Cantor, 1842 giai đOẠn hưƠng đẾn cá giống ở CÁC ĐỘ MẶn khác nhau sinh viên thực hiệN


Ảnh hưởng của độ mặn lên tỷ lệ sống của cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi



tải về 2.41 Mb.
trang6/24
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích2.41 Mb.
#32829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

4.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên tỷ lệ sống của cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi


Trong quá trình thí nghiệm tất cả các điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cá Chạch bùn Đài Loan đều được duy trì trong điều kiện thích hợp. Như vậy, tỷ lệ sống của cá Chạch bùn Đài Loan trong các nghiệm thức của thí nghiệm này được quyết định bởi độ mặn.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ sống của cá ương trong các độ mặn khác nhau được trình bày ở Hình 4.5.





Hình 4.5. Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn Đài Loan

Qua Hình 4.5 cho thấy, sau 30 ngày ương tỷ lệ sống của cá dao động từ 83,1 - 95,0%. Tỷ lệ sống của cá cao nhất (95,0%) ở nghiệm thức 1 (5‰) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức đối chứng (83,1%). Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức 10‰, 13‰ và 15‰ có xu hướng giảm dần nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nghiệm thức đối chứng và 5‰.

Ở môi trường nước ngọt, tỷ lệ sống của cá thấp nhất (83,1%) so với các nghiệm thức còn lại, do trong quá trình ương nuôi cá có hiện tượng bụng trương to và chết, các nghiệm thức còn lại thì cá không có hiện tượng trên. Trong khi đó, tỷ lệ sống cao nhất (95%) ở nghiệm thức 1 (5‰). Theo Đặng Ngọc Thanh (1974), cá nước ngọt có nồng độ muối của dịch cơ thể ở trong khoảng 5 - 8‰ tùy loài. Cho nên, tại độ mặn gần điểm đẳng áp cá có ASTT cân bằng so với môi trường ngoài nên cá dễ dàng thích nghi. Mặt khác, cá cũng tốn năng lượng ít cho việc điều hòa ASTT và đào thải các ion ra môi trường nên cá có tỷ lệ sống cao.

Nhìn chung, tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức cao là do cá hương được thuần hóa độ mặn. Thuần hóa là một quá trình liên quan đến những phản ứng về sinh lý và đặc tính của động vật thủy sản đối với những thay đổi của môi trường. Thuần hóa sẽ giúp động vật thủy sản thích nghi dần với những thay đổi bên ngoài của môi trường nhất là nhiệt độ và độ mặn. Khi môi trường sống thay đổi đột ngột sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý bên trong cơ thể của động vật thủy sản như quá trình điều hòa ASTT hay quá trình hấp thu oxy. Nếu không thích ứng kịp với những thay đổi bất thường sẽ dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng sau này (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Theo Đặng Ngọc Thanh (1974), phương hướng điều hòa muối ở một loài thủy sinh vật (tăng hay giảm) không phải cố định mọi lúc mọi nơi, mà tùy vào điều kiện cụ thể về nồng độ muối của môi trường ngoài mà thay đổi. Khi nồng độ muối bên ngoài giảm thấp, nước sẽ có xu hướng ngấm vào cơ thể và làm giảm nồng độ muối cơ thể, do đó thủy sinh vật cần điều hòa tăng để giữ được nồng độ muối cần thiết. Ngược lại, khi nồng độ muối bên ngoài tăng cao, nước có xu hướng thoát ra ngoài và làm tăng nồng độ muối cơ thể, do đó sinh vật sẽ điều hoà để thích nghi. Điều này giải thích vì sao tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức cao và chênh lệch nhau không đáng kể.

Theo kết quả nghiên cứu của Vương Học Vinh và ctv. (2011), tỷ lệ sống của cá Tra nghệ (Pangasius kunyit) giai đoạn bột đến 30 ngày tuổi cao nhất (69,9%) ở nghiệm thức 6‰ và thấp nhất (29,6%) ở nghiệm thức đối chứng 0‰.

Nguyễn Thị Oanh (2009), cho rằng khi ương cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn bột lên giống có tỷ lệ sống cao nhất (22%) ở nghiệm thức độ mặn 3‰ và thấp nhất (3%) ở nghiệm thức độ mặn 11‰.

Theo Trần Quang Nhị (2009), tỷ lệ sống của cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn bột đến 30 ngày tuổi ở nghiệm thức 6‰ là cao nhất (81,3%) và thấp nhất (4%) ở nghiệm thức độ mặn 14‰.

Kết quả trên cho thấy, cá Tra nghệ, cá Sặc rằn và cá Trê vàng là loài sống ở nước ngọt mặc dù đã được thuần hóa ở các độ mặn khác nhau nhưng tỷ lệ sống vẫn thấp hơn so với cá Chạch bùn Đài Loan.


Như vậy, có thể cho rằng cá Chạch bùn Đài Loan có phạm vi thích ứng độ mặn rộng hơn các loài cá trên và có thể ương nuôi cá Chạch bùn Đài Loan ở độ mặn 15‰ nếu cá được thuần hóa trong độ mặn tăng dần.

4.2.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi

4.2.3.1. Tăng trưởng theo khối lượng của cá Chạch bùn Đài Loan


Theo Lê Văn Cát và ctv. (2006), môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng của cá, trong đó có yếu tố về độ mặn, cá sống trong môi trường ưu trương (Hypertonic) hay nhược trương (Hypotonic) đều phải sử dụng một phần năng lượng để điều hòa ASTT.

Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng khối lượng của cá ương trong các độ mặn khác nhau được trình bày ở Bảng 4.6.



Bảng 4.6. Tăng trưởng khối lượng của cá Chạch bùn Đài Loan

NT

Wđ (g)

Wc (g)

WG (g)

DWG (g/ngày)

SGR (%/ngày)

ĐC

2,83 ± 0.36

3,96 ± 0,95

1,14 ± 0,11b

0,04 ± 0,01b

1,12 ± 0,09b

1

2,83 ± 0,36

4,30 ± 1,10

1,47 ± 0,20 a

0,05 ± 0,01a

1,39 ± 0,16a

2

2,83 ± 0,36

3,48 ± 0,85

0,65 ± 0,07c

0,02 ± 0,00c

0,69 ± 0,07c

3

2,83 ± 0,36

3,15 ± 0,64

0,32 ± 0,08d

0,01 ± 0,00c

0,36 ± 0,08d

4

2,83 ± 0,36

2,98 ± 0,37

0,15 ± 0,04d

0,01 ± 0,00c

0,17 ± 0,05e

Ghi chú: Các giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các ký tự giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và các ký tự khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có nghĩa thống kê (p < 0,05).

Qua Bảng 4.6 cho thấy, mức gia tăng khối lượng của cá có sự giảm dần khi độ mặn tăng. Tăng trưởng khối lượng (WG) của cá ở các nghiệm thức độ mặn (đối chứng, 5‰ và 10‰) có sự khác nhau rõ rệt. Tăng trưởng cao nhất là cá ương ở nghiệm thức 5‰ (1,47 g/con) và chậm nhất là cá ương ở nghiệm thức 10‰ (0,65 g/con). Trong khi đó, mức gia tăng khối lượng của cá ở hai nghiệm thức 13‰ và 15‰ tăng chậm hơn và không có sự sai khác (p > 0,05).

Nguyên nhân dẫn đến mức tăng trưởng khối lượng của cá ương ở nghiệm thức 5‰ cao nhất có thể do nồng độ muối trong cơ thể cá gần tương đương với nồng độ muối bên ngoài, cá tiêu hao năng lượng ít để điều hòa ASTT nên cá lớn nhanh hơn. Trong khi đó, ở các độ mặn 10‰, 13‰ và 15‰ cá tiêu hao năng lượng nhiều hơn nên cá lớn chậm hơn.

Kết quả nghiên cứu ghi nhận, cá Chạch bùn Đài Loan có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong môi trường có độ mặn thấp (5‰) và điều cần chú ý là ở môi trường có độ mặn 5‰ không thấy xuất hiện bệnh trên cá.

Theo Lưu Văn Cảnh (2011), khi ương cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn bột lên hương ở nghiệm thức 0‰ và 5‰ cá có mức gia tăng khối lượng cao nhất lần lượt là 0,255 g/con và 0,217 g/con. Trong khi đó, mức gia tăng khối lượng của cá ở nghiệm thức 15‰ thấp nhất (0,046 g/con).

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Quang Nhị (2009), tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn bột đến 30 ngày tuổi cao nhất ở nghiệm thức 0‰ (1,44 g/con). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá ở nghiệm thức 14‰ thấp nhất (0,44 g/con).

Tương tự các loài cá trên, cá Chạch bùn Đài Loan có thể tăng trưởng tốt ở độ mặn thấp hơn 5‰, nhưng khi độ mặn cao hơn 5‰ thì mức tăng trưởng của cá bị ảnh hưởng rõ rệt, hay nói cách khác mức tăng trưởng của cá giảm.

Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) của cá ở các nghiệm thức độ mặn dao động từ 0,01 - 0,05 g/ngày: cao nhất ở nghiệm thức 1 (0,05 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kế đó là tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) của cá ở nghiệm thức đối chứng (0,04 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) của cá ở nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 thấp nhất (0,01g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 1 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nghiệm thức 2.

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá ở các nghiệm thức độ mặn dao động từ 0,17 - 1,39%/ngày, cao nhất (1,39 %/ngày) ở nghiệm thức 1 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kế đó là tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá ở nghiệm thức đối chứng (1,12 %/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá ở nghiệm thức 4 thấp nhất (0,17 %/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại.

Qua quá trình quan sát và ghi nhận ở tuần ương thứ nhất, khả năng bắt mồi của cá ở môi trường nước ngọt và 5‰ tốt nhất, điều đó chứng tỏ độ mặn này phù hợp với quá trình sống của cá. Các nghiệm thức còn lại, mức độ bắt mồi của cá kém hơn.

Từ tuần ương thứ hai, cá đã thích nghi với môi trường, cá ở độ mặn 10‰ bắt mồi linh hoạt và tốt hơn. Đối với nghiệm thức độ mặn 13‰ và 15‰, cá bắt mồi rất ít. Điều này giải thích rõ một điều, khi ương cá ở độ mặn càng cao thì sự phát triển của cá càng giảm do nồng độ muối quá cao có ảnh hưởng đến hoạt động sống và khả năng bắt mồi của cá (cá không bắt mồi hoặc bắt mồi yếu). Trong môi trường sống có độ mặn càng cao, cá càng mất nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa ASTT từ trữ muối sang trữ nước. Nếu thời gian cá sống trong môi trường có độ mặn cao càng kéo dài sẽ dẫn đến cá bắt mồi kém, bỏ ăn, cá sẽ bị suy kiệt về năng lượng dự trữ, từ đó tốc độ tăng trưởng của cá chậm lại và có thể cá sẽ chết. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, độ mặn từ 0 - 5‰ là khoảng độ mặn phù hợp cho sự tăng trưởng cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn hương đến cá giống, có thể đáp ứng nhu cầu ương nuôi cá Chạch bùn ở vùng nước lợ.

4.2.3.2. Tăng trưởng theo chiều dài của cá Chạch bùn Đài Loan


Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau.

Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Chạch bùn Đài Loan ở các nghiệm thức có độ mặn khác nhau được trình bày ở Bảng 4.7.



Bảng 4.7. Tăng trưởng chiều dài của cá Chạch bùn Đài Loan

NT

Lđ (cm)

Lc (cm)

LG (cm)

DLG (cm/ngày)

ĐC

7,37 ± 0,33

8,09 ± 0,61

0,72 ± 0,17b

0,03 ± 0,01a

1

7,37 ± 0,33

8,37 ± 0,63

1,00 ± 0,12a

0,03 ± 0,01b

2

7,37 ± 0,33

7,98 ± 0,55

0,61 ± 0,80b

0,02 ± 0,00c

3

7,37 ± 0,33

7,87 ± 0,48

0,50 ± 0,02bc

0,02 ± 0,00c

4

7,37 ± 0,33

7,96 ± 0,26

0,59 ± 0,04b

0,02 ± 0,00c

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các ký tự giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và các ký tự khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có nghĩa thống kê (p < 0,05).

Qua Bảng 4.7 cho thấy, mức tăng trưởng về chiều dài (LC) của cá giữa các nghiệm thức độ mặn có sự biến đổi nhất định. Mức tăng trưởng về chiều dài của cá ở độ mặn 5‰ là nhanh nhất (1,00 cm/con), trong khi đó mức tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức còn lại giảm dần theo độ mặn và biểu hiện rõ nhất là khi độ mặn cao hơn 5‰, chiều dài của cá không đáng kể.

Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày (DLG) của cá ở các nghiệm thức độ mặn dao động từ 0,02 - 0,03 cm/ngày. Cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 1 (0,03cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày của cá ở các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày (DLG) của cá ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và 4 thấp nhất (0,02 cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 1.

Nhìn chung sau 30 ngày thí nghiệm, chiều dài của cá tăng khi độ mặn trong môi trường nước giảm dần. Khi độ mặn càng cao, khả năng bắt mồi của cá càng giảm vì thế tăng trưởng khối lượng của cá sẽ giảm kéo theo tăng trưởng chiều dài của cá cũng giảm. Mặt khác, cá mất khoảng 10% năng lượng cho quá trình điều hòa ASTT cơ thể, cho nên tại độ mặn gần điểm đẳng áp cá sẽ ít tốn năng lượng hơn cho quá trình điều hòa ASTT cơ thể và ngược lại (Boeuf et al., 2001). Vì thế, ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 5‰ tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá ở các nghiệm thức còn lại.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Huỳnh Anh Võ (2011), kết quả ghi nhận mức tăng trưởng về chiều dài của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột lên hương cao nhất (4,49 cm/con) ở nghiệm thức 1‰ và 3‰; thấp nhất (3,78 cm/con) ở nghiệm thức 9‰. Quách Thị Hồng Vân (2012), cho rằng độ mặn có ảnh hưởng lên tăng trưởng chiều dài của cá Chốt (Mystus gulio) giai đoạn bột đến 30 ngày tuổi. Sự gia tăng về chiều dài của cá cao nhất (2,68 cm/con) ở độ mặn 5‰ và thấp nhất (2,30 cm/con) ở độ mặn 15‰.



tải về 2.41 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương