Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn


PHẦN IV : Con Người Và Xã Hội 01.Vị Trí Vô Song Của Con Người



tải về 1.04 Mb.
trang22/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   31

PHẦN IV : Con Người Và Xã Hội

01.Vị Trí Vô Song Của Con Người


Bạn có thể cho rằng phần bàn luận ở những trang trước đã nói lên quan niệm rất tiêu cực về con người, hạ thấp vị trí của họ và không để ý đến những thành tựu vĩ đại của con người trong những lĩnh vực triết lý, tôn giáo, tâm lý, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc, văn chương, sự phát triển về văn hoá và v.v... Phải nói là trái lại, trong bối cảnh vũ trụ này con người đảm nhiệm một vị trí vô song bởi vì họ có được đặc ân hi hữu nhất là dễ có khả năng giải thoát hơn (các chúng sinh khác). Chính vì ba lý do.

Thế giới loài người (nhân giới) có một sự hoà trộn khá cân bằng về lạc và khổ. Khi lạc tăng thịnh (như trong các cõi chư thiên) hoặc khi khổ ưu thế (như trong các cõi thấp — địa ngục, ngạ quỷ…) tâm con người không hướng đến đời sống tâm linh. Đạo Phật chủ trương rằng khổ hạnh cực đoan hay lợi dưỡng thái quá đều không đưa đến sự phát triển trí tuệ và hiểu biết. Trung Đạo hay Con Đường Trung Dung giữa cực lạc và cực khổ (hạnh) được tán thành và nhân giới cung cấp cho con người cơ hội để bước đi trên Trung Đạo ấy. Lý do thứ hai là thọ mạng tương đối ngắn của kiếp người và tình trạng không thể đoán trước được về thời điểm chết.

Đối diện với cái chết sắp xảy tới con người luôn có khuynh hướng quay về đời sống tâm linh. Lý do thứ ba là trong khi ở các cõi khác cư dân ở đó chỉ là những người thọ nhận thụ động của quả-nghiệp quá khứ của họ, thì con người lại ở trong một vị trí thuận lợi hơn là tạo tác được các nghiệp mới, và như vậy có thể uốn nắn lại số phận của mình.

Tất cả những điều này cho con người trách nhiệm để thực hiện sự giải thoát của họ trong cõi nhân loại. Như vậy con người, trên thực tế, là đấng Sáng Tạo và Cứu Độ của mình. Nhiều người tin rằng tôn giáo là từ trên trời đưa xuống nhưng người Phật tử biết rằng Đạo Phật bắt đầu ở trên mặt đất và đi lên trên trời.

Những gì ở đây muốn nói là mỗi người có trong họ hạt giống-Phật (Buddha-seed tiềm năng cho sự hoàn thiện hay giác ngộ) và họ có thể tự phát triển mà không cần đến bất kỳ trợ giúp bên ngoài nào (tha lực). Người ta có thể trở thành Phật nhờ sanh trong cõi nhân loại, bởi vì chỉ ở đây họ mới có thể kinh nghiệm được sự hiện hữu trong tính toàn vẹn của nó. Người Phật tử chắc chắn sẽ đồng ý với quan niệm của Shakespeare về nghịch lý của con người:

“Con người quả là một kiệt tác, 


về lý trí vô cùng cao quý, 
khả năng thì vô tận biết bao! 
hình dáng, bước đi và cả trong hành động 
thật nhanh nhẹn và đáng khâm phục làm sao, 
sự hiểu biết thiên thần nào khác, 
vẻ đẹp thế gian, giống như thượng đế, 
thật là kiểu mẫu của muôn loài; 
Vậy mà với tôi 
tinh hoa của cát bụi này là gì?” 
                                                    (Hamlet 2:2)

Về nhiều phương diện con người còn vô minh, tuy thế họ lại có hạt giống để trở thành tối thượng nhân trong muôn loài chúng sanh: một bậc toàn giác. Có người nói rằng kiếp người nằm giữa thiên đường và địa ngục bởi vì tâm con người có thể dễ dàng phát triển để kinh nghiệm hạnh phúc cõi trời, song khi bị lạm dụng nó cũng rất dễ cảm thọ cái khổ của địa ngục. Con người là con người chỉ khi họ có sự quan tâm của con người hay có tấm lòng của con người.

"Người kiêu ngạo không có thiên đường;

Người ghen tị không có láng giềng;

Và người nóng giận ngay cả bản thân họ cũng không có."

(Triết lý Trung Hoa)

‘Cá nhân, một mình nó không tự lo liệu gì được. Vì thế đời sống xã hội của con người sinh ra sức mạnh đồng - hợp tác. Thực sự con người không thể là con người không có xã hội. Con người là một với thiên nhiên.’ (Triết gia Hy Lạp)

Trong giáo lý của Đức Phật có đề cập rằng con người kinh nghiệm thiên lạc (hạnh phúc cõi trời) khi các đối tượng tác động tới năm căn (giác quan) là dễ chịu và êm dịu.. Ngược lại họ cũng có thể kinh nghiệm nỗi thống khổ giống như ở địa ngục nếu các đối tượng là khó chịu và phiền nhiễu.

---o0o---


02.Sống Hoà Hợp Với Mọi Người


Một chất liệu quan trọng cho cuộc sống hạnh phúc là khả năng sống hoà hợp với mọi người. Muốn có được khả năng này, chúng ta phải hiểu rằng có nhiều con đường người ta có thể chọn để đạt đến cùng một mục đích. Do đó, chúng ta không nên để bị khó chịu quá đáng nếu thấy người khác chấp vào các phong tục của họ hay có những quan niệm khác với của chúng ta.

Chúng ta đang sống trong một thế giới hằng-thay đổi. Vì thế không nên chấp giữ một cách mù quáng vào những truyền thống, phong tục, tập quán, lễ nghi và tín điều mà cha ông chúng ta đã áp dụng dựa theo đức tin và khả năng hiểu biết của họ thịnh hành vào thời đó. Một số phong tục hay truyền thống lưu truyền lại có thể là tốt, trong khi những phong tục và truyền thống khác có ít hoặc không hữu ích. Quan trọng là chúng ta phải biết xem xét với một tâm hồn cởi mở để biết được những pháp hành ấy có tương hợp và có ý nghĩa đối với thế giới ngày nay hay không.

Một số người lớn tuổi không thể khoan dung cho những quan niệm tân thời và lối sống cách tân của thế hệ trẻ. Họ hy vọng con cháu mình sẽ đi theo những phong tục và truyền thống xưa cũ của cha ông họ. Thay vì chấp nhận một thái độ như vậy, họ nên để cho lớp trẻ tiến với thời đại nếu những hoạt động của họ là vô hại. Tuy nhiên, ‘Có ích gì khi cố gắng giúp người không tự giúp mình. Bạn không thể đẩy ai lên thang nếu bản thân họ không muốn trèo lên.’ (Andrew Carnegie)

‘Nếu có đạo đức trong tâm hồn, sẽ có vẻ đẹp ở nhân cách. Nếu có vẻ đẹp ở nhân cách, sẽ có sự hoà hợp trong gia đình. Nếu có sự hoà hợp trong gia đình, sẽ có trật tự trong quốc gia. Nếu có trật tự trong quốc gia, sẽ có hoà bình trên thế giới’.

---o0o---

03.Hãy Để Cho Những Người Khác Được Quyền Có Những Quan Niệm Khác


Chúng ta cũng đang sống trong một thế giới ở đây cường quyền mạnh hơn lẽ phải. Kẻ mạnh lợi dụng kẻ yếu và người giàu bóc lột người nghèo. Chúng ta phải làm sao tránh hành động theo cách này. Nếu chúng ta không đồng ý, ít nhất chúng ta cũng phải biết đồng ý với sự không đồng ý. Chúng ta nên bày tỏ quan điểm của chúng ta một cách nhã nhặn và lịch sự không cố gắng áp đặt quan điểm của chúng ta lên những người khác bằng sức mạnh.

Dùng vũ lực để chiến thắng đối thủ rõ ràng đã chứng tỏ sự bất lực của chúng ta trong việc thuyết phục đối thủ, mà trong trường hợp này được kể như những con người cao quý. Chúng ta thường tìm sự an ủi nơi những người phù hợp với quan điểm của chúng ta, nhưng sự phát triển cá nhân chỉ xảy ra trong những tình huống ở đây có những khác biệt về quan điểm mà thôi.

Đôi khi ý kiến mà những người khác nhận xét về thái độ hay hành vi cư xử của chúng ta có thể không phải là điều chúng ta thích nghe tí nào. Nhưng nếu chúng ta biết lắng nghe họ một cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng có một chút sự thực nào đó trong những ý kiến ấy. Điều này có thể cho chúng ta cơ hội để tự cải thiện mình nếu chúng ta sẵn sàng thay đổi cách sống của chúng ta.

Thế gian chẳng khác một khu vườn với các loại hoa khác nhau. Giống như con ong đi gom góp mật từ các bông hoa, chúng ta phải có tính chọn lựa để chọn lấy cái tốt và bỏ lại đằng sau những gì không hữu ích. Tất nhiên không thể làm vừa lòng hết được mọi người khi chúng ta muốn làm một việc gì, bởi vì trong bất cứ một vấn đề nào mỗi người ai cũng có thể có những ý kiến khác nhau. Nếu bạn tranh cãi với một kẻ ngu là bạn đang cư xử như một thằng ngốc vậy.

Bạn không thể hy vọng tìm được sự bình yên bằng cách sửa đổi hết mọi người trên thế gian này. Cũng như bạn không thể loại hết sỏi đá và gai góc ra khỏi thế gian để cho đường đi bằng phẳng được.

Theo cách tương tự, chúng ta phải biết cách canh phòng các giác quan của chúng ta nếu muốn có sự bình yên nội tâm bởi vì chúng ta không thể thành công trong việc loại hết những đối tượng phiền phức ra khỏi thế gian được. Có nhiều cách để sửa người nếu họ sai. Do chỉ trích, đổ lỗi và la mắng họ trước công chúng, bạn sẽ không thể nào sửa sai được họ, mà rốt cục chỉ làm cho họ kiên quyết hơn trong những quan niệm của họ mà thôi.

Nếu bạn nói với người ấy một cách tế nhị để chỉ ra những sai lầm của họ, có thể họ sẽ lắng nghe bạn nhiều hơn, và một ngày nào đó họ sẽ biết ơn sự hướng dẫn và lòng tử tế của bạn.

‘Một cuộc tranh cãi lâu dài chứng tỏ cả hai phía đều sai.’ (Voltaire)

---o0o---



tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương