Của diễn ngôN (TRÊn tư liệu diễn văn chính trị tiếng việT)


Các công trình nghiên cứu về diễn văn chính trị ở Việt Nam



tải về 209.5 Kb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu29.05.2023
Kích209.5 Kb.
#54774
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
vu-hoai-phuong (1)

1.1.3.2. Các công trình nghiên cứu về diễn văn chính trị ở Việt Nam
Nguyễn Hòa, Đinh Văn Đức [38] “Quan yếu trong cấu trúc diễn ngôn bản tin chính trị - xã hội trong báo tiếng Anh và tiếng Việt”; Nguyễn Hoà [39] Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị - xã hội (trên tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại); Bài viết “Tìm hiểu về đề ngữ liên nhân trong các bài diễn văn chính trị Anh - Việt” (An investigation into interpersonal theme in English-Vietnamese political speeches) của hai tác giả Phan Văn Hoà và Ngô Thị Thanh Mai [43]; Luận án tiến sĩ “Ẩn dụ trong văn bản diễn thuyết chính trị Mỹ và dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt” của NCS Nguyễn Thị Như Ngọc [62]; Bài viết “Đặc điểm của lập luận trong diễn văn chính trị tiếng Việt” của Vũ Ngọc Hoa [36].
1.2. Cơ sở lý luận áp dụng nghiên cứu chức năng tác động của diễn văn chính trị tiếng Việt
1.2.1. Lý thuyết phân tích diễn ngôn
Những đặc điểm chung nhất của phân tích diễn ngôn, theo Nunan [120], Brown & Yule [85], Paltridge [124]: PTDN là miêu tả các cơ chế cấu trúc mà người viết/người nói xử lý khi phát ngôn; tập trung vào kiến thức về ngôn ngữ vượt ra khỏi phạm vi từ, ngữ, cú và câu cần thiết cho cuộc giao tiếp thành công; PTDN là làm rõ những gì thấy được trong các văn bản, hiểu được những gì nguồn phát cung cấp, nhận biết được những chuỗi câu liên kết và mạch lạc, cũng như có thể tham gia vào các cuộc hội thoại một cách thành công; PTDN là phân tích chức năng ngôn ngữ và cách nó chi phối các quan niệm và nhận thức, cách nó phân phối quyền lực cho những người có ít quyền hơn; PTDN là nghiên cứu những biểu thức ngôn ngữ và quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và bối cảnh văn hoá - xã hội; là tìm hiểu cách mà ngôn ngữ thể hiện những cách nhìn và cách hiểu khác nhau về thế giới; PTDN còn xem xét phương thức mà ngôn ngữ bị chi phối bởi mối quan hệ giữa các thành viên cũng như xem xét tác động của việc sử dụng ngôn ngữ lên các mối quan hệ xã hội.
1.2.2. Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán
Trong luận án này, chúng tôi chọn đường hướng CDA theo mô hình của Fairclough. Fairclough quan niệm rằng CDA cần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các hệ thống kí hiệu với các thành tố này của thực tiễn xã hội. Đường hướng CDA của Fairclough chủ yếu sử dụng khung lí thuyết của ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday. Trong quy trình PTDNPP của đường hướng này, nhiều nhà nghiên cứu cùng quan điểm cho rằng trước hết cần (1) xác định các vấn đề quyền lực/ xã hội; (2) tìm hiểu hoàn cảnh của vấn đề và (3) phân tích diễn ngôn theo ba bước (đề nghị của Fairclough) bao gồm miêu tả, hiểu, giải thích; và cuối cùng là (4) đánh giá công việc PTDNPP.

tải về 209.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương