Cantor, 1842 giai đOẠn hưƠng đẾn cá giống ở CÁC ĐỘ MẶn khác nhau sinh viên thực hiệN


Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân hóa tăng trưởng của cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi



tải về 2.41 Mb.
trang7/24
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích2.41 Mb.
#32829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   24

4.2.4. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân hóa tăng trưởng của cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi

4.2.4.1. Sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng


Phân hóa tăng trưởng là thuộc tính của sinh vật. Tuy nhiên, tùy điều kiện sống khác nhau, mức độ phân hóa tăng trưởng sẽ khác nhau. Nếu điều kiện môi trường sống thuận lợi thì tăng trưởng của cá sẽ đồng đều hơn và ngược lại.

Kết quả nghiên cứu sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng của cá ương ở độ mặn khác nhau được trình bày ở Hình 4.8.





Hình 4.8. Tỷ lệ phân hóa tăng trưởng theo khối lượng của cá

ở các nghiệm thức độ mặn

Nhìn chung, ở tất cả các nghiệm thức độ mặn đều có sự phân hóa khối lượng và có thể chia thành 3 nhóm cá có khối lượng khác nhau: nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 3 g/con; nhóm cá có khối lượng từ 3 - 5 g/con; nhóm cá có khối lượng lớn hơn 5 g/con. Đối với nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 3 g/con: tỷ lệ nhóm cá này tăng dần khi độ mặn tăng, ở độ mặn 13‰ và 15‰ cá nhỏ chiếm hơn 50%, trong khi đó nhóm cá có khối lượng lớn hơn 5 g/con chiếm tỷ lệ rất thấp lần lượt là 2,15% và 0,28%.

Nhóm cá có khối lượng lớn hơn 5 g/con cao nhất (20,8%) ở nghiệm thức 5‰, kế đó là nghiệm thức đối chứng (12,3%), còn nghiệm thức 10‰ là 6,86%.

Như vậy, do cá sống ở độ mặn cao nên tốn nhiều năng lượng để điều hòa ASTT (đã giải thích ở phần tăng trưởng) nên tỷ lệ cá nhỏ hơn 3 g/con chiếm tỷ lệ cao hơn.

Kết quả nghiên cứu ghi nhận, sự phân hóa khối lượng của cá ở nghiệm thức 1 (5‰) thể hiện thấp nhất, với 4,96% nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 3 g/con; 74,2% nhóm cá có khối lượng từ 3 - 5 g/con; 20,8% nhóm cá có khối lượng lớn hơn 5 g/con. Các nghiệm thức còn lại, phân hóa khối lượng của cá có sự chênh lệch không đáng kể. Mặc dù ở nghiệm thức 1 (5‰), cá có khối lượng và chiều dài tăng trưởng cao nhất nhưng tính phân hóa của cá thể hiện thấp nhất. Vì ở độ mặn 5‰, gần điểm đẳng áp cá sẽ tốn năng lượng ít hơn cho quá trình điều hòa ASTT cơ thể, cá có sự thích nghi với môi trường ương, khả năng bắt mồi và trao đổi chất của cá tốt hơn.

4.2.4.2. Sự phân hóa tăng trưởng theo chiều dài


Bên cạnh sự phân hóa tăng trưởng về khối lượng thì phân hóa tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau.

Kết quả nghiên cứu sự phân hóa tăng trưởng theo chiều dài của cá ương trong các độ mặn khác nhau được trình bày ở Hình 4.9.





Hình 4.9. Tỷ lệ phân hóa tăng trưởng theo chiều dài của cá

ở các nghiệm thức độ mặn

Sự phân hóa chiều dài của cá cũng diễn ra tương tự như sự phân hóa về khối lượng. Nhưng có đặc điểm chung là chiều dài nhóm cá từ 7,5 - 8,5cm ở tất cả các nghiệm thức có xu hướng tăng theo độ mặn, nhưng chiều dài cá lớn hơn 8,5cm lại có xu hướng giảm theo độ mặn.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1. Kết luận


Ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn hương (2 tuần tuổi) được xác định ở độ mặn 20‰.

Trong giới hạn độ mặn từ 0 đến 15‰, tỷ lệ sống của cá dao động từ 83,1 - 95,0%, cao nhất (95,0%) ở độ mặn 5‰ và thấp nhất (83,1%) ở nghiệm thức đối chứng.


Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá giảm dần khi độ mặn tăng. Tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 5‰ cao nhất, kế đó là tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng và thấp nhất là tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 15‰.

Sự phân hóa tăng trưởng của cá xảy ra ở tất cả các nghiệm thức độ mặn. Nhưng khi độ mặn càng tăng thì tỷ lệ cá nhỏ càng tăng và ngược lại.

5.2. Đề xuất


Cần lặp lại các thí nghiệm về tăng trưởng của cá để có kết luận chính xác hơn về sự phân hóa tăng trưởng của cá Chạch bùn Đài Loan trong các độ mặn khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thủy sản, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

2. Boeuf, Gilles and Patrick Payan, 2001. How should salinity influence fish growth. Comparative biochemistry and physiology part C 130:411 - 423.

3. Boyd, C.E, 1990. Water quality in pond for aquaculture. Part 1: Principles of water quality. Temperature and Stratification.

4. Bùi Huy Cộng, Ngô Thị Dịu và Nguyễn Thị Diệu Phương, 2011. Nghiên cứu thăm dò sinh sản cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842). Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 5: 787 - 794.

5. Đặng Ngọc Thanh, 1974. Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

6. Đặng Thanh Sơn, 2006. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương. Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

7. Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000. Bài giảng sinh lý động vật thủy sản. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

8. Gavin J. Partridge and Greg I. Jenkins, 2001. The effect of salinity on growth and survival of juvenile black bream (Acanthopagrus butcheri). Aquaculture Development Unit, WA Maritime Training Centre.

9. Kim Văn Vạn, 2012. Đặc điểm sinh học của cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842). Đại Học Nông nghiệp Hà Nội. Truy cập ngày 19/08/2012. Trang web: http://www.tepbac.com.vn.

10. Lê Hoàng Vũ, 2013. Nuôi cá Chach bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842). Truy cập ngày 31/12/2013. Trang web: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/

vi-vn/25/119652/khuyen-nong/nuoi-ca-chach bun.

11. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản (chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

12. Lưu Văn Cảnh, 2011. Thử nghiệm ương cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn bột lên hương với các độ mặn khác nhau. Tiểu luận tốt nghiệp đại học - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.

13. Matthew J Resly, Kenneth A. Webb Jr., G. Joan Holt (2006). Growth and survival of juvenile cobia, Rachycentron canadum, at different salinities in a recirculating aquaculture system, Aquaculture 253, 398 - 407.

14. Ngô Đinh Thị Phương Thảo, 2011. Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương. Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.

15. Ngô Huỳnh Anh Võ, 2011. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển phôi và tăng trưởng của cá Tra (Pangasianodon hypopthalmus) giai đoạn bột. Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

16. Nguyễn Quế Thanh, 2011. Tìm hiểu về khả năng thích ứng môi trường của cá Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix) từ bột lên giống. Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

17. Nguyễn Bích Ngọc Đan Thanh, 2011. Tìm hiểu một số chỉ tiêu về sinh lý, sinh thái cá Chép (Cyprinus carpio L.) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương. Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.

18. Nguyễn Quang Linh, 2008. Cẩm nang nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên công nghệ, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2002. Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý của cá Chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis ) trong môi trường ương nuôi với các nồng độ muối khác nhau. Tiểu luận tốt nghiệp đại học - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

20. Nguyễn Thị Oanh, 2009. Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình phát triển phôi, sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn bột lên giống. Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.



21. Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá nước ngọt Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Kiểm và Trang Văn Phước, 2011. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và biến đổi áp suất thẩm thấu của cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis). Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 2011: 19b 219 - 224.

23. Nguyễn Văn Thường, 2006. Giáo trình sinh thái thủy sinh vật. Trường Đại học Cần Thơ.

24. Phan Quốc Thoại, 2000. Ảnh hưởng của thức ăn và nồng độ muối lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chẽm từ giai đoạn cá hương lên cá giống. Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khoa Nông Nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ.

25. Quách Thị Hồng vân, 2012. Thử nghiệm ương cá chốt (Mystus gulio) giai đoạn bột đến 30 ngày tuổi ở các độ mặn khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.

26. Trần Quang Nhị, 2009. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình phát triển phôi, sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi. Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

27. Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang, 2006. Quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

28. Vương Học Vinh, Lê Hoàng Quốc và Tống Minh Chánh, 2001. Thử nghiệm khả năng thích nghi nồng độ muối của cá Tra nghệ (Pangasius kunyit). Bộ môn thủy sản - Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại học An Giang.



PHỤ LỤC A

Phụ lục A.1: Biến động nhiệt độ buổi sáng (0C)

NT

Ngày

1A

1B

1C

2A

2B

2C

3A

3B

3C

4A

4B

4C

5A

5B

5C

1

26,0

26,0

26,0

26,5

26,0

26,0

26,0

26,0

26,5

26,0

26,5

26,0

26,0

26,0

26,5

2

26,0

26,5

26,0

26,5

26,0

26,0

26,0

26,0

26,0

26,5

26,0

26,0

26,5

26,0

26,0

3

26,0

26,0

26,5

26,5

27,0

26,5

26,0

26,5

26,0

26,5

26,5

26,0

27,0

26,5

26,5

4

26,0

26,5

27,0

27,0

26,5

26,5

26,0

26,0

26,5

26,5

27,0

26,5

26,5

27,0

26,5

5

26,5

26,0

26,0

26,5

26,0

26,0

26,5

27,0

26,5

26,5

26,5

26,0

26,0

26,5

26,5

6

26,0

26,0

26,0

26,5

26,5

26,0

26,5

27,0

26,5

26,0

26,5

26,0

26,0

26,5

26,5

7

26,0

26,5

26,5

26,5

26,5

26,0

26,5

26,0

26,5

26,5

26,0

26,5

26,5

27,0

26,5

8

26,0

26,0

26,5

26,5

26,5

26,0

26,0

26,5

26,0

26,0

26,5

26,5

26,0

26,5

26,5

9

27,0

26,5

26,5

26,5

27,0

26,5

26,5

26,5

27,0

26,5

26,5

26,5

27,0

26,5

26,5

10

26,0

26,5

26,5

27,0

26,5

26,5

26,0

26,0

26,5

26,0

26,5

26,0

26,0

26,0

26,0

11

26,5

26,5

26,5

27,0

26,5

26,5

26,5

26,0

26,5

26,0

26,0

26,0

26,5

26,5

26,0

12

26,0

26,0

26,0

26,5

26,0

26,0

26,5

26,0

26,5

26,0

26,0

26,5

26,0

26,0

26,5

13

26,0

26,5

26,5

26,0

26,0

26,5

26,0

26,5

26,5

26,0

26,0

26,0

26,5

26,0

26,5

14

26,0

26,5

26,0

26,5

26,0

26,0

27,0

26,5

26,5

27,0

26,5

26,5

26,5

26,5

26,0

15

27,0

27,0

26,5

26,5

26,5

27,0

26,0

26,5

26,5

27,0

26,5

26,5

26,5

26,0

26,5

16

26,0

26,5

26,5

26,5

26,0

26,0

26,0

26,5

26,5

26,0

26,0

26,0

26,0

26,0

26,5

17

26,0

26,5

26,5

26,5

26,0

26,0

26,0

26,0

26,0

26,0

26,5

26,5

26,0

26,0

26,0

18

26,5

26,5

26,5

27,0

26,5

27,0

26,5

26,5

27,0

26,5

26,5

26,0

27,0

26,5

26,5


tải về 2.41 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương