Của diễn ngôN (TRÊn tư liệu diễn văn chính trị tiếng việT)


Đánh giá việc thực hiện chức năng tác động của lập luận đơn và lập luận phức



tải về 209.5 Kb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu29.05.2023
Kích209.5 Kb.
#54774
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
vu-hoai-phuong (1)

3.1.2. Đánh giá việc thực hiện chức năng tác động của lập luận đơn và lập luận phức
Việc sử dụng lập luận đơn hay lập luận phức phải tùy thuộc vào trình độ nhận thức của người nghe. Nếu người nghe là nhóm có trình độ học vấn cao tức là có khả năng nhận thức tốt thì người nói nên sử dụng lập luận đơn để tác động. Ngược lại, người nghe có trình độ học vấn thấp, người nói nên sử dụng lập luận phức để dẫn giải dần dần sao cho dễ hiểu và thấu đáo vấn đề. Trong bài diễn văn chính trị, sử dụng kiểu lập luận đơn hay lập luận phức là một trong những cách để góp phần vào việc nâng cao tính thuyết phục của người nghe đối với bài diễn văn và cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra ảnh hưởng của bài nói đối với người tiếp nhận, tạo ra ảnh hưởng của người nói đối với người nghe.

3.2. Lập luận đồng hướng, lập luận nghịch hướng trong diễn văn chính trị tiếng Việt


3.2.1. Nhận diện lập luận đồng hướng và lập luận nghịch hướng
Lập luận đồng hướng và lập luận nghịch hướng là cách sử dụng của phương pháp lập luận. Trong 105 mẫu được khảo sát, thống kê cho thấy có 89 lập luận đồng hướng được sử dụng, chiếm 84,8%. Tức là các tiền đề, lý lẽ, luận cứ cùng đi đến một kết luận chung nhất, khái quát nhất. Trong khi đó, lập luận nghịch hướng chỉ có 16 lần xuất hiện, chiếm 15,2%. So với lập luận đơn và lập luận phức, lập luận đồng hướng và lập luận nghịch hướng có một sự chênh lệch đòi phải giải thích trong quá trình nghiên cứu của nội dung dưới đây.
3.2.2. Đánh giá việc thực hiện chức năng tác động của lập luận đồng hướng và nghịch hướng
Trong các lời kêu gọi, so với lập luận nghịch hướng, lập luận đồng hướng được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng với tần suất lớn. Lập luận đồng hướng có đặc điểm là luận cứ cùng chiều với kết luận, tức là tư duy chỉ đi theo một chiều nhất định. Trái lại, đặc trưng của lập luận nghịch hướng là các luận cứ không cùng hướng đến kết luận, nghĩa là tư duy đa chiều. Lợi thế của tư duy một chiều là không có sự đối đầu, mâu thuẫn nhưng điểm yếu của nó là không thấy được tính nhiều chiều của sự vật hiện tượng. Trái lại, lợi thế của tư duy đa chiều là sự vật hiện tượng được đặt trong các thế đối lập để nhận thức, đây mới là bản chất của vấn đề. Nhưng điểm yếu của nó là sự vật hiện tượng tuần tự phát triển, không thấy được sự đột phá, khác biệt, khó được chấp nhận nếu trình độ của người nghe còn hạn chế.

tải về 209.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương