Của diễn ngôN (TRÊn tư liệu diễn văn chính trị tiếng việT)


Lý thuyết về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt



tải về 209.5 Kb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu29.05.2023
Kích209.5 Kb.
#54774
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15
vu-hoai-phuong (1)

1.2.3. Lý thuyết về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
1.2.3.1. Khái niệm
Từ xưng hô là những từ được dùng để chỉ ra hay quy chiếu đến người hoặc vật tham gia vào quá trình giao tiếp. Cách thức mà người ta xưng hô với một người hoặc vật khác thường phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, nhóm xã hội và quan hệ cá nhân.
1.2.3.2. Phân loại các cách xưng hô trong tiếng Việt
Dùng họ và tên để xưng hô; Dùng đại từ nhân xưng; Dùng các danh từ thân tộc để xưng hô; Dùng danh từ chỉ chức vụ để xưng hô; Dùng tên gọi địa danh, tổ chức, nhóm lâm thời để xưng hô; Xưng hô bằng sự vắng mặt của từ xưng hô (nói trống không). Từ xưng hô là yếu tố quan trọng đầu tiên để xác lập cuộc giao tiếp và tiến hành những hành động ngôn ngữ thực hiện mục đích giao tiếp.
1.2.4. Lý thuyết lập luận
1.2.4.1. Khái niệm và vai trò của lập luận
Theo Đỗ Hữu Châu [12]: “Lập luận là việc người nói đưa ra các luận cứ (lý lẽ, dẫn chứng, số liệu) để người cùng giao tiếp đi đến kết luận hoặc chấp nhận kết luận theo ý đồ của người nói”.
Lập luận được thể hiện ở mọi cấp độ: một phát ngôn (câu), một đoạn văn cho đến một văn bản. Lập luận có vai trò trong việc tạo ra sự mạch lạc của diễn ngôn và trong việc thuyết phục người tiếp nhận diễn ngôn.
1.2.4.2. Các thành phần của lập luận
Theo Đỗ Hữu Châu [12] lập luận gồm 2 thành tố logic là : lý lẽkết luận. Lý lẽ là những yếu tố mà nhờ đó từ tiền đề chúng ta suy ra kết luận. Lý lẽ chính là các luận điểm, luận cứ. Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài nói. Luận cứ: là các dẫn chứng và lí lẽ làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm. Kết luận là phần không thể thiếu trong cấu trúc của một lập luận. Nó làm cho bố cục của lập luận trở nên cân đối, logic, có tác dụng khái quát và nhấn mạnh điều đã nói.
1.2.4.3. Phương pháp lập luận
1.2.4.3.1. Tiêu chí phân loại
Căn cứ vào hướng lập luận có hai loại: Lập luận đồng hướng: là các tiền đề, lý lẽ, luận cứ đi đến cùng một kết luận; Lập luận nghịch hướng: là các tiền đề, lý lẽ, luận cứ đưa ra kết luận trái chiều nhau.
Căn cứ vào sự tường minh của kết luận, ta có : Lập luận tường minh: Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được. Lập luận hàm ẩn: Các ý nghĩa được suy ra một cách gián tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại.
Căn cứ vào vị trí của kết luận, gồm:Lập luận diễn dịch: tức là kiểu lập luận đi từ một tiền đề (premise) khái quát để suy ra kết luận cục bộ. Lập luận quy nạp: là kiểu lập luận đi từ lập luận cục bộ, lập luận ít chung hơn đế kết luận khái quát, kết luận chung nhiều nhất.
Căn cứ vào số lượng kết luận, Ta có : Lập luận đơn: Có một kết luận; Lập luận phức hợp: Có nhiều kết luận bộ phận dẫn đến một kết luận chung. Kết luận bộ phận trở thành luận cứ để dẫn đến kết luận chung nhất.

tải về 209.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương