Của diễn ngôN (TRÊn tư liệu diễn văn chính trị tiếng việT)


Việc thực hiện chức năng tác động của phương tiện và biện pháp tu từ trong diễn văn chính trị tiếng Việt



tải về 209.5 Kb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu29.05.2023
Kích209.5 Kb.
#54774
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
vu-hoai-phuong (1)

4.2. Việc thực hiện chức năng tác động của phương tiện và biện pháp tu từ trong diễn văn chính trị tiếng Việt
Các lý thuyết về truyền thông đã chỉ ra rằng đánh giá tác động của truyền thông chính là đánh giá hiệu quả của truyền thông đối với người tiếp nhận được xem xét ở nhận thức, thái độ và hành vi. Do vậy, để xác định việc các phương tiện và biện pháp tu từ trong diễn văn chính trị tiếng Việt, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của các phương tiện và biện pháp tu từ trong việc tăng cường giá trị thẩm mỹ; tăng cường giá trị biểu cảm; tăng cường tính thông tin và tạo dấu ấn riêng.
KẾT LUẬN
Dưới ánh sáng của một số lý thuyết của ngôn ngữ học như: lý thuyết về từ ngữ xưng hô; lý thuyết lập luận; lý thuyết về phương tiện và biện pháp tu từ, quy trình ba bước của đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán, luận án tiến hành nhận diện, giải thích và đánh giá một số phương tiện thực hiện chức năng tác động của diễn văn chính trị tiếng Việt với khối ngữ liệu gồm 60 bài diễn văn ở 4 chức danh TBT, CTN, CTQH và TTCP từ 2000 - 2016; 120 lời kêu gọi và 100 bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1945 - 1969 đi đến một số kết luận sau:
1. Diễn văn chính trị tiếng Việt là bài phát biểu bằng tiếng Việt trước đông người của chính khách trong dịp quan trọng nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng, tổ chức quần chúng thực hiện đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam, chính sách, pháp luật và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nó phản ánh thực tiễn đời sống chính trị của Việt Nam. Diễn văn chính trị tiếng Việt gồm hai khối: diễn văn đối nội và diễn văn đối ngoại. Diễn văn đối nội là những bài diễn văn trình bày tại Việt Nam và người tiếp nhận diễn văn là người mang quốc tịch Việt Nam, nội dung của diễn văn là những vấn đề nội bộ hoặc những vấn đề của khu vực và quốc tế có liên quan đến Việt Nam. Diễn văn đối ngoại là những bài diễn văn trình bày ở các quốc gia ngoài Việt Nam và người tiếp nhận là người không mang quốc tịch Việt Nam; nội dung của diễn văn là những vấn đề của khu vực và quốc tế nhưng cũng có thể là những vấn đề của riêng Việt Nam.
2. Quyền lực là vấn đề nổi bật trong diễn văn chính trị tiếng Việt. Công cụ đắc lực biểu đạt nó là từ ngữ xưng hô. Quyền lực thực hiện chức năng tác động trong diễn văn chính trị tiếng Việt. Kết quả khảo sát 60 diễn văn ở 4 chức danh cho thấy có khoảng 40 kiểu xưng hô trong diễn văn chính trị tiếng Việt nhưng có 9 kiểu xuất hiện với tần suất lớn. Trong số 9 kiểu này, một vài kiểu có kết cấu ngữ pháp giống nhau nên chúng tôi gộp vào 4 nhóm trong quá trình nghiên cứu. Đại từ nhân xưng là nhóm xuất hiện nhiều nhất; danh từ/cụm danh từ gọi tên các tổ chức, đơn vị, (tổ chức) đứng ở vị trí thứ hai; danh từ/cụm danh từ tổng hợp đứng thứ ba; danh từ địa chỉ được ngôi hoá đứng cuối bảng. Chúng là những phương tiện để thể hiện quyền lực cá nhân và quyền lực tập thể trong diễn văn. Đặc biệt, chúng tôi phát hiện ra danh từ chỉ nghề nghiệp không phải là trụ cột xưng hô biểu thị quyền lực trong diễn văn chính trị ở 4 chức danh nói trên.
Những phương tiện từ ngữ xưng hô biểu thị quyền lực cá nhân có vai trò quan trọng trong việc bày tỏ quan điểm, góc nhìn riêng biệt của người nói và sự công nhận, đề cao vai trò của người nghe. Chúng thường xuất hiện ở giai đoạn mở đầu và kết thúc phát biểu. Các phương tiện từ ngữ xưng hô biểu thị quyền lực tập thể được phát huy vai trò khi chính khách muốn đề cao tính thống nhất của tập thể, dùng sức mạnh của tập thể. Các chính khách đều xưng và hô theo nguyên tắc đề cao người tham gia giao tiếp, thực hiện tốt các nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự, đặc biệt là chú ý đề cao thể diện dương tính của người nghe. Hiện tượng thay đổi từ ngữ xưng hô, chuyển từ nhóm này sang nhóm kia trong nội bộ một bài diễn văn là rất phổ biến. Chúng được thay đổi sao cho phù hợp với quyền lực cần được phô diễn trong từng đoạn. Sự chủ động trong giao tiếp nói chung hay trong lựa chọn từ ngữ xưng hô được thể hiện trong diễn văn chính trị góp phần tạo nên quyền lực trong diễn ngôn. Quyền lực ấy được dùng để tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi của người tiếp nhận diễn văn. Có thể khẳng định là quyền lực tham gia tích cực vào việc thực hiện chức năng tác động trong diễn văn chính trị tiếng Việt. Và như vậy câu hỏi nghiên cứu số 1 của luận án Quyền lực thực hiện chức năng tác động như thế nào qua các từ ngữ xưng hô trong diễn văn chính trị tiếng Việt đã được giải đáp.
3. Lập luận trong diễn văn chính trị gồm nhiều kiểu loại và là công cụ quan trọng để thực hiện chức năng tác động. 6 kiểu lập luận được chia thành 3 cặp của 120 mẫu diễn văn chính trị tiếng Việt gồm lập luận đơn, lập luận phức; lập luận đồng hướng, lập luận nghịch hướng và lập luận tường minh, lập luận hàm ẩn đã được mô tả, phân tích và đánh giá dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhất của lý thuyết lập luận, lý thuyết phân tích diễn ngôn và quy trình phân tích diễn ngôn phê phán.
Lập luận phức, lập luận đồng hướng, lập luận tường minh được dùng với tần suất cao hơn nhiều so với lập luận đơn, lập luận nghịch hướng và lập luận hàm ẩn. Việc sử dụng loại lập luận nào tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của người nghe, nội dung vấn đề và hoàn cảnh giao tiếp. Lập luận đơn, lập luận đồng hướng và lập luận tường minh nên được sử dụng khi trình độ nhận thức của người nghe còn hạn chế, nội dung vấn đề giản đơn, hoàn cảnh thuận lợi. Ngược lại, lập luận phức, nghịch hướng và hàm ẩn nên được đưa vào diễn văn khi người nghe có trình độ nhận thức cao, nội dung vấn đề tế nhị, phức tạp và hoàn cảnh giao tiếp không thuận lợi. Lập luận của diễn văn là vũ khí sắc bén để thuyết phục người nghe. Thuyết phục bằng lý lẽ là cách thuyết phục có căn cứ và khoa học. Lập luận cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra ảnh hưởng của diễn văn đối với người tiếp nhận, tạo ra ảnh hưởng của người nói đối với người nghe. Đến đây, câu hỏi nghiên cứu thứ hai của đề tài Có những kiểu lập luận nào và chúng tham gia vào việc thực hiện chức năng tác động như thế nào trong diễn văn chính trị tiếng Việt cũng đã tìm được câu trả lời.
4. Phương tiện và biện pháp tu từ mà cụ thể là ẩn dụ tu từ và lặp được khảo sát từ 220 bài phát biểu là hai phương thức có đóng góp lớn lao trong việc tăng cường giá trị thẩm mỹ, giá trị biểu cảm, giá trị thông tin cho diễn văn chính trị tiếng Việt và tạo dấu ấn cá nhân cho chính khách. Ẩn dụ tu từ gồm ẩn dụ định danh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, trong đó ẩn dụ định danh được dùng nhiều hơn. Ẩn dụ giúp tạo ra những tổ hợp từ mới, phản ánh thế giới hiện thực bằng những hình ảnh sáng tạo. Do vậy, những vấn đề khô khan, hóc búa, trừu tượng trong diễn văn chính trị được phù phép thành những hình ảnh dễ hiểu, gần gũi, đa sắc màu nhờ phương tiện tu từ ngữ nghĩa ẩn dụ. Lặp là biện pháp tu từ cú pháp được phát huy tối đa vai trò trong việc tạo ra nhạc tính và duy trì chủ đề cho bài diễn văn, góp phần tích cực trong việc thực hiện chức năng tác động. Lặp bao gồm lặp từ, cụm từ và cấu trúc. Trong đó lặp danh từ, cụm danh từ, lặp kết cấu C- V - B, Trạng, C- V - B chiếm ưu thế. Có thể nói, câu hỏi nghiên cứu thứ 3 của đề tài là Phương tiện và biện pháp tu từ có vai trò gì khi thực hiện chức năng tác động trong diễn văn chính trị tiếng Việt đã được trả lời.
Từ bốn kết luận bộ phận trên đây, chúng tôi khẳng định rằng với lý thuyết từ ngữ xưng hô, lý thuyết lập luận và lý thuyết về phương tiện và biện pháp tu từ theo quy trình của đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán được áp dụng để khảo cứu khối ngữ liệu gồm 260 bài diễn văn chính trị tiếng Việt đã cho thấy từ ngữ xưng hô, lập luận, ẩn dụ tu từ và lặp là những phương tiện hữu hiệu thực hiện chức năng tác động trong diễn ngôn mà cụ thể là trong diễn văn chính trị tiếng Việt.
Chúng tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ gợi mở một vài nội dung cho các công trình nghiên cứu sau này. Để tìm hiểu quyền lực được hiện thực hóa trong diễn văn chính trị có thể khảo sát những vấn đề về tình thái hay hành động ngôn từ. Nên dành sự quan tâm đến tác tử và kết tử lập luận trong diễn văn chính trị tiếng Việt. Diễn văn chính trị có vai trò lớn trong đời sống chính trị nên ngoài nghiên cứu chức năng tác động ở dạng diễn ngôn viết còn cần tiến hành nghiên cứu ở dạng diễn ngôn nói để có thể đánh giá tác động đối với người tiếp nhận. Để có một cái nhìn so sánh, cần tiến hành đối chiếu diễn văn chính trị tiếng Việt với diễn văn thuộc các ngôn ngữ khác trên thế giới.

tải về 209.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương