngành (Foreign Languages for Special Purposes) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học các thuật ngữ cơ sở ngành và chuyên ngành thực phẩm nhằm giúp người học có khả năng tự tra cứu tài liệu và đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng ngôn ngữ Anh/Pháp/Nga.

  1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghệ thực phẩm (Applied Food Biotechnology) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về công nghệ các quá trình sinh học, kỹ thuật di truyền, tái tổ hợp ADN, cảm biến sinh học; nhằm giúp người học có khả năng vận dụng kiến thức công nghệ sinh học trong phân tích đánh giá chất lượng thực phẩm, chế biến sản phẩm lên men, chiết rút enzyme, vitamin, protein, chất màu và xử lý chất thải thực phẩm.

  1. An toàn lao động trong công nghiệp thực phẩm (Safety Engineering in the Food Industry) 2TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức pháp luật về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ; nhằm giúp người học nhận diện được các yếu tố nguy hiểm và độc hại có thể dẫn đến dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại vị trí làm việc trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, trên cơ sở đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

  1. Quản trị sản xuất (Production Management) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý, điều hành hiệu quả cơ sở sản xuất – kinh doanh thực phẩm; nhằm giúp người học ứng dụng được vào thực tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

  1. Thiết bị chế biến thực phẩm (Food Processing Equipment) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị chế biến thực phẩm; nhằm giúp người học có khả năng lựa chọn thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất và sử dụng các thiết bị chế biến thực phẩm.

  1. Công nghệ lạnh và lạnh đông thực phẩm (Food Chilling and Freezing Technology) 4 (3+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguyên lý chế biến, bảo quản lạnh và lạnh đông thực phẩm, công nghệ sản xuất, phương pháp bảo quản, vận chuyển các sản phẩm thực phẩm lạnh và lạnh đông, kỹ năng sản xuất một số sản phẩm thực phẩm lạnh, đông lạnh; nhằm giúp người học ứng dụng được kiến thức và kỹ năng liên quan vào thực tế sản xuất.

  1. Công nghệ đồ hộp thực phẩm (Food Canning Tecnology) 4 (3+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguyên vật liệu, nguyên lý và kỹ thuật sản xuất đồ hộp thực phẩm, rèn luyện kỹ năng sản xuất một số đồ hộp TP; nhằm giúp người học có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng trên vào thực tế sản xuất.

  1. Công nghệ rượu, bia, nước giải khát và thực phẩm truyền thống (Technology of Brewery, Beverage and Traditional Food Products) 4 (3+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về tính chất nguyên liệu, cơ sở lý thuyết của quá trình lên men, công nghệ sản xuất rượu, bia, nước giải khát và các sản phẩm thực phẩm truyền thống, kỹ năng sản xuất một số sản phẩm thực phẩm trên; nhằm giúp người học có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng liên quan vào thực tế sản xuất.

  1. Công nghệ đường mía, bánh, kẹo (Technology of Cane Sugar and Confectionery) 4 (3+1) TC

Học phần cung cấp cho người học cơ sở lý thuyết và các qui trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất đường mía, bánh, kẹo, rèn luyện kỹ năng sản xuất một số sản phẩm bánh kẹo; nhằm giúp người học có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng trên vào thực tế sản xuất.

  1. Thực tập sản xuất 1 (Production Practicum 1) 3 TC

Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng thực hành sản xuất tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và củng cố lại kiến thức đã học về: thiết bị chế biến thực phẩm, quản trị sản xuất, các công nghệ lạnh, đồ hộp, đường mía, bánh, kẹo, công nghệ rượu, bia, nước giải khát và thực phẩm truyền thống; nhằm giúp người học nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế sản xuất, nâng cao năng lực làm việc và nghiên cứu sau khi ra trường.

  1. Thực tập sản xuất 2 (Production Practicum 2) 2 TC

Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng thực hành sản xuất tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và củng cố lại kiến thức đã học về: quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động; nhằm giúp người học nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế sản xuất, nâng cao năng lực làm việc và nghiên cứu sau khi ra trường.

  1. Bao gói thực phẩm (Food Packaging) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức nguyên lý chung về bao bì và bao gói thực phẩm, đặc tính và công dụng của một số vật liệu làm bao bì, nhãn bao bì, các phương pháp bao gói thông dụng, cách thức tổ chức bao gói trong nhà máy thực phẩm, những nguy cơ gây hư hỏng thực phẩm bên trong bao bì; nhằm giúp người học có thể đưa ra các phương án lựa chọn bao bì và cách bao gói đúng cho sản phẩm cụ thể, đáp ứng yêu cầu của pháp luật về bao bì và nhãn hàng hóa, phục vụ tốt cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

  1. Phát triển sản phẩm thực phẩm (Food Product Development) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phát triển sản phẩm, kỹ năng phát triển sản phẩm, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển sản phẩm, phương pháp tạo sản phẩm mới trong điều kiện thí nghiệm - pilot - sản xuất và thương mại hóa sản phẩm; nhằm giúp người học có đủ khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sau khi ra trường.

  1. Sản xuất sạch hơn trong chế biến thực phẩm (Cleaner Production in Food Processing) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về quản lý môi trường công nghiệp, khái niệm về sản xuất sạch hơn, phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn, ứng dụng cho các quá trình sản xuất trong nhà máy chế biến thực phẩm nhằm giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, tận dụng nguyên liệu còn lại, giảm thiểu dòng thải và độc tính của dòng thải. Học phần này nhằm giúp người học có được năng lực chuyên môn góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, môi trường và sức khỏe con người, phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

  1. Phụ gia thực phẩm (Food Additives) 3 (2 + 1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức liên quan đến quy định pháp lý về sử dụng chất phụ gia thực phẩm, chất phụ gia đ­ược phép sử dụng trong thực phẩm ở Việt Nam và trên thế giới, phư­ơng pháp sử dụng hiệu quả chất phụ gia trong quá trình chế biến, bảo quản và lưu thông thực phẩm, những yếu tố gây độc hại của chất phụ gia thực phẩm, rèn luyện kỹ năng sử dụng đúng và hiệu quả phụ gia trong chế biến và bảo quản một số sản phẩm thực phẩm. Học phần này nhằm giúp người học có hiểu biết và khả năng ứng dụng chất phụ gia thực phẩm vào các quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm, góp phần tích cực trong việc chống thất thoát sau thu hoạch, hoàn thiện và nâng cao chất lượng của thực phẩm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

  1. Công nghệ sản xuất muối ăn (Food Salt Technology) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về tính chất, vai trò của muối ăn trong đời sống và trong công nghiệp thực phẩm, công nghệ sản xuất và tinh chế muối ăn; nhằm giúp người học ứng dụng được kiến thức liên quan vào thực tế sản xuất muối ăn và sử dụng muối ăn trong chế biến thực phẩm.

  1. Sản phẩm giá trị gia tăng & Thực phẩm chức năng (Value-added Products & Functional Foods) 3 (2+1) TC

Phần lý thuyết cung cấp cho học viên kiến thức đại cương về thực phẩm giá trị gia tăng và thực phẩm chức năng, những quy định quốc tế và quốc gia về sản xuất, phân phối và tiêu thụ, những vấn đề cơ bản của phát triển sản phẩm, công nghệ sản xuất một số sản phẩm thực phẩm giá trị gia tăng và thực phẩm chức năng quan trọng, định hướng trong phát triển. Phần thực hành giúp người học hình thành kỹ năng tạo ra sản phẩm cụ thể; nhằm giúp người học hình thành khả năng phát triển sản phẩm có giá trị cao, giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.

  1. Quản trị nhân sự (Human Resource Management) 3 TC

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về vai trò quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức, chiến lược của tổ chức và quản lý nhân lực, hoạch định, tuyển chọn và bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nhân lực, thù lao và các phúc lợi cho người lao động, các quan hệ lao động và những vấn đề liên quan; nhằm giúp người học ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế để quản lý nhân sự tại đơn vị công tác.

  1. Marketing căn bản (Principles of Marketing) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về marketing và ứng dụng marketing phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh thực phẩm; nhằm giúp người học hiểu được kiến thức nền tảng về marketing và ứng dụng được kiến thức đã học trong thương mại sản phẩm của doanh nghiệp.
X. Danh sách giảng viên thực hiện chương trình


STT

Họ và tên

Chức danh

Năm sinh

Học phần phụ trách



BM Lý luận chính trị







Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1



BM Lý luận chính trị







Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2



BM Lý luận chính trị







Tư tưởng Hồ Chí Minh



BM Lý luận chính trị







Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam



Đỗ Như An

Nguyễn Đức Thuần

Khoa CNTT


GVC. TS

GV. ThS


1961

1962


Tin học cơ sở



BM Thực hành tiếng-Khoa Ngoại ngữ







Ngoại ngữ 1



BM Thực hành tiếng-Khoa Ngoại ngữ







Ngoại ngữ 2



BM GDTC







Giáo dục thể chất 1 (Điền kinh)



TT GDQP







Giáo dục quốc phòng-An ninh 1



BM toán







Đại số tuyến tính B



Trần Đình Chất

Lê Hồng Lam

Ninh Thị Kim Anh

Lê Chí Công



GVC. TS

GV.ThS


GV. ThS

GV. ThS


1956

1971


1977

1980


Nhập môn quản trị học



Lê Hồng Lam

Ninh Thị Kim Anh



GVC.TS

GV.ThS


1972

1977


Quản trị văn phòng



BM KHXH & NV







Pháp luật đại cương



BM Hóa







Hóa đại cương



BM Hóa







Hóa hữu cơ



BM sinh học







Sinh học đại cương



BM Hóa







Hóa lý-Hóa keo



Ngô Đăng Nghĩa

Khổng Trung Thắng



PGS.TS

GV.ThS


1960

1972


Kỹ thuật nhiệt



Vũ Ngọc Bội

Nguyễn Văn Ân

Đặng Tố Uyên

Nguyễn Công Minh



GVC.TS

GV.ThS


GV.ThS

GV.ThS


1966

1963


1973

1977


Hóa sinh học thực phẩm



Nguyễn Minh Trí

Nguyễn Thị Thanh Hải

Nguyễn Thị Kim Cúc


GV.TS

GV.ThS


GV.ThS

1964

1972


1979

Vi sinh thực phẩm



Trần Đại Tiến

Nguyễn Văn Minh

Trần Thanh Giang


GVC.TS

GV.ThS


GV.ThS

1958

1977


1982

Kỹ thuật thực phẩm



Đỗ Văn Ninh

Nguyễn Thuần Anh

Trần Thị Mỹ Hạnh

Trần Văn Vương



GVC.TS

GVC.ThS


GV.ThS

GV.ThS


1953

1969


1978

1978


Quản lý chất lượng & Vệ sinh an toàn thực phẩm



Trang Sĩ Trung

Mai Thị Tuyết Nga

Nguyễn Thuần Anh

Nguyễn Văn Minh

Phan Thị Khánh Vinh


PGS.TS

GVC.TS


GVC.TS

GV.TS


GV.TS

1971

1971


1969

1977


1982

Ngoại ngữ chuyên ngành



Nguyễn Minh Trí

Trang Sĩ Trung



GVC.TS

PGS.TS


1964

1971


Ứng dụng công nghệ sinh học trong thực phẩm



Đỗ Văn Ninh

Nguyễn Anh Tuấn

Thái Văn Đức


GVC.TS

GVC.TS


GV. ThS

1953

1959


1974

An toàn lao động trong công nghiệp thực phẩm



Nguyễn Thị Trâm Anh

Hồ Huy Tựu

Quách Thị Khánh Ngọc


GVC.TS

GV.TS


GV.TS

1969

1971


Quản trị sản xuất



Lưu Hồng Phúc

Trang Sỹ Trung

Khổng Trung Thắng


GV.ThS

PGS.TS


GV.ThS

1977

1971


1972

Thiết bị chế biến thực phẩm



Vũ Duy Đô

Lê Thị Tưởng



GVC.TS

GV.ThS


1954

1980


Công nghệ lạnh và lạnh đông thực phẩm



Mai Thị Tuyết Nga

Lê Thị Tưởng

Phan Thị Khánh Vinh


GVC.TS

GV.ThS


GV.TS

1971

1980


1982

Công nghệ đồ hộp thực phẩm



Nguyễn Thị Hằng

Huỳnh Thị Ái Vân

Trần Thị Luyến

Võ Thị Ngọc Dung



GV.KS

GV.KS


GS.TS

GV.KS


1985

1984


1950

1981


Công nghệ rượu, bia, nước giải khát và thực phẩm truyền thống



Thái Văn Đức

Nhâm văn Điển

Nguyễn Thị Hằng


GV.ThS

GV.KS


GV.KS

1974

1979


1985

Công nghệ đường mía, bánh, kẹo



Bộ môn CNTP







Thực tập sản xuất 1



Bộ môn CNTP







Thực tập sản xuất 2



Đỗ Văn Ninh

Nguyễn Anh Tuấn

Ngô Thị Hoài Dương

Bùi T Nữ Thanh Việt

Phạm Thị Hiền


GVC. TS

GVC.TS


GVC. ThS

GV.ThS


KS. GV

1953

1959


1972

1979


1981

Bao gói thực phẩm



Trần Thị luyến

Huỳnh Thị Ái Vân

Huỳnh Ng. Duy Bảo


GS.TS

GV.KS


GVC.TS

1950

1984


1972

Phát triển sản phẩm thực phẩm



Nguyễn Anh Tuấn

Đỗ Văn Ninh

Ngô Thị Hoài Dương

Nguyễn Xuân Duy



GVC. TS

GVC. TS


GV. ThS

KS. GV


1959

1953


1972

1979


Sản xuất sạch hơn trong chế biến thực phẩm



Nguyễn Anh Tuấn

Mai Thị Tuyết Nga

Ngô Thị Hoài Dương

Phạm Văn Đạt



GVC. TS

GVC.TS


GV. ThS

GV. ThS


1959

1971


1972

1978


Phụ gia thực phẩm



Vũ Duy Đô

Nguyễn Văn Minh



GVC.TS

GV.TS


1954

1977


Công nghệ sản xuất muối ăn



Đỗ Văn Ninh

Nguyễn Văn Tặng



GVC.TS

GV.ThS


1953

1979


Sản phẩm giá trị gia tăng & Thực phẩm chức năng



Lê Hồng Lam

Ninh Thị Kim Anh



GVC. ThS

CN. GV


1971

1977


Quản trị nhân sự



Nguyễn Thị Trâm Anh

Hồ Huy Tựu

Phạm Thành Thái


GVC.TS

GV.TS


GV.Ths

1969

1971


Marketing căn bản


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương