Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn



tải về 1.04 Mb.
trang23/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   31

04.Hãy Lo Việc Của Mình


Hạnh phúc thay người có thể chú tâm vào công việc của mình không ôm lòng ghen tị đối với những người khác.

‘Ta không nên trách cứ người khác về những lầm lỗi và những việc đã làm hay chưa làm của họ, mà hãy nhìn nhận những hành động đã làm và còn bỏ sót của mình.’

‘Ai luôn nhìn thấy lỗi người khác, và sinh tâm khó chịu, phiền não của họ sẽ tăng. Người ấy còn rất xa chuyện phiền não diệt.’

“Ai thấy lỗi của người,

Thường sanh lòng chỉ trích,

Người ấy lậu hoặc tăng,

Rất xa lậu hoặc diệt.” (PC 253)

‘Thấy lỗi người khác thì dễ, thấy lỗi của mình mới là khó. Ta thường sàng sảy lỗi người như sàng trấu; còn lỗi mình ta dấu như người bẫy chim xảo trá che dấu mình vậy.’

“Dễ thay thấy lỗi người,

Lỗi mình thấy mới khó,

Lỗi người, ta phanh tìm,

Như sàng trấu trong gạo,

Còn lỗi mình, che đậy

Như bẫy chim, giấu mình.” (PC 252)

Đức Phật dạy: ‘Im lặng bị người chê, nói nhiều bị người chê và nói ít cũng bị chê. Do đó, không có ai ở đời không bị người khác chê trách.’

Ngài còn nói thêm: ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai sẽ không có, và ngay hiện tại cũng không có, người nào hoàn toàn bị chê hay hoàn toàn được khen cả.’

Không phải tất cả những người chê trách bạn đều là kẻ thù của bạn hết. Thực ra bạn có thể dùng cơ hội do những nhận xét của họ cung cấp để khám phá ra những nhược điểm nơi bản thân mà bấy lâu nay bạn không thể thấy. Bạn cũng không nên vì những lời chỉ trích mà từ bỏ việc làm tốt của mình. Nếu bạn có thể thừa nhận nhược điểm của mình, quả thực bạn đã có sức mạnh trí tuệ để thành công vậy.

---o0o---


05.Chúng Ta Đều Là Con Người


Mọi người ai cũng có những nhược điểm và vì thế có khuynh hướng phạm phải những sai lầm. Nhược điểm lớn nhất của con người là tham, sân và si. Những nhược điểm này tồn tại trong tất cả chúng ta theo những mức độ khác nhau. Trừ phi bạn toàn thiện hay là một bậc Alahán, bằng không bạn không là ngoại lệ. Bản chất của tâm con người tự phô bày trong câu nói sau: - ‘Con người không hề biết cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống của mình và không bao giờ tìm thấy mục đích của cuộc đời ngay cả sau khi đã được cả thế gian.’

Chúng ta thử nhìn sâu hơn vào một con người đang bị bao phủ trong vô minh xem. Tâm anh ta bị những phiền nhiễu, rối loạn và tăm tối làm cho lu mờ. Do vô minh, con người tạo ra những bất hạnh và rồi họ đem chia sẻ bất hạnh này với đồng loại của mình. Có thể nói hầu hết những lo lắng và khổ đau đến với chúng ta là do những điều kiện thế gian thay đổi và lòng khao khát của chúng ta đối với các dục lạc mà vốn liên tục kích thích tâm ích kỷ của chúng ta.

Tình trạng bất toại nguyện và những tham muốn bất thành xuất phát từ những đổi thay bất ngờ ấy tạo ra sự lo lắng. Do đó bạn phải có trách nhiệm đối với những sầu lo của bạn. Không ai hoàn thiện trong đời này; mọi người ai cũng có lúc phạm sai lầm và một số những hành động ác. Vì thế làm thế nào bạn có thể nghĩ là mình không phạm sai lầm hay điều ác được? Vô minh là nguyên nhân chính cho việc nuôi dưỡng xung lực tham ái và rồi đến lượt nó, tham ái sanh ra sầu lo.

‘Sợ hãi và lo lắng sẽ mất đi khi trí tuệ đẩy lùi vô minh.’

Nếu như bạn có thể hiểu được những nhược điểm có mặt trong tâm bạn theo cách này, sẽ không có lý do gì để bạn phải càu nhàu, ca cẩm về những vấn đề của bạn nữa. Bạn sẽ có can đảm để đương đầu với chúng. Tâm con người phải chịu trách nhiệm đối với hạnh phúc và khổ đau của nó. ‘Không có gì xảy ra cho con người mà không chứa đựng trong con người.’– C. Jung

---o0o---


06.Không Phải Tất Cả Đều Tốt Như Nhau


Thỉnh thoảng, ta thường nghe thấy những lời than trách từ những người chưa bao giờ gây ra hay chưa bao giờ đem lại phiền muộn cho ai cả, thế nhưng họ lại trở thành những nạn nhân vô tội của những kẻ xảo trá quỷ quyệt. Họ cảm thấy thất vọng bất chấp mình đã sống cuộc đời rất lương thiện. Họ có cảm tưởng như rằng họ đã bị người ta hãm hại vô cớ. Dưới những trường hợp như vậy, bạn phải nhận ra là thế gian này do đủ mọi loại người tạo thành – người tốt và người không tốt lắm, người xấu và người không đến nỗi xấu lắm, chính với những cá tính bất thường ấy mà thế gian của chúng ta được tạo thành. Bạn, nạn nhân vô tội, có thể tự an ủi mình rằng mình thuộc về nhóm người tốt trong khi kẻ quấy động sự bình yên kia thuộc về nhóm người xấu, và trong một vài trường hợp, bạn vẫn sẽ phải nhẫn nại chịu đựng những hành động sai trái của kẻ xấu.

Chúng ta hãy lấy trường hợp của ‘một người lái xe cẩn thận và có lương tâm’ và ‘một người lái xe liều lĩnh vô lương tâm.’ Người lái xe cẩn thận và có lương tâm phòng ngừa từng chút để lái cho thật cẩn thận nhưng có khi cũng gặp tai nạn, không phải do lỗi của anh ta — mà lỗi thuộc về người lái xe liều lĩnh và vô lương tâm.

Như vậy chúng ta có thể thấy người tốt có khi cũng phải chịu khổ bất chấp tính tốt của anh ta, bởi vì có những người xấu và liều lĩnh chung quanh chúng ta. Thực ra thế gian này không tốt cũng chẳng xấu. Nó tạo ra những kẻ tội phạm và cũng tạo ra những con người thánh thiện, tạo ra kẻ ngu si cũng như các bậc giác ngộ. Từ cùng một loại đất sét, người ta có thể tạo ra những vật đẹp và xấu, hữu dụng và thậm chí vô dụng cũng có. Tính chất của món đồ gốm tốt hay xấu tuỳ thuộc vào người thợ gốm chứ không phải nơi đất sét. Người thợ gốm ở đây chính là bạn. Việc uốn nắn hạnh phúc hay khổ đau của bạn nằm trong đôi tay bạn bất kể những hoàn cảnh chung quanh có là thế nào.

---o0o---


07.Sự Phân Loại Con Người


Đức Phật đã phân con người thành bốn nhóm: 

1. Người làm việc vì sự tốt đẹp của bản thân, nhưng không vì sự tốt đẹp của người khác;

2. Người làm việc vì sự tốt đẹp của người khác, nhưng không vì sự tốt đẹp của bản thân;

3. Người làm việc không vì sự tốt đẹp của bản thân, cũng không vì sự tốt đẹp của người khác;

4. Người làm việc vì sự tốt đẹp của bản thân cũng như vì sự tốt đẹp của người khác.

Người làm việc vì sự tốt đẹp của bản thân, nhưng không vì sự tốt đẹp của người khác là người cố gắng diệt trừ những ý nghĩ ác, lời nói ác và hành động ác trong tự thân nhưng không cố gắng khuyến khích những người khác diệt trừ tham, sân và si   của họ.

Người làm việc vì sự tốt đẹp của người khác, nhưng không làm việc vì sự tốt đẹp của bản thân là người hay khuyến khích người khác diệt trừ những ý nghĩ, lời nói và hành động ác nhưng lại không cố gắng diệt trừ tham sân và si trong tự thân.

Người không làm việc vì lợi ích của bản thân cũng không làm việc vì lợi ích của người khác là người không cố gắng diệt trừ những ý nghĩ, lời nói và hành động ác trong tự thân, cũng không khuyến khích những người khác diệt trừ tham sân và si.

Người làm việc vì lợi ích của bản thân cũng như làm việc vì lợi ích của những người khác là người chẳng những cố gắng diệt trừ những ý nghĩ, lời nói và hành động ác trong tự thân, mà còn khuyến khích người khác diệt trừ tham, sân và si nữa (Anguttara Nikaya)

---o0o---




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương