Của diễn ngôN (TRÊn tư liệu diễn văn chính trị tiếng việT)



tải về 209.5 Kb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu29.05.2023
Kích209.5 Kb.
#54774
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15
vu-hoai-phuong (1)

1.2.4.3.2. Kết quả phân loại
Vì phạm vi luận án có hạn, chúng tôi sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu vào 3 nhóm phương pháp lập luận chủ yếu, đó là: lập luận đơn và lập luận phức; lập luận đồng hướng và lập luận nghịch hướng; lập luận tường minh và lập luận hàm ẩn.
1.2.5. Lý thuyết về các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
1.2.5.1. Phương tiện tu từ tiếng Việt nhìn từ góc độ lý thuyết
Theo Đinh Trọng Lạc [52]: “Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ. Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát phương tiện tu từ ngữ nghĩa - ẩn dụ được sử dụng để thực hiện chức năng tác động trong diễn văn chính trị tiếng Việt. Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó. Có 2 loại: Ẩn dụ định danh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
1.2.5.2. Biện pháp tu từ tiếng Việt nhìn từ góc độ lý thuyết
Biện pháp tu từ là những cách thức, phương pháp phối hợp, sử dụng, vận dụng ngôn ngữ để tạo ra cách diễn đạt có sức biểu cảm cao, hay, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe và làm cho họ tiếp thu được những gì người viết, người nói muốn truyền đạt.
Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt [53], tác giả Đinh Trọng Lạc chia biện pháp tu từ thành 4 nhóm: Biện pháp tu từ từ vựng; Biện pháp tu từ ngữ nghĩa; Biện pháp tu từ cú pháp; Biện pháp tu từ văn bản. Luận án chọn cách phân loại theo Đinh Trọng Lạc [52]. Vì phạm vi đề tài nghiên cứu có hạn, chúng tôi sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu vào biện pháp lặp - tu từ cú pháp.
Có thể chia lặp thành 3 dạng chủ yếu: lặp từ, lặp cụm từ, lặp cấu trúc câu. Lặp từ và cụm từ hay còn gọi là điệp ngữ là phương tiện tu từ cú pháp. Lặp từ có thể chia ra thành: lặp động từ, lặp danh từ, lặp tính từ. Lặp cụm từ thì có lặp cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ. Lặp cấu trúc hay còn gọi là sóng đôi cú pháp, thường có lặp cụm C -V, lặp cụm Trạng, C -V… Để đơn giản, thuận tiện và thống nhất trong cách trình bày, luận án gộp điệp ngữ và sóng đôi lại trong tên gọi chung là biện pháp lặp.

tải về 209.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương