Cantor, 1842 giai đOẠn hưƠng đẾn cá giống ở CÁC ĐỘ MẶn khác nhau sinh viên thực hiệN


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ     1.1. Giới thiệu



tải về 2.41 Mb.
trang2/24
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích2.41 Mb.
#32829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Giới thiệu


Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khí hậu khá ổn định, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nhiều đầm, lầy, ao, hồ, ruộng trũng… nên ĐBSCL được xem là vùng có tiềm năng khá lớn về nuôi thủy sản nước ngọt và lợ, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá.

Ngoài những loài cá nội địa đang được nuôi phổ biến ở ĐBSCL hiện nay: cá Tra, cá Basa, cá Trê…những năm gần đây, một số loài cá mới được di nhập vào nước ta, trong đó có cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842). Cá Chạch bùn Đài Loan có nhiều tố chất để phát triển ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng: thịt thơm ngon, xương mềm, thời gian nuôi ngắn và có giá trị thương phẩm cao nên được thị trường nội địa tiêu thụ mạnh. Ngoài ra, cá Chạch bùn Đài Loan cũng đang được các quốc gia Châu Á đặc biệt quan tâm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.... Sản phẩm cá Chạch bùn Đài Loan được xuất khẩu dưới nhiều hình thức: sống, đông lạnh, sấy khô…

Cá Chạch bùn Đài Loan là loài mới được di nhập vào Việt Nam năm 2010 theo con đường không chính thức nhưng đang được nhân rộng và phát triển ở các tỉnh ĐBSCL: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ… Tuy nhiên, số lượng chưa nhiều chủ yếu nuôi nhỏ và lẻ (Lê Hoàng Vũ, 2013).

Đa số các cơ sở sản xuất giống cá Chạch bùn Đài Loan ở trong nước chỉ quan tâm đến vấn đề kích thích cá đẻ. Một số nơi cũng đã ương cá giống và nuôi thương phẩm, nhưng chủ yếu chỉ phát triển ở vùng nước ngọt. Vì thế, xu hướng trong tương lai về đối tượng mới này là cần phải được mở rộng ra quy mô lớn hơn ở vùng nước lợ nhằm chủ động được nguồn giống. Vì vậy, đề tài: “Thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương đến cá giống ở các độ mặn khác nhau” được thực hiện.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương (2 tuần tuổi).

Xác định độ mặn thích hợp để chủ động ương cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương đến cá giống ở những vùng nước lợ.

Cung cấp một số thông tin khoa học về ương cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương đến cá giống ở các độ mặn khác nhau.


1.3. Nội dung nghiên cứu


Nghiên cứu ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương (2 tuần tuổi).

Nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương đến cá giống.

Theo dõi sự biến động của các chỉ tiêu trong môi trường nước ương: nhiệt độ, pH và NH3 trong thời gian ương.



CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Đặc điểm sinh học của cá Chạch bùn Đài Loan

2.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố

2.1.1.1. Phân loại


Cá Chạch bùn Đài Loan có vị trí phân loại như sau:

Ngành: Chordata

    Lớp: Actinopterygii

        Bộ: Cypriniformes

                Họ: Cobitidae

                Giống: Misgurnus



                    Loài: Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842).

2.1.1.2. Hình thái


Cơ thể cá Chạch bùn Đài Loan tròn dài, đọan trước vây bụng hình ống tròn, đoạn sau dẹt dần, cuống đuôi dẹt mỏng. Đầu cá tương đối nhọn, mắt nhỏ có da che phủ. Miệng ở phía dưới hình móng ngựa. Có 5 đôi râu, khe mang nằm ở chân vây ngực. Vây đuôi hình tròn. Thân cá có màu vàng, nâu hoặc xám đen, màu lưng sẫm hơn bụng. Trên thân có nhiều chấm, mỗi chấm do rất nhiều chấm nhỏ hợp thành. Ở gốc vây đuôi, có một chấm to màu đen, trên vây có nhiều sọc đen song song (Kim Văn Vạn, 2012).



Hình 2.1. Hình thái bên ngoài cá Chạch bùn Đài Loan

(Nguồn: http://www.tepbac.com.vn)

2.1.1.3. Phân bố


Trên thế giới, cá Chạch bùn Đài Loan phân bố chủ yếu ở châu Á như Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Nhật Bản. Ở Việt Nam, cá Chạch bùn Đài Loan phân bố ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Nguyễn Văn Hảo, 2005). Cá Chạch bùn Đài Loan có thể sống ở sông, hồ, ao và ruộng lúa, nơi có đáy bùn và nước chảy nhẹ (Bộ Thủy sản, 1996).

2.1.2. Tập tính sống Cá Chạch bùn Đài Loan là một loài cá sống đáy ở khu vực nông của sông, hồ, ao, ruộng, kênh mương. Cá Chạch bùn Đài Loan có sức thích nghi nhanh ở môi trường xấu. Khi nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp cá rúc xuống bùn. Khi thời tiết thay đổi bất thường hay khi có triệu chứng bệnh, cá nổi lên mặt nước. Ngoài hô hấp bằng da, mang, cá còn có thể hô hấp bằng ruột, khi nước thiếu ôxy cá ngoi lên trực tiếp mặt nước để đớp không khí, thực hiện trao đổi khí ở trong ruột sau đó khí được thải qua hậu môn ra ngoài (Kim Văn Vạn, 2012).

2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng


Cá Chạch bùn Đài Loan là loài ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính, về sau chuyển dần sang ăn tạp. Giai đoạn trưởng thành cá ăn thực vật là chủ yếu. Thân cá nhỏ hơn 5cm chủ yếu ăn luân trùng, râu ngành, chân chèo và các động vật phù du khác. Thân cá dài khoảng 5 - 8cm ngoài thức ăn động vật phù du, cá Chạch bùn Đài Loan còn ăn giun nhỏ và ấu trùng muỗi lắc. Thân cá dài khoảng 8 - 9cm ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non và hạt ngũ cốc và trên 9cm cá chuyển sang ăn thực vật là chính. Ngoài ra, nuôi cá Chạch bùn Đài Loan có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như khô đậu, cám gạo, nhộng tằm, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay. Cho cá ăn đầy đủ lượng thức ăn bằng 5 - 8% khối lượng thân (Kim Văn Vạn, 2012).

2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng


Nhiệt độ phù hợp cho cá Chạch bùn Đài Loan sinh trưởng từ 15 - 300C, thích hợp nhất từ 25 - 270C. Ở nhiệt độ này cá ăn khỏe và mau lớn. Cá Chạch bùn Đài Loan mới nở chỉ to bằng đầu kim khâu, sau 1 tháng chiều dài của cá khoảng 2 - 3cm. Cá Chạch bùn Đài Loan trưởng thành nặng khoảng 30 - 60g, cá thể to nhất nặng 100g và dài 20cm. Cá Chạch bùn Đài Loan có kích thước cá thể nhỏ, trung bình 15cm, chiều dài lớn nhất là 28cm (Bộ Thủy sản, 1996).

2.1.5. Đặc điểm sinh sản


Mùa vụ sinh sản của cá Chạch bùn Đài Loan vào tháng 4 - 10, thường tập trung từ tháng 6 - 8 hàng năm (Bùi Huy Cộng và ctv., 2011). Sức sinh sản thay đổi theo chiều dài thân của cá cái. Thân cá cái dài 8cm, 15cm và 20cm có sức sinh sản lần lượt: khoảng 7000 trứng, 12.000 - 18.000 trứng và 16.000 - 24.000 trứng (Kim Văn Vạn, 2012).

Dựa vào quan sát ngoại hình, khi vuốt nhẹ thấy dịch có màu trắng nhạt là cá Chạch bùn Đài Loan đực đã thành thục. Giải phẫu, quan sát bằng mắt thường thấy có hai dải tinh màu trắng nằm ở sát cơ lưng, hai dải tinh dính nhau ở phía cuối của hệ niệu sinh dục. Đối với cá Chạch bùn Đài Loan cái, khi thành thục hai buồng trứng có màu hơi hồng là phát triển tốt. Trứng đã rời và tròn đều thì cá có khả năng tham gia sinh sản (Bùi Huy Cộng và ctv., 2011).

Trứng cá có dạng hình tròn, đường kính 1,2 - 1,5 mm, màu vàng, có tính dính nhưng lực bám không mạnh. Khi đẻ trứng cá đực dùng miệng kích thích vào bụng cá cái, cá cái ngoi lên mặt nước, cá đực đuổi theo và quấn chặt vào thân cá cái, lúc này cá cái đẻ trứng, cá đực phóng tinh. Trứng cá dính trên cỏ nước hoặc các vật bám khác, sau 2 - 3 ngày trứng nở thành cá bột (Kim Văn Vạn, 2012).



tải về 2.41 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương