Của diễn ngôN (TRÊn tư liệu diễn văn chính trị tiếng việT)


Dùng danh từ chỉ các cơ quan, tổ chức, nhóm (tổ chức) để xưng hô



tải về 209.5 Kb.
trang10/15
Chuyển đổi dữ liệu29.05.2023
Kích209.5 Kb.
#54774
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
vu-hoai-phuong (1)

2.1.2. Dùng danh từ chỉ các cơ quan, tổ chức, nhóm (tổ chức) để xưng hô
Danh từ chỉ các cơ quan, tổ chức, tập thể, nhóm gọi tắt là tổ chức được dùng để xưng hô là trường hợp phổ biến trong các ngôn ngữ trên thế giới, không riêng gì tiếng Việt. Từ, ngữ chỉ tên gọi tổ chức vừa được dùng để xưng, vừa được dùng để hô, kiểu dùng này rất phổ biến và rất phong phú trong DVCTTV. Kết cấu của cụm danh từ không phức tạp, gồm trung tâm và phụ sau, không có phụ trước. Mỗi chức danh có những từ, cụm từ chỉ tên gọi tổ chức mang tính đặc thù.
2.1.3. Dùng từ/cụm danh tổng hợp từ để xưng hô
Nhóm này là nhóm được hình thành theo kiểu kết cấu danh ngữ như nhóm "tên gọi tổ chức" nhưng các danh từ đứng làm trung tâm đa dạng hơn nên chúng tôi đặt tên cho nhóm này là nhóm danh từ/cụm danh từ tổng hợp. Đầu quân cho nhóm này gồm các từ ngữ sau: Các đồng chí; Ngài + chức vụ + (tên quốc gia) + họ và tên; Ngài + chức vụ; Chức vụ + họ và tên; Ông/ bà + Họ và tên; Quý vị và các bạn; Các quý vị; Các bạn; Cử tri; Đồng bào.
2.1.4. Ngôi hoá địa danh để xưng hô
Trong tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, hiện tượng ngôi hoá các địa danh để xưng hô rất phổ biến. Chính nhờ vậy mà danh từ riêng được dùng để xưng hô như kiểu: "Việt Nam", "Hoa Kỳ", "Cu Ba", "Hà Nội", "Đà Nẵng", "Hải Phòng",.... Kiểu này xuất hiện 89 lần trong 60 bài diễn văn ở cả 4 chức danh nhưng đáng kể nhất là trong diễn văn của TTCP với 44 lần, khiêm tốn nhất là trong diễn văn của CTQH, chỉ với 3 lần ít ỏi. Xếp ở vị trí thứ hai là diễn văn của, CTN, thứ ba là diễn văn của TBT.
2.2. Quyền lực thực hiện chức năng tác động qua cách xưng hô
Từ thực tế khảo sát các biểu thức xưng hô trong diễn văn chính trị tiếng Việt, có hai trục quyền lực nổi lên có tính chất đối xứng nhưng không triệt tiêu mà bổ sung nhau là quyền lực cá nhân và quyền lực tập thể. Trong mục 2.2, chúng tôi sẽ chỉ ra tác động của từ ngữ xưng hô biểu thị quyền lực ở hai trục này.
2.2.1. Tác động của từ ngữ xưng hô biểu thị quyền lực cá nhân
Từ ngữ xưng hô biểu thị quyền lực cá nhân bao gồm những từ ngữ thuộc số ít, ở cả hai ngôi: ngôi thứ nhất tự xưng và ngôi thứ hai hô gọi. Trong số 9 biểu thức từ ngữ xưng hô trong diễn văn chính trị tiếng Việt được chia thành 4 nhóm như đã khảo sát, có đại từ nhân xưng "tôi" - nhóm 1; cụm danh từ "ngài + chức vụ + họ tên", "bà/ông + chức vụ + họ tên" và các biến thể của chúng - nhóm 3 là những từ ngữ xưng hô biểu thị quyền lực cá nhân. Các chính khách dùng những phương tiện từ ngữ xưng hô này để góp phần tạo ra quyền lực trong diễn ngôn để từ đó tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của người nghe.

tải về 209.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương