Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn



tải về 1.04 Mb.
trang25/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   31

10.Không Trách Người


Nếu như bạn biết cách phòng hộ tâm đúng đắn, những chuyện xảy ra bên ngoài không thể nào ảnh hưởng đến bạn. Khi một việc gì đó đi đến chỗ thất bại bạn không nên đổ thừa hoàn cảnh. Bạn không nên nghĩ rằng mình kém may mắn, rằng bạn là nạn nhân của một số phận bất hạnh, hay người nào đó đã trù ẻo bạn. Lý do bạn đưa ra có là gì cũng không thành vấn đề, bạn không được lẩn tránh trách nhiệm đối với những hành động của bạn. Hãy cố gắng giải quyết vấn đề của bạn không hờn trách, phiền muộn. Hãy cố gắng làm việc một cách vui vẻ dù dưới những hoàn cảnh cam go nhất.

Hãy can đảm để đương đầu với bất cứ thay đổi nào nếu sự thay đổi ấy là tự nhiên và cần thiết; và cũng có đủ can đảm như vậy để chấp nhận những gì bạn không thể tránh. Đủ trí tuệ để hiểu được tính bấp bênh của những điều kiện thế gian vốn ảnh hưởng đến mọi người. Do đó, bạn phải phát triển lòng can đảm để đối diện với những bất toại nguyện và những vấn đề của cuộc sống mà không cảm thấy chán nản. Khó khăn là chung cho tất cả mọi người trong cuộc đời này. Chúng ta phải đương đầu với chúng một cách can đảm. Nếu bạn biết cách để vượt qua những khó khăn mà không tạo thêm những vấn đề, thì quả thực bạn là người có trí.

Những người cố gắng để làm một việc gì đó phục vụ người khác cũng phải đương đầu với những vấn đề. Thậm chí họ còn gặp phải sự trách móc nhiều hơn những người hoàn toàn không phục vụ ai cả. Tuy nhiên bạn không nên để cho ngã lòng; thay vào đó phải có sự hiểu biết để nhận ra rằng tinh thần phục vụ vị tha cuối cùng sẽ đem lại hạnh phúc như phần thưởng của nó. Đổi lại tinh thần phục vụ của chúng ta cho tha nhân cũng cần phải có trí tuệ và sự hiểu biết.

Bertrant Russell, một triết gia người Anh có nói; ‘Lòng thương yêu không có trí tuệ và trí tuệ không có lòng thương yêu không thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp.’

---o0o---

11.Tính Ưu Việt của Con Người


Giữa muôn loài chúng sinh con người nổi bật lên như một chúng sinh duy nhất. Trong khi những đặc điểm, chức năng, và cách cư xử của y được phân loại như của thế giới động vật, song là một con người y lại tách biệt khỏi các loài vật khác. Thật vậy, trong lối xếp loại theo sự tiến hoá, con người được coi như thuộc về thế giới động vật. Cũng chính xác khi nói rằng con người rất thường hay cư xử giống như thú vật.

Tuy nhiên, con người vẫn hơn con vật. Là một con người, nghĩa là y có thể có lòng tốt, nhân hậu, từ bi và trí thông minh. Chính ở nơi con người mà ý thức về sự tồn tại hay ý thức bản ngã mới hoạt động đến mức cao nhất, và chính con người, giữa muôn loài muôn vật, được phú cho khả năng phân biệt giữa đúng, sai; thiện, ác; và năng lực phán xét, chọn lựa cái đúng và cái thiện, loại bỏ cái sai cái ác. Khả năng chọn lựa cái đúng, cái thiện, và hành động theo sự chọn lựa đó chỉ được thấy nơi con người; và đó là ý thức về Pháp (Dhamma), vốn rất được ca ngợi trong các tôn giáo lớn của thế giới.

Chính trên căn bản của Pháp (Dhamma) này mà tôn giáo cũng như đời sống đạo đức được xây dựng, và ngay cả đời sống xã hội cũng sẽ trở nên cao quý hơn khi giá trị của Pháp được nhìn nhận và được áp dụng trong cuộc sống của từng cá nhân cũng như cộng đồng. Chính tôn giáo đã đoàn kết xã hội lại với nhau. Không có tôn giáo nào, không xã hội nào có thể tồn tại và hoạt động dù chỉ trong một ngày. Chính vì con người có ý thức về Pháp mà mọi tiến bộ là điều khả dĩ đối với anh ta, trên phương diện xã hội cũng như cá nhân. Và chính tính chất đặc biệt này nơi anh ta đã làm nên sự phân biệt giữa con người với mọi sinh vật khác.

‘Về những vấn đề như ăn, ngủ, và những nhu cầu thể xác khác, con người được xếp ngang với loài vật. Chính ý thức về Pháp — Dhamma, với tất cả những hàm ý của nó, mới làm cho con người khác với muôn vật. Chính Pháp làm cho con người thực sự là con người; không có Pháp, con người chỉ là một con vật hay tệ hơn cả một con vật.’

Bởi thế không nên để lãng phí cái đặc ân hiếm hoi được sinh làm người như vậy; kiếp người phải được tận dụng cho sự phục vụ tốt nhất, và thành tựu mục đích cao tột nhất (sự giải thoát khổ) mà con người có thể (thành tựu được) với ý nghĩa của sự khẩn cấp. Nếu bạn quên đi mục đích thực sự của việc sinh làm người của bạn và chỉ chạy theo những lạc thú trần gian thì điều đó thật đáng tiếc lắm thay! Một triết gia Hindu (Ấn-giáo) đã nhận xét đầy ý nghĩa, ‘Còn gì ngu hơn một kẻ, sau khi đã có được thân người hiếm hoi, lại sao lãng việc hoàn thành sự giải thoát đích thực của kiếp sống này vậy?’ Con người phải làm sao để trở nên hoàn thiện và thể hiện được đức tính cao quý ở bên trong. Đó là mục đích của mọi nỗ lực tôn giáo, mục đích của mọi sự rèn luyện tinh thần.

---o0o---


12.Bản Chất Của Con Người


Những hoan lạc thể xác và hạnh phúc vật chất đều thoáng qua. Chúng đến rồi đi, đem lại cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Khi vui đến con người trở nên phấn chấn, và khi buồn đến họ trở nên chán nản. Mọi hy vọng và niềm vui trong đời này đều phù du như vậy. Chúng không đem đến sự bình yên và hạnh phúc bền vững cho con người. Tính bấp bênh là đặc tính của thế gian này. Toàn bộ sự sáng tạo đều phải chịu sự thay đổi liên tục và không ngừng. Muôn vật trong thế gian đều phải chịu chung quy luật sanh, tăng trưởng, phát triển, suy tàn, biến hoại và chết. Không có gì trong sự sáng tạo có thể thoát khỏi chuỗi biến hoá này.

Để tìm ra cái thực, tức là thấy được bản chất thực của mình, và bất tử, con người được đòi hỏi phải xoay lưng lại với những đối tượng không thực của thế gian này. Chỉ khi người ta nhận ra sự vô ích của việc chạy đuổi theo thế gian và những đối tượng của nó, họ mới xoay lưng lại với chúng. Xoay lưng lại với thế gian để hướng về sự xuất ly, tự rút mình ra khỏi thế gian và chuyển hướng sự tìm kiếm của mình vào bên trong. Cuộc hành trình của họ chấm dứt khi họ đạt đến ‘Chân lý của mọi chân lý’ và ‘Giác ngộ của mọi giác ngộ’.

Bước ngoặt này đánh dấu sự khởi đầu của nỗ lực tinh thần thực sự. Những gì khác hơn nỗ lực tìm kiếm vào bên trong này chỉ giống như một trò chơi của trẻ con nhân danh tôn giáo mà thôi. Những món đồ chơi được xem là cần thiết cho trẻ con, vì sự phát triển của nó trong một giai đoạn đặc biệt nào đó; nhưng khi giai đoạn đó qua rồi chúng không còn cần thiết nữa. Đời sống tôn giáo là một cuộc mạo hiểm. Nó đòi hỏi phải có một tinh thần năng nỗ đầy nghị lực ở đây cơ hội cho sự hoài nghi có mặt, và đó là điều đúng và thích hợp cho một người để hoài nghi.

Một con người nhu nhược hay yếu đuối không thể bước đi trên đạo lộ tinh thần này. ‘Bản Ngã không thể được thực chứng bởi con người nhu nhược.’ Tôn giáo đưa ra sự thách thức lớn nhất cho con người. Nó thách thức anh ta từ bỏ hết thảy mọi dính mắc, chấp thủ.

Sẽ không lý do nào khác ngăn cản được một con người mong muốn giải thoát. Mọi tôn giáo đều cảnh báo trước những nguy hiểm và cạm bẫy mà họ phải gặp trong cuộc hành hương tâm linh của mình. Song tôn giáo cũng kê ra những phương pháp qua đó họ có thể tránh được những cạm bẫy và vượt qua những khó khăn cũng như nguy hiểm trên đạo lộ. Có một số phương pháp thích ứng với trang bị tinh thần và năng lực tâm linh của những người khao khát chân lý (căn tánh) sai khác.

Hôm nay bạn có thể là một tỷ phú, song ngày mai bạn có thể là một người bần cùng, khố rách áo ôm. Hôm nay bạn rất khoẻ mạnh và xinh đẹp, nhưng ngày mai vẻ đẹp và tuổi trẻ ấy có thể biến mất. Tương tự, bạn có thể chấm dứt kiếp nghèo và bệnh hoạn của mình nhờ những thiện Nghiệp (kamma) của bạn. Lời khuyên này là một phép mầu đích thực có thể chữa trị mọi tâm trạng chán nản của chúng ta. Nó là một viên thuốc thập toàn đại bổ cho những con tim yếu đuối. ‘Sức mạnh không xuất phát từ thể lực mà từ một ý chí bất khuất.’ (Mahatma Gandhi)

Con người tìm kiếm sự giàu sang để thoả mãn những thôi thúc của họ đối với dục lạc. Thực ra dục vọng đi tìm sự thoả mãn; sự giàu sang giúp họ đạt được sự thoả mãn ấy. Nếu không được kiểm soát bằng những giá trị luân lý và tinh thần, sự thôi thúc đối với các dục lạc này trong anh ta sẽ trở thành một sự thôi thúc bất tận; vì mỗi sự thoả mãn sẽ làm tăng thêm mười thôi thúc nữa đối với các dục lạc vậy.

‘Nếu bạn muốn một người nào đó lắng nghe bạn lâu dài hãy nói về chính anh ta và anh ta sẽ lắng nghe.’

Dục vọng đuổi theo sự thoả mãn và sự thoả mãn đuổi theo dục vọng, để lại con người bị hành hạ bởi khuynh hướng vô luân. Lý tưởng về một con người hoàn toàn, trọn vẹn và đầy đủ lùi xa vào trong hậu trường. Nhưng rồi anh ta sẽ đau khổ khi thấy rằng lòng anh vẫn khát khao các dục lạc; trong khi thân đã trở nên già yếu và không còn thích hợp như một dụng cụ của dục lạc nữa, mà lòng thì vẫn trẻ trung trong những thôi thúc của nó đối với dục lạc. Sự thực hiển nhiên này buộc anh ta phải suy tư; và, ôn lại đời mình với những chuỗi ngày lòng vòng đuổi theo dục lạc, anh mới thực sự bị ấn tượng với sự ngu ngốc ấy của nó và cố gắng để dứt mình ra khỏi con đường lầm lạc.

‘Nếu bạn muốn trở nên người tốt, trước tiên bạn phải hiểu rằng bạn có khả năng tiêm nhiễm thói xấu.’ Tiến bộ tâm linh chỉ khả dĩ ở đâu có tự do tư tưởng. Ngược lại, ở đâu sự tin tưởng mù quáng nơi quyền lực thịnh hành, ở đó sẽ không có tiến bộ tinh thần. Tự do tư tưởng dẫn đến sức mạnh và tiến bộ tinh thần, trong khi cố chấp giáo điều chỉ đưa đến sự bế tắc, đình trệ. Kinh nghiệm còn chỉ thêm cho thấy rằng tín ngưỡng giáo điều bao giờ cũng đi cùng với tính không khoan dung hay cố chấp tôn giáo. Phải nhớ rằng chỗ nào tín ngưỡng này xuất hiện tín ngưỡng khác cũng không xa mấy.

Sự phát triển tinh thần của con người quan trọng hơn đạt được những thoải mái về vật chất của anh ta. Lịch sử đã dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta không thể mong đợi những thoải mái vật chất và hạnh phúc tinh thần cùng một lúc được. Cuộc sống của con người được quy định bởi những giá trị tinh thần và những nguyên tắc đạo đức, điều mà chỉ tôn giáo mới có thể cung ứng một cách hiệu quả.

Theo đạo Phật con người là quan trọng nhất trong muôn loài chúng sinh; con người có ý nghĩa hơn cả các hàng chư thiên. Tại sao vậy? Chính vì chư thiên chỉ đang thọ hưởng tạm thời những kết quả của việc làm tốt (quả nghiệp thiện) họ đã thực hiện trong quá khứ, còn con người chứa đựng trong tự thân họ những tiềm lực bổ sung thêm. Có thể nói con người là chủ nhân của số phận họ; trên trận địa của tâm mình con người có thể chiến thắng cả thế gian. Nhưng để làm được điều này anh ta phải hiểu bản chất của Nghiệp (Kamma), nguyên tắc cai quản cả thế gian bên trong lẫn bên ngoài của anh ta.

---o0o---



tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương