Của diễn ngôN (TRÊn tư liệu diễn văn chính trị tiếng việT)


CHƯƠNG 2 CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG CỦA DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT QUA TỪ NGỮ XƯNG HÔ BIỂU THỊ QUYỀN LỰC



tải về 209.5 Kb.
trang9/15
Chuyển đổi dữ liệu29.05.2023
Kích209.5 Kb.
#54774
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15
vu-hoai-phuong (1)

CHƯƠNG 2
CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG CỦA DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT QUA TỪ NGỮ XƯNG HÔ BIỂU THỊ QUYỀN LỰC
Chương 2 của luận án sẽ trả lời câu hỏi: Chức năng tác động của diễn văn chính trị tiếng Việt được hiện thực hóa như thế nào qua phương tiện từ ngữ xưng hô biểu thị quyền lực?
Để thực hiện nhiệm vụ của chương 2, chúng tôi tiến hành khảo sát 60 bài diễn văn trong [79] của 4 chức danh chủ chốt gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và Thủ tướng chính phủ, mỗi chức danh 15 bài. (Xem phụ lục 1)
2.1. Nhận diện cách xưng hô biểu thị quyền lực trong diễn văn chính trị tiếng Việt
Thực tế khảo sát đã đưa chúng tôi đến nhận định là từ xưng hô trong diễn văn chính trị tiếng Việt rất phong phú, đa dạng. Các chính khách sử dụng nhiều biểu thức để xưng hô như: tôi, chúng tôi, chúng ta, Việt Nam, các đồng chí, ngài/ông/bà/ + tên riêng/+ chức vụ, các quý vị, các vị khách quí, hội nghị, đại hội, các đồng chí, ban chấp hành trung ương, đất nước ta, quốc hội, Đảng ta, trung ương, bộ chính trị, ban bí thư, chính phủ,....
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng trong 60 bài diễn văn của 4 chức danh có khoảng từ 25 - 40 biểu thức xưng hô, 2 biểu thức được dùng nhiều nhất ở cả 4 chức danh này là danh từ/cụm danh từ chỉ tên tổ chức và đại từ nhân xưng. Do vậy, chúng tôi quyết định chọn phân tích 9 biểu thức xưng hô có tần suất xuất hiện cao ở cả 4 chức danh, quy về 4 nhóm lớn, gồm: tôi, chúng tôi, chúng ta, Việt Nam, các đồng chí, ngài/ông/bà/ + tên riêng/+ chức vụ, các quý vị, các vị khách quí, các đồng chí, tên tổ chức/đơn vị/nhóm, sắp xếp theo trật tự giảm dần.





Hình 2.2: Bốn nhóm biểu thức xưng hô trong DVCTTV

2.1.1. Dùng đại từ nhân xưng trong diễn văn chính trị tiếng Việt
Nhóm đại từ nhân xưng gồm: "tôi, chúng tôi và chúng ta", trong đó "tôi" được dùng nhiều nhất, đứng vị trí thứ hai là "chúng ta", sau cùng là "chúng tôi". So sánh "chúng ta", và "chúng tôi", "chúng ta" xuất hiện nhiều hơn "chúng tôi" ở 3 chức danh TBT, CTN, CTQH, duy có chức danh TTCP, "chúng tôi" lại được dùng nhiều hơn.

tải về 209.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương