Của diễn ngôN (TRÊn tư liệu diễn văn chính trị tiếng việT)


Lập luận tường minh, lập luận hàm ẩn trong diễn văn chính trị tiếng Việt



tải về 209.5 Kb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu29.05.2023
Kích209.5 Kb.
#54774
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
vu-hoai-phuong (1)

3.3. Lập luận tường minh, lập luận hàm ẩn trong diễn văn chính trị tiếng Việt


3.3.1. Nhận diện lập luận tường minh và lập luận hàm ẩn
Qua khảo sát 105 mẫu lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta có thể thống kê được khoảng hơn 105 lập luận được sử dụng. Trong đó, 84 lập luận tường minh, chiếm 80,%; có 21 lập luận hàm ẩn, chiếm 20%.
Nghiên cứu các lời kêu gọi của Bác, ta thấy các kiểu lập luận tường minh mà Bác lựa chọn rất phong phú, đa dạng, khi thì mới lạ, độc đáo, khi thì giản dị, gần gũi; nhưng tất cả đều có một điểm chung là dễ hiểu, dễ liên tưởng.
So với lập luận tường minh thì lập luận hàm ẩn được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng ít hơn. Khảo sát 120 bài nói của Bác chỉ có khoảng 21 lần Bác sử dụng lập luận hàm ẩn (chiếm 20%).
3.3.2. Đánh giá việc thực hiện chức năng tác động của kiểu lập luận tường minh và hàm ẩn
Trong các lời kêu gọi của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng kiểu lập luận tường minh và lập luận hàm ẩn rất tài tình. Dù là tố cáo, lên án tội ác của giặc hay là châm biếm, đả kích, chế giễu chúng, dù là phê bình, nhắc nhở, chỉ trích những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, hay là dạy bảo, khuyên nhủ, thì nhờ có phép ẩn dụ đã làm cho lời nói của Người giàu hình ảnh hơn, có sức khái quát và sức biểu cảm cao, khơi gợi ở người nghe nhiều liên tưởng mà không cần phải nói nhiều, nói dài. Đây là một trong những điểm đặc biệt làm nên phong cách ngôn ngữ của Hồ Chủ tịch.
CHƯƠNG 4
CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG CỦA DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT QUA PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ
4.1. Nhận diện phương tiện và biện pháp tu từ thực hiện chức năng tác động trong diễn văn chính trị tiếng Việt
Chương 4 sẽ trả lời câu hỏi: Phương tiện và biện pháp tu từ có vai trò gì khi thực hiện chức năng tác động trong diễn văn chính trị tiếng Việt?
Nguồn ngữ liệu chúng tôi dùng để khảo sát ở chương 4 là 100 bài phát biểu [57] (xem phụ lục 3) và 120 lời kêu gọi của Hồ Chí Minh [58] trên cương vị là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Căn cứ vào định nghĩa công cụ đã được xác lập ở chương 1, chúng tôi thấy nguồn ngữ liệu ấy thoả mãn các điều kiện để được gọi là diễn văn chính trị tiếng Việt.
Qua khảo sát 100 bài nói của Hồ Chủ tịch, ta có thể thống kế được có tới khoảng 126 lần Bác sử dụng phép ẩn dụ tu từ, trong đó: ẩn dụ định danh có 101 lần, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có 25 lần. (Xem phụ lục 4)
Để tạo ra nhịp điệu cho các phát ngôn và để duy trì chủ đề bài nói, việc lặp đi lặp lại các đơn vị từ vựng, ngữ pháp có thể giúp đạt mục đích đó. Qua khảo sát 120 lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ta có thể thống kê được khoảng 938 lần Bác sử dụng phép lặp tu từ. Trong đó: lặp từ là 617 lần; lặp cụm từ là 196 lần; lặp cấu trúc là 125 lần. (Xem phụ lục 5)

tải về 209.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương