Cantor, 1842 giai đOẠn hưƠng đẾn cá giống ở CÁC ĐỘ MẶn khác nhau sinh viên thực hiệN



tải về 2.41 Mb.
trang4/24
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích2.41 Mb.
#32829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Hệ thống thí nghiệm


Nguồn nước

Nước ngọt được sử dụng trong thí nghiệm là nước máy thành phố được chứa trong bể 500L qua túi lọc và có sục khí trước khi sử dụng.

Nước ót có độ mặn 80 - 100 ppt được mua từ trại sản xuất tôm giống Đăng Khoa, phường An Bình - quận Cái Răng - TP. Cần Thơ, sau đó nước ót được xử lý bằng chlorine 60 ppm và kết hợp sục khí liên tục cho hết chlorine.

Nước lợ mặn được pha từ nước ngọt và nước ót.



Nguồn cá thí nghiệm

Nguồn cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn hương (1 tuần tuổi) được mua tại trại cá giống Tiện, Thị Trấn Cái Tắc - Huyện Châu Thành A - Tỉnh Hậu Giang. Sau khi vận chuyển về, cá được giữ trong bể composite 500L khoảng 1 tuần để loại bỏ những cá thể yếu và cá không đồng đều kích cỡ.


3.3.2. Bố trí thí nghiệm


Cá được bố trí thí nghiệm ở giai đoạn hương, chọn cá có kích cỡ đồng đều khỏe mạnh và màu sắc sáng để tiến hành bố trí thí nghiệm. Các nghiệm thức được bố trí cùng nguồn nước, cùng thể tích nước, cùng chế độ chăm sóc và quản lý. Trước khi bố trí thí nghiệm, 30 con cá hương được cân và đo ngẫu nhiên để xác định khối lượng và chiều dài trung bình ban đầu.

3.3.2.1. Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn hương (2 tuần tuổi)


Thí nghiệm được bố trí vào bể composite 20L có thể tích nước 2L/bể. Thí nghiệm được bố trí trong nhà có mái che và sục khí liên tục. Thời gian kết thúc thí nghiệm khi cá chết 50%. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần (ương với mật độ 4 con/L) và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nghiệm thức đối chứng: nước ngọt

Nghiệm thức 1: độ mặn 5‰

Nghiệm thức 2: độ mặn 10‰

Nghiệm thức 3: độ mặn 15‰

Nghiệm thức 4: độ mặn 20‰

Khi bố trí các nghiệm thức độ mặn được pha sẵn ở 5‰, 10‰, 15‰, 20‰.





Hình 3.1. Hệ thống bể thí nghiệm

Cách pha nước

Áp dụng công thức: C1V1 = C2V2. Trong đó:

C1: độ mặn nước ban đầu (‰)

V1: thể tích nước ban đầu dùng để pha (lít)

C2: độ mặn nước cần dùng (‰)

V2: thể tích nước cần dùng (lít)



Cách thả cá

Thả cá trực tiếp vào các nghiệm thức độ mặn được pha sẵn.



Ghi nhận kết quả

Ghi nhận thời gian cá bắt đầu chết đến khi cá chết 50% và 100%.

Ghi nhận giá trị độ mặn tại đó cá chết và độ mặn có tỷ lệ sống cao nhất.

3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá Chạch bùn hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi


Thí nghiệm 2 được rút ra từ thí nghiệm 1 sau khi xác định được thời gian gây chết cá 50% và 100% tại độ mặn nào đó. Như vậy, thí nghiệm thử nghiệm ương cá Chạch bùn phải có độ mặn thấp hơn độ mặn gây chết cá của thí nghiệm 1. Điều khác biệt là các độ mặn gần với ngưỡng gây chết 50% cá và được thuần hóa với bước nhảy độ mặn nhỏ hơn.

Thí nghiệm được bố trí vào bể nhựa 60L có thể tích nước 30L/bể. Thí nghiệm được bố trí trong nhà có mái che và sục khí liên tục. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần (ương với mật độ 4 con/L) và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

Dự kiến độ mặn ở thí nghiệm 2 như sau:

Nghiệm thức đối chứng: nước ngọt

Nghiệm thức 1: độ mặn 5‰

Nghiệm thức 2: độ mặn 10‰

Nghiệm thức 3: độ mặn 13‰

Nghiệm thức 4: độ mặn 15‰

Sơ đồ thuần hóa độ mặn được thể hiện ở hình 3.2:



║ ║ ║ ║



Hình 3.2. Sơ đồ thuần hóa độ mặn

Cá Chạch bùn Đài Loan hương được trữ trong bể nước ngọt có thể tích nước 0,5m3 với số lượng cá dự kiến trong thí nghiệm khoảng 2.000 con. Sau 2 giờ tăng độ mặn 1‰ nâng dần lên tới 5‰ và giữ cá trong 24 giờ ở độ mặn này. Sau đó, bố trí cá vào các bể thí nghiệm ở nghiệm thức 1 với mật độ 4 con/L. Các nghiệm thức còn lại, tăng độ mặn tương tự như trên và bố trí cá vào các nghiệm thức độ mặn tương ứng.





Hình 3.3. Hệ thống bể thí nghiệm

3.4. Chăm sóc và quản lý

3.4.1. Quản lý cho ăn


Thức ăn công nghiệp có kích cỡ phù hợp với cỡ miệng của cá và cho cá ăn theo nhu cầu (7 giờ, 12 giờ, 17 giờ).

Trước khi cho cá ăn cần giảm sục khí, thức ăn được cho vào nơi cá tập trung nhiều giúp cá bắt mồi dễ dàng và thỏa mãn nhu cầu cá ương.


3.4.2. Quản lý bể ương


Định kì siphon đáy 2 ngày/lần vào buổi sáng trước khi cho ăn và thay khoảng 10 - 20% nước trong bể ương.

Thường xuyên theo dõi và ghi nhận các hoạt động bắt mồi, bơi lội và phản ứng của cá để có cách chăm sóc và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.


3.5. Theo dõi các chỉ tiêu

3.5.1. Các yếu tố môi trường


Độ mặn: được kiểm tra 1 lần/tuần bằng khúc xạ kế (tùy theo nghiệm thức).

Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế 2 lần/ngày (7 giờ và 14 giờ).

pH: Đo bằng bộ pH test kit (Việt Nam), 2 lần/ngày (7 giờ và 14 giờ).

NH3: Đo bằng bộ NH4+/NH3 test kit (Việt Nam) vào buổi sáng trước khi thay nước.

Hàm lượng NH3 được xác định dựa vào công thức sau:

Hàm lượng NH3 (mg/L) = Tổng TAN x tỷ lệ % của NH3 (giá trị được tra trong bảng pH và nhiệt độ nước).

Bộ dụng cụ xác định các chỉ tiêu môi trường được mua từ đại lý hóa chất thủy sản Đồng Khởi, đường 30/4, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.



3.5.2. Các chỉ tiêu của cá

Tỷ lệ sống (Survival rate): Đếm toàn bộ số cá thu được của từng bể ương và tính tỷ lệ sống theo công thức:

                            Số cá thứ i

TLS (%)   = ---------------------- x 100 (3.1)

          Số cá thể ban đầu                       



Tăng trưởng khối lượng (Weight Gain)

WG (g) = Wc - Wđ (3.2)



Tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily Weight Gain)

                                 Wc - Wđ

DWG (g/ngày)  = ----------- (3.3)

                                    T                                         



Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate)

                                 [ln (Wc) - ln (Wđ)]

SGR (%/ngày)  = --------------------------- x 100 (3.4)

                                         T                                                              



Tăng trưởng chiều dài (Length Gain)

LG (cm) = Lc - Lđ (3.5)



Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain)                                    

                                 Lc - Lđ

DLG (cm/ngày)  = ----------- (3.6)

    T                                                           



Sự phân hóa sinh trưởng: được tính dựa trên phần trăm theo nhóm khối lượng và chiều  dài

Theo chiều dài:

                  ΣnLi

Li (%)  = ------- x 100 (3.7)

                   Σn     



Theo khối lượng:

                 ΣnWi

Wi (%)  = ------- x 100 (3.8)

                   Σn     



Giải thích các đại lượng    

WG: Tăng trưởng khối lượng( g)                                          

Wđ, Wc: lần lượt là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm (g).

DWG: Tốc độ tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối (g/ngày)

SGR: Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày)

LG: Tăng trưởng chiều dài (cm)

Lđ, Lc: lần lượt là chiều dài cá trước và sau thí nghiệm (cm).

DLG: Tăng trưởng chiều dài theo ngày (cm/ngày)

T: Thời gian thí nghiệm (ngày).

Li: cá thể có chiều dài thuộc nhóm i (cm).

ΣnLi: tổng số cá thể có chiều dài thuộc nhóm i (cm).

Wi: cá thể có khối lượng thuộc nhóm i (g).

ΣnWi: tổng số cá thể có khối lượng thuộc nhóm i (g)

Σn: tổng số cá thể thu được trên mỗi nghiệm thức (cá thể)




tải về 2.41 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương