Cantor, 1842 giai đOẠn hưƠng đẾn cá giống ở CÁC ĐỘ MẶn khác nhau sinh viên thực hiệN



tải về 2.41 Mb.
trang5/24
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích2.41 Mb.
#32829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

3.6. Xử lý số liệu


Số liệu được tính toán theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn bằng chương trình Microsoft Excel. Phân tích và xử lý thống kê số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 với mức ý nghĩa 5% (hay độ tin cậy 95%).


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn hương (2 tuần tuổi)


Theo Lê Văn Cát và ctv. (2006), độ mặn là một trong những yếu tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thủy sinh vật, các thay đổi về độ mặn có thể dẫn đến sinh vật phải điều hòa ASTT nhằm thích nghi với điều kiện môi trường.

Bảng 4.1. Kết quả xác định ngưỡng độ mặn của cá trong thời gian thí nghiệm

Thời gian (giờ)

Tỷ lệ cá chết (%)

Đối chứng

5‰

10‰

15‰

20‰

Cá bắt đầu chết

-

-

-

48h30’

(12,5)


3h50’

(12,5)


Cá chết 50%

-

-

-

-

4h30’

(50)


Cá chết 100%

-

-

-

-

48h15’

(100)


Ghi chú: Các giá trị thể hiện trong dấu ngoặc đơn là tỷ lệ cá chết (%).

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi độ mặn thấp hơn 15‰ không ghi nhận cá chết sau 72 giờ thí nghiệm. Tuy nhiên, tại độ mặn 15‰ có 12,5% cá chết sau 48 giờ 30 phút những cá còn lại bơi lội chậm chạp và tập trung dưới đáy bể nhưng không ghi nhận cá chết sau 72 giờ. Riêng độ mặn 20‰, sau 3 giờ 50 phút đã có 12,5% cá chết, tỷ lệ cá chết tăng lên rất nhanh (50%) sau 4 giờ 30 phút và chết 100% sau 48 giờ 15 phút.

Theo Trương Quốc Phú và ctv. (2006), độ mặn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa ASTT của cá. Khi độ mặn trong môi trường sống của thủy sinh vật tăng hay giảm vượt quá sự thích ứng của cá thì chúng sẽ bị sốc làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá. Mặt khác, khi ở độ mặn quá cao, ASTT trong cơ thể cá thấp hơn so với môi trường, cá cần điều tiết nhiều bằng cách thải muối và lấy nước đồng thời cá tiết nhiều nhớt để điều hoà với môi trường. Ngoài ra, cá cũng phải mất nhiều năng lượng cho việc điều hòa ASTT giữa máu và môi trường ngoài, cá tăng cường đào thải các ion ra môi trường làm rối loạn trong việc trao đổi các ion trong cơ thể với môi trường ngoài. Điều này giải thích vì sao ở nghiệm thức 20‰ cá chết hoàn toàn so với các nghiệm thức còn lại.

Kết quả trên thể hiện, khi cá tiếp xúc trực tiếp với độ mặn cao hơn 10‰, khả năng chịu đựng của cá giảm do cá không thích ứng kịp với sự thay đổi độ mặn đột ngột. Do đó, tỷ lệ chết cũng cao hơn và thời gian gây chết cũng ngắn hơn. Điều này chứng tỏ rằng, khi thay đổi độ mặn đột ngột làm cá phải tiêu hao năng lượng nhiều cho quá trình điều hòa ASTT để thích nghi với môi trường đã làm giảm khả năng chịu đựng của cá.


Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng chịu đựng với độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan cao hơn một số loài cá nước ngọt khác. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thanh Sơn (2006), ngưỡng độ mặn của cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus) ở giai đoạn hương là 11 ± 0,6‰. Ngưỡng độ mặn của cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) ở giai đoạn hương là 12,3 ± 0,3‰ (Ngô Đinh Thị Phương Thảo, 2011). Đối với cá Chép (Cyprinus carpio L.), ngưỡng độ mặn của cá ở giai đoạn hương là 13,17 ± 0,29‰ (Nguyễn Bích Ngọc Đan Thanh, 2011). Theo Nguyễn Quế Thanh (2011), cá Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix) ở giai đoạn hương ngưỡng độ mặn là 10,9 ± 0,1‰. Vậy, cá Chạch bùn Đài Loan là loài rộng muối hơn cá Chạch lấu, cá Sặc rằn, cá Chép và cá Mè trắng, hay nói cách khác cá Chạch bùn Đài Loan có phạm vi thích ứng độ mặn rộng hơn các loài cá trên.


Như vậy có thể nhận định rằng, ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn hương (2 tuần tuổi) là 20‰. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu cũng có thể suy ra cá Chạch bùn Đài Loan chỉ có thể sinh trưởng bình thường khi độ mặn của môi trường thấp hơn 20‰.

4.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi

4.2.1. Các yếu tố môi trường

4.2.1.1. Nhiệt độ


Cá là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Nhiệt độ là yếu tố môi trường có tác động trực tiếp và gián tiếp đối với cá. Tác động trực tiếp lên quá trình trao đổi chất và tiêu thụ oxy trong cơ thể. Trong ao nuôi, sự tác động gián tiếp của nhiệt độ gây ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước, vi sinh và khí độc trong ao. Ngoài ra nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và di cư của tôm cá (Trương Quốc Phú và ctv., 2006).

Sự biến động của nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan ở các độ mặn khác nhau được trình bày ở Bảng 4.2.



Bảng 4.2. Biến động nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm

Nghiệm thức Độ mặn

Nhiệt độ (0C)

Buổi sáng Buổi chiều

NT Đối chứng




26,4 ± 0,36







29,8 ± 0,55

NT 1: 5‰




26,4 ± 0,34







29,7 ± 0,66

NT 2: 10‰




26,3 ± 0,34







29,7 ± 0,58

NT 3: 13‰




26,3 ± 0,30







29,7 ± 0,54

NT 4: 15‰




26,3 ± 0,32







29,8 ± 0,42

Ghi chú: Các giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Qua Bảng 4.2 xét trong cùng thời gian thí nghiệm, nhiệt độ giữa các nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch nhau không đáng kể. Nhiệt độ trung bình trong ngày dao động trong khoảng 26,3 ± 0,320C đến 29,8 ± 0,550C. Trong suốt thời gian thí nghiệm, nhiệt độ buổi sáng dao động từ 26,3 - 26,40C, nhiệt độ buổi chiều dao động từ 29,7 - 29,80C. Theo Nguyễn Quang Linh (2008), nhiệt độ là yếu tố rất cần thiết và không thể loại trừ ra khỏi đời sống của thủy sinh vật, nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá là 25 - 320C. Vậy sự chênh lệch nhiệt độ sáng và chiều (26,3 - 29,80C) nằm trong khoảng tương đối thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá.


4.2.1.2. pH


Theo Lê Văn Cát và ctv. (2006), pH là một trong những nhân tố môi trường quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng, nhưng thường pH ảnh hưởng trực tiếp là chủ yếu thông qua NH3, NH4+. pH thích hợp cho sinh trưởng của cá là 6,5 - 9. Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của cá. pH ảnh hưởng đến cân bằng các quá trình hóa học, sinh học trong nước: cân bằng ammoniac, sunfua hydro, clo hay ion kim loại…

Sự biến động của pH trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.3.



Bảng 4.3. Biến động pH trong thời gian thí nghiệm

Nghiệm thức Độ mặn

pH

Buổi sáng Buổi chiều

NT Đối chứng




7,71 ± 0,14







7,98 ± 0,12

NT 1: 5‰




7,76 ± 0,15







8,08 ± 0,19

NT 2: 10‰




7,75 ± 0,15







8,13 ± 0,17

NT 3: 13‰




7,72 ± 0,15







8,09 ± 0,17

NT 4: 15‰




7,73 ± 0,14







8,06 ± 0,18

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Qua Bảng 4.3 xét trong cùng thời gian thí nghiệm, pH giữa các nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch nhau không đáng kể.

Trong suốt thời gian thí nghiệm, pH trung bình trong ngày dao động trong khoảng từ 7,71 ± 0,14 đến 8,13 ± 0,17. pH buổi sáng dao động từ 7,71 - 7,76, pH buổi chiều dao động từ 7,98 - 8,13. Vậy pH ở thí nghiệm này nằm trong khoảng tương đối thích hợp cho sự phát triển của cá.

4.2.1.3. NH3

NH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng đối với thủy sinh vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH4+ không độc và nồng độ N-NH3 gây độc đối với cá là 0,6 - 2,0 mg/L (Downing và Markins, 1975; trích dẫn bởi Boyd, 1990). Theo Colt và Armstrong (1979) (trích dẫn bởi Boyd, 1990), tác dụng độc hại của NH3 đối với cá là khi hàm lượng NH3 trong nước cao, cá khó được bài tiết NH3 từ máu ra môi trường ngoài. NH3 trong máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài.

Sự biến động của NH3 trong thời gian thí nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan ở các độ mặn khác nhau được trình bày ở Hình 4.4.



Hình 4.4. Biến động NH3 trong thời gian thí nghiệm

Theo Boyd (1990), nồng độ NH3 được xem là an toàn cho cá là 0,13 mg/L. Do đó, việc theo dõi hàm lượng NH3 trong nuôi thủy sản là rất cần thiết để nâng cao năng suất.

Qua Hình 4.4 cho thấy, hàm lượng NH3 trung bình trong thời gian thí nghiệm dao động trong khoảng 0,002 - 0,006 mg/L. Ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 1 (5‰), hàm lượng NH3 cao nhất 0,006 mg/L, thấp nhất (0,002 mg/L) ở nghiệm thức 4 (15‰). Các nghiệm thức còn lại dao động trung bình từ 0,003 - 0,005 mg/L. Qua quá trình chăm sóc và quản lí trong suốt thời gian thí nghiệm cho thấy, mức độ sử dụng thức ăn của cá giảm khi độ mặn trong môi trường nước tăng, do đó chất bài tiết của cá ra môi trường nước cũng giảm theo. Mặt khác, hàm lượng NH3 cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và pH trong môi trường nước. Khi nhiệt độ và pH nước tăng cao, độc tính của NH3 cũng tăng theo và ngược lại (Trương Quốc Phú và ctv., 2006). Tuy nhiên, nhiệt độ và pH trong suốt thời gian thí nghiệm đều nằm trong khoảng tương đối thích hợp cho sự phát triển của cá. Vì vậy, hàm lượng NH3 trong thí nghiệm được xem là an toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.



tải về 2.41 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương