Của diễn ngôN (TRÊn tư liệu diễn văn chính trị tiếng việT)


Chức năng ngôn ngữ và chức năng tác động



tải về 209.5 Kb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu29.05.2023
Kích209.5 Kb.
#54774
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
vu-hoai-phuong (1)

1.1.2. Chức năng ngôn ngữ và chức năng tác động
1.1.2.1. Quan điểm về các kiểu chức năng của ngôn ngữ
K. Bühler được coi là người đại diện cho việc nghiên cứu chức năng ngôn ngữ thời kỳ cấu trúc luận. Ông tuyên bố trong [89] giao tiếp cũng như ngôn ngữ gồm 3 chức năng quan trọng. Đó là chức năng hướng tới người nói, chức năng hướng tới người nghe và chức năng biểu diễn. Roman Jakobson [112] đã trình bày 6 chức năng của ngôn ngữ gồm: xúc cảm và nhận cảm, Meta-language (Siêu ngữ), Poetics (Thi pháp) và Phatics (Kết nối). Halliday [108] và B. Brown & G. Yule [85] là những tác giả được nhắc đến nhiều hơn cả khi nói về chức năng ngôn ngữ theo trường phái chức năng. Theo M.A.K. Halliday, ngôn ngữ có 3 chức năng lớn: Ideation (ý niệm, tư tưởng), interpersonal (liên nhân), textual (văn bản)
G. Brown & G. Yule trong [85] đã phát biểu một cách đơn giản hơn về các chức năng ngôn ngữ. Nói một cách khái quát thì ngôn ngữ có hai chức năng chính là: Transactional function (chức năng liên giao) và interactional function (chức năng tương tác). Các chức năng của ngôn ngữ suy cho cùng là để làm trọn việc truyền giao thông tin và để kết liên lại những thành viên trong một cộng đồng nói năng, nhằm mục đích thông cảm, đoàn kết, hợp tác...
1.1.2.2. Chức năng tác động
Trong các quan niệm về chức năng của ngôn ngữ thuộc các trường phái từ cấu trúc luận đến chức năng, chức năng tác động có một vài cách diễn đạt khác nhau như chức năng hướng tới người nghe (Karl Bühler), chức năng kêu gọi (Roman Jakobson), chức năng liên nhân (M.A.K. Halliday), chức năng tương tác (G. Brown & G. Yule). Dù có các tên gọi khác nhau ở mỗi tác giả nhưng nhìn chung tác động là một chức năng quan trọng của ngôn ngữ.
1.1.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.3.1. Các công trình nghiên cứu về diễn văn chính trị trên thế giới
Isabela và Norman Fairclough [98] đã xuất bản cuốn sách « Political discourse analysis – A method for advanced students ». Bên cạnh công trình của các nhà nghiên cứu tên tuổi như vậy, cũng phải kể đến các bài viết trên tạp chí của một vài nhà nghiên cứu khác. Junling Wang [136], một học giả Trung Quốc đã có bài viết “A critical discourse analysis of Barack Obama’s speeches. Junling Wang đã sử dụng lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của M.K.A. Halliday – nền tảng của CDA để phân tích hai bài diễn văn của Tổng thống Obama (diễn văn chiến thắng 4/11/2008 và diễn văn nhậm chức 20/1/2009).

tải về 209.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương