Cantor, 1842 giai đOẠn hưƠng đẾn cá giống ở CÁC ĐỘ MẶn khác nhau sinh viên thực hiệN


Một số kết quả nghiên cứu về ương giống cá Chạch bùn Đài Loan



tải về 2.41 Mb.
trang3/24
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích2.41 Mb.
#32829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

2.2. Một số kết quả nghiên cứu về ương giống cá Chạch bùn Đài Loan


Bùi Huy Cộng và ctv. (2011), đã nghiên cứu về ương giống cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) và đạt một số kết quả sau:

Kết quả ương cá Chạch bùn Đài Loan từ giai đoạn bột lên hương

Thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan trong bể xi măng với các mật độ khác nhau, cho kết quả tăng trưởng cũng khác nhau. Sau 21 ngày ương, ở mật độ 100 con/m2 có kết quả tốt nhất, tỷ lệ sống của cá đạt 60% và chiều dài trung bình đạt 2,5 ± 0,04 cm/con. Ương ở mật độ 150 con/m2 và 200 con/m2, cá có chiều dài trung bình và tỷ lệ sống tương ứng 2,3 ± 0,05 cm/con; 2,1 ± 0,05 cm/con và 58%, 55%. Kết quả ương cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn bột ở các mật độ khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về chiều dài trung bình của cá. Từ kết quả trên cho thấy, khi mật độ càng cao thì tốc độ tăng trưởng của cá càng chậm.



Kết quả ương cá Chạch bùn Đài Loan từ giai đoạn hương lên giống

Kết quả ương cá Chạch bùn Đài Loan trong 3 bể xi măng (lặp lại 3 lần) từ giai đoạn cá hương lên cá giống ở mật độ 100 con/m2. Cá thả có khối lượng trung bình 0,146 g/con, sau 43 ngày ương bằng thức ăn viên 35% protein cá đạt khối lượng trung bình 2,6 g/con. Kết quả tốc độ sinh trưởng trung bình của cá Chạch bùn Đài Loan đạt 0,057 g/con/ngày; tỷ lệ sống dao động ở các bể 60 - 68%; Chỉ số FCR là 1,5.


2.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của động vật thủy sản


Trong tự nhiên, nồng độ muối là một giới hạn sinh thái tương đối lớn đối với thủy sinh vật. Tùy theo đặc điểm sinh thái, sinh lý của từng loài mà có thể sống ở những nơi có nồng độ muối thích hợp khác nhau, phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của từng loài. Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và tỷ lệ sống của động vật thuỷ sản (Nguyễn Văn Thường, 2006).

Theo Boeuf et al. (2001), thống kê các nghiên cứu báo cáo từ năm 1971 đến năm 1995 của nhiều tác giả về ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và phát triển của một số loài cá nước ngọt và nước lợ cho rằng: trong phần lớn các loài, sự thụ tinh của trứng, sự phát triển của phôi, sự sinh trưởng của ấu trùng là tùy thuộc vào độ mặn, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn lấy vào và thức ăn tiêu thụ. Các số liệu cũng đã cho thấy giới hạn của thức ăn lấy vào và kích thích sự chuyển đổi thức ăn phụ thuộc rất lớn vào độ mặn của môi trường. Nhiệt độ và độ mặn có sự tương tác qua lại với nhau. Tác giả cũng cho rằng ngoài các yếu tố môi trường khác thì nồng độ muối cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá.

Nhu cầu về muối của cơ thể thủy sinh vật và quan hệ về nồng độ muối giữa cơ thể với môi trường ngoài thể hiện rõ nhất ở giới hạn phân bố theo nồng độ muối ở thủy sinh vật, mỗi loài sinh vật nói chung chỉ sống ở nơi có nồng độ muối phù hợp, khi nồng độ muối thay đổi sẽ làm thay đổi ASTT và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường nước có một quan hệ nhất định về thành phần và nồng độ muối hay gọi là quan hệ thẩm thấu, đó là điều kiện để sinh vật sống bình thường (Đặng Ngọc Thanh, 1974).

Theo kết quả nghiên cứu của Gavin et al. (2001), cá Vền đen (Acanthopagrus butcheri) tiền trưởng thành có thể sống và tăng trưởng ở độ mặn từ 0 đến 48‰. Ở độ mặn 60‰ cá bị sốc, tuy nhiên ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thì không ý nghĩa. Cá nuôi ở độ mặn 24‰ có tỷ lệ tăng trưởng (SGR) là 2,34 %/ngày và tỷ lệ này thì lớn hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với cá nuôi ở độ mặn 60‰ (2,16%/ngày). Ở độ mặn 24‰ cá tăng trưởng nhanh nhất, lượng thức ăn ăn vào và chỉ số FCR cũng rất hiệu quả.

Theo kết quả nghiên cứu của Phan Quốc Thoại (2000), cho biết khi ương cá Chẽm (Lates calcarifer) giai đoạn hương đến cá giống ở độ mặn 0‰, tốc độ tăng trưởng của cá cao nhất (0,018 g/ngày).

Nguyễn Văn Kiểm và Trang Văn Phước (2011), cho rằng khi ương cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) ở môi trường nước ngọt (0‰) có tỷ lệ sống cao nhất (80,45%) và tỷ lệ sống của cá giảm (2,45%) khi ương cá ở độ mặn 13‰. Và mức tăng trưởng của cá cũng giảm khi độ mặn tăng.

Theo Nguyễn Thị Hồng Thắm (2002), độ mặn có ảnh hưởng lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis). Ở độ mặn 10‰, tỷ lệ sống của cá cao nhất và thấp nhất ở độ mặn 30‰.

Theo Matthew et al. (2006), khi nuôi cá Bớp (Rachycentron canadum) ở độ mặn thấp có khả năng giảm tỷ lệ mắc bệnh và đơn giản hoá khâu quản lý nước. Tỷ lệ sống của cá hương ở nghiệm thức 5‰ là 68,3% thấp hơn nghiệm thức 15‰ là 90% và nghiệm thức 30‰ là 92,5%. Chỉ số FCR cao với tất cả các nghiệm thức nằm trong khoảng 1,05 - 1,13. Cá nuôi ở độ mặn 5‰ tăng trưởng bằng hoặc tốt hơn cá nuôi ở độ mặn 15‰ và 30‰. Nghiên cứu này cho thấy, cá Bớp ở giai đoạn hương nên nuôi ở độ mặn thấp khoảng 5‰.




CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 5/03/2014 đến 13/04/2014.

Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm thuộc khoa Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Tây Đô, khu vực Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

3.2. Vật liệu nghiên cứu

3.2.1. Dụng cụ


Bể nhựa 60L, bể composite 20L, bể composite 500L;

Hệ thống sục khí 24/24;

Cân điện tử, thước đo;

Ống nhựa dùng siphon đáy, vợt thu mẫu, thau, xô;

Khúc xạ kế, nhiệt kế, pH test kit, NH4+/NH3 test kit;

Và một số vật liệu khác cần thiết cho nghiên cứu.


3.2.2. Đối tượng nghiên cứu


Cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus) giai đoạn cá hương (2 tuần tuổi).

3.2.3.  Thức ăn


Thức ăn sử dụng cho ương cá: thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein thô 42%, thức ăn dạng viên nổi với kích cỡ 0,8 li và được mua từ đại lý thức ăn thủy sản Mỹ Dung, Thị Trấn Cái Tắc - Huyện Châu Thành A - Tỉnh Hậu Giang.


tải về 2.41 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương