Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn


PHẦN III : Bản Ngã Và Gia Đình 01.Tại Sao Chúng ta Không Có Quan Hệ Tốt Với Những Người Trong Gia Đình Của Chúng ta?



tải về 1.04 Mb.
trang20/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   31

PHẦN III : Bản Ngã Và Gia Đình

01.Tại Sao Chúng ta Không Có Quan Hệ Tốt Với Những Người Trong Gia Đình Của Chúng ta?


Chúng ta thử xét những thành viên trong gia đình của chúng ta xem. Có bao nhiêu người trong họ đang sống với sự hợp tác, đoàn kết, yêu thương và hiểu biết lẫn nhau? Chúng ta đối xử với họ như thế nào? Và chúng ta đã cố gắng lẩn tránh họ nhiều bao nhiêu? Một điều lạ là chúng ta có thể mời cả thế gian này vào căn phòng của chúng ta qua chiếc máy vô tuyến truyền hình nhưng chúng ta lại không sẵn lòng mời người láng giềng sát bên cửa chúng ta vào nhà và nói chuyện với họ một cách tử tế. Dường như chúng ta không có thời gian để nhìn vào những khuôn mặt thân quen của những người trong gia đình chúng ta nữa.

Thay vào đó chúng ta lại dành nhiều thời gian để ngắm nhìn những khuôn mặt của người xa lạ trên màn ảnh vô tuyến. Thậm chí trong gia đình chúng ta cũng không có thì giờ để nhìn nhau với những khuôn mặt tươi vui mặc dù chúng ta sống chung trong một căn nhà. Đây là bản chất của cuộc sống hôm nay. Đôi khi, dính líu với người chúng ta yêu còn là nguyên nhân của bao khổ đau não nề. Một số người hoàn toàn không ngó ngàng gì đến những người trong gia đình của họ sau khi lấy vợ hoặc lấy chồng. Đó không phải là cách mà con người nên cư xử. Nói khác hơn đó là sự biểu hiện của một bản chất thú vật. Chúng ta có thể giữ gìn đời sống cộng đồng bằng cách giúp đỡ lẫn nhau và hỗ trợ đạo đức cho nhau lúc cần. Về nhiều phương diện chúng ta có thể nói rằng loài vật nhiều khi còn cư xử với nhau đàng hoàng hơn so với con người chúng ta vậy.

Mặc dù loài vật không giúp đỡ lẫn nhau theo cách mà con người được trông đợi phải làm trong gia đình và xã hội, song chúng rất thường chung sống với nhau.   Đôi khi chúng biết hy sinh để bảo vệ bầy đàn của chúng hay bảo vệ những đứa con của chúng tránh khỏi kẻ thù. Chúng không bao giờ tiêu diệt đồng loại của chúng, một điều mà con người dám làm!

Thú vật không giết con cái sau khi đã giao cấu với nó nhưng con người có thể nhẫn tâm làm điều đó. Chó không bao giờ quấy rầy những con chó cái con song con người lại quấy rối tình dục thậm chí với những đứa bé gái còn rất nhỏ. Có vẻ như rằng ngày nay chúng ta không còn sống như những con người thực sự nữa. Chúng ta đã đi quá xa lối sống tự nhiên của chúng ta. Đó là lý do vì sao chúng ta đang phải đương đầu với rất nhiều vấn đề, kể cả sự cô đơn và bất ổn.

---o0o---

02.Những Vấn Đề Ở Mức Gia Đình


Trong thời đại của những thay đổi văn hoá-xã hội cực kỳ to lớn này, có lẽ không thể chế nào thay đổi một cách triệt để như thể chế gia đình. Trong những xã hội nông nghiệp, các gia đình nông thôn lớn hơn các gia đình ở những vùng đô thị, bởi vì con cái là một nguồn lao động rẻ nhất trong trang trại. Người cha được xem là trụ cột chính và là người chủ không ai tranh chấp được của gia đình. Tình trạng ly dị rất hiếm, vì gia đình cung ứng hết mọi hoạt động kinh tế, tôn giáo và giáo dục thiết yếu.

Tất nhiên trong những xã hội ấy, cuộc sống diễn ra ở một nhịp độ chậm hơn, song lại có nhiều không gian cho người ta di chuyển. Vì thế có khuynh hướng ít va chạm hơn. Mỗi khi có điều gì không vừa lòng, cơ hội để người ta bỏ đi một mình, trò chuyện với thiên nhiên, và trở lại gia đình (sau khi đã) rửa sạch cơn giận và bất mãn của họ, cũng lớn hơn. Trong những trường hợp như vậy, sẽ ít có cơ hội cho những mối liên hệ gia đình bị đổ vỡ không cứu vãn được.

Trong khi ở những xã hội hiện đại hoá, rất nhiều hoạt động của gia đình bị chuyển sang những thể chế khác. Trường học đã thay thế hoạt động giáo dục và về cơ bản gia đình không còn là một đơn vị kinh tế nữa. Thành công trong đời sống vợ chồng được đo lường dưới dạng thỏa mãn tình cảm là chính và tiêu chuẩn kinh tế là phụ. Con người bây giờ lấy nhau vì ‘tình yêu lãng mạn’, ‘tình bạn’, và ‘hạnh phúc’ hơn là vì một tiêu chuẩn sống thoả đáng. (Thử hỏi nếu một người cưới vì ‘yêu’, điều gì sẽ xảy ra cho cuộc hôn nhân ấy khi tình yêu biến mất?) Được nuôi dưỡng bằng các chương trình TV và phim ảnh Hollywood, rất nhiều người trẻ hiện nay nghĩ rằng chỉ cần ‘yêu’ là đủ để bảo đảm một cuộc hôn nhân tốt rồi. Và những vụ ly dị xảy ra khi những người trẻ này thấy rõ  hôn nhân cần phải có một nền tảng vững chắc hơn tình yêu thể xác. Dĩ nhiên, phải có tình yêu, nhưng quan trọng hơn tình yêu là phải có một sự sẵn sàng để hy sinh, để hiểu biết và để nhẫn nhịn lẫn nhau.

---o0o---



Ly Dị
Trong quá khứ, một cuộc hôn nhân có thể chấm dứt với cái chết của một người phối ngẫu (vợ hay chồng) vào khoảng thời gian đứa con út rời bỏ gia đình (lập gia thất). Ly dị dường như không chỉ sai dưới con mắt xã hội, mà, đối với nhiều người, nó hầu như không đáng để bận tâm. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y khoa và mức sống nâng cao con người có khuynh hướng sống thọ hơn và tình trạng cô đơn dường như đã lẻn vào đời sống hôn nhân.

Phân nửa trong tổng số các cuộc ly dị ở các xã hội công nghiệp xảy ra sau tám năm lấy nhau và một phần tư trong số đó sau mười lăm năm. Nhiều người ly dị nhau rồi sau đó lấy vợ hay chồng trở lại, không chỉ một lần mà vài lần trong đời họ.

Những con số thống kê cho thấy tỷ lệ ly dị đối với những người dính dáng đến lĩnh vực sân khấu, điện ảnh là cao hơn rất nhiều. Một nữ diễn viên sân khấu nổi tiếng, người đã từng tái kết hôn nhiều hơn bất kỳ người nào được kể, đã nói với thế giới rằng hôn nhân là chuyện cổ hủ, và rằng bất kỳ một con người khôn ngoan nào cũng có thể sống và yêu tốt hơn mà không cần hôn nhân. Còn một minh tinh màn bạc nổi tiếng nọ có lần hãnh diện loan báo trên TV, trước một đám thính giả vỗ tay một cách cuồng nhiệt, rằng cô có đến mười lăm người chồng!

Đối với những người ca tụng một người đàn bà vì những cố gắng sống và xây dựng một cuộc sống gia đình thất bại với hết người đàn ông này đến người đàn ông khác, cả thảy mười lăm người như vậy, chắc chắn sự suy đồi nhân phẩm đã đạt đến mức thấp nhất của nó rồi. Trong khi người ta luôn luôn trông đợi những mối liển hệ với gia đình gần gũi nhất của họ được kéo dài suốt kiếp sống, sự mong đợi này xem ra không trở thành sự thật tí nào. Nhiều người bước vào đời sống vợ chồng biết rằng những quan hệ ấy rất có thể sẽ chết yểu (không bền lâu). Họ bước vào cái mà các nhà xã hội học gọi là ‘hôn nhân từng kỳ’ ‘chế độ đa thê (hay đa phu) từng kỳ’, vì lẽ họ thay đổi vợ (chồng) giống như người ta đổi xe vậy.

Với sự gia tăng trong tỷ lệ ly dị, những vấn đề xã hội khác phát sinh. Con cái luôn luôn bị tác động xấu nhất trong một cuộc đổ vỡ hôn nhân. Về phương diện tình cảm và ngay cả về phương diện tâm lý, chính cái kinh nghiệm đau khổ của việc bị tách rời khỏi một người cha (hay mẹ) này thường để lại cho chúng một vết thương lòng day dứt. Tình trạng phạm tội của lứa tuổi vị thành niên luôn có thể được truy nguyên đến một kinh nghiệm thời thơ ấu và một cuộc sống gia đình bất hạnh. Ngoài ra những phương pháp người ta áp dụng để đáp ứng cho sự thiếu thoả mãn của họ cũng tạo ra những vấn đề không chỉ cho bản thân họ mà cả cho những người khác nữa.

---o0o---



Phá Thai
Dường như để thoả mãn những dục vọng ích kỷ của mình con người sẵn sàng vượt qua mọi giới hạn. Mới đây, con số những vụ phá thai trên thế giới đã đạt đến những tỷ số báo động. Phá thai là tội giết người, và không ai có thể nói khác đi được. Trong tạp chí ‘Sự Thực Đơn Giản’ tiến trình phá thai này đã được mô tả bằng những từ ngữ sinh động. Khi cái dụng cụ của người làm công việc phá thai đầu tiên chạm vào thành tử cung, thai nhi lập tức co lại (vì sợ) và nhịp tim tăng nhanh. Đứa bé chưa sinh phản ứng lại bằng cách cố gắng thoát khỏi cái dụng cụ ấy.

‘Người làm công việc phá thai nắm lấy một cánh tay hay chân và xé nó khỏi đứa bé. Máu từ đứa bé bắt đầu rỉ ra. Kế đó người ấy tìm cánh tay hay chân khác để xé tiếp. Ông cứ tiếp tục như thế cho đến khi xong mọi việc’. ‘Cuối cùng, xác chết hay thai nhi đã xé hết chân tay ấy bị bóp nát đầu. Các bộ phận sau đó được hút ra. Tất cả được hoàn tất trong 15 phút.’  

Sự mô tả có tính cường điệu này làm nổi bật những điều khủng khiếp của sự phá thai mà nhiều người vẫn chưa biết đến. Đây không phải là trường hợp trục một vật lạ nào đó ra khỏi cơ thể mà nó là một sự sát nhân rõ ràng và đơn giản — giết một đứa bé-sắp thành đang còn sống.

Đạo Phật không chống lại việc kiểm soát sinh đẻ bao lâu phương pháp được áp dụng là nhằm ngăn không để cho việc mang thai xảy ra, và sự sống chưa bắt đầu. Nhưng một khi bào thai đã hình thành, ngay cả ở giai đoạn còn phôi thai nhất, sự sống đã có mặt. Bất cứ cố gắng nào nhằm loại bỏ nó là sát sanh. Những lý do (biện hộ) cho việc phá thai đều không quan trọng: sát sanh là sát sanh dù động cơ có thể là gì cũng vậy.

Sự kết hợp của người nam và người nữ trong chuyện sinh đẻ có một ý nghĩa sâu xa hơn chỉ là sự thỏa mãn những dục vọng của nhau. Nó phải được đi kèm với trách nhiệm. Tình dục không bị kết tội trong đạo Phật, tôn giáo vốn chấp nhận nó như một hoạt động tự nhiên của con người. Tuy nhiên đạo Phật không khuyến khích sự thỏa mãn đơn thuần của dục vọng mà không biết tự kiềm chế hợp lý. Không ai có quyền làm cha một đứa bé nếu họ không chuẩn bị trước trách nhiệm với nó. Và không một người phụ nữ nào nên mang trong bụng mình một đứa bé nếu cô ta không quan tâm tới nó.

Ngày nay, người ta tránh những trách nhiệm của việc làm cha mẹ bằng cách giết đứa bé chưa sanh của họ. Họ đổi con để lấy những hàng hóa vật chất và niềm vui thú của sự tiện lợi. Chính vì thế mà nạn phá thai đã trở thành một tập tục xã hội – chúng ta đã suy đồi, ít nhất cũng tới mức đó.

---o0o---

Ngược Đãi Trẻ Em
Các văn sĩ trong quá khứ đã hết lòng ca tụng tính thiêng liêng của người mẹ. Phải nói thiên chức làm mẹ được xem như một đặc ân hơn là một gánh nặng. Và văn chương thế giới đầy ắp những câu chuyện kể về những bà mẹ đã hy sinh cả đời mình cho con cái.

Thế giới vật chất ngày nay đã thay đổi hoàn toàn những chuyện đó. Khó kiếm được một ngày không có một bản tường thuật nào trên báo chí nói về tình trạng trẻ em bị ngược đãi hay bị bỏ rơi bởi chính những người mẹ của chúng. Trẻ em bị chính cha mẹ chúng hay những người giám hộ đánh đập, đả thương, và đối xử hung bạo. Ngay cả những đứa bé mới chập chững biết đi cũng không được tha. Một số đứa bé còn bị cha mẹ chúng đánh đập cho đến chết trong những cơn giận dữ và thất vọng của họ.

Đôi khi một người mẹ, do thất vọng chuyện gì, đã quyết định tống hết con cái ra khỏi nhà hay cho chúng uống thuốc độc trước khi tự kết liễu đời mình. Điều này thật là sai lầm. Không ai có quyền tự giết mình, huống nữa là giết người khác, cho dù động cơ là yêu thương. Chúng ta cũng thường nghe nói đến những đứa trẻ bị cha mẹ chúng đem vứt bỏ ở ngã tư đường hay trong đống rác!

Có lẽ cũng nên lưu ý ở đây là chỉ có loài người mới bỏ rơi những đứa bé vô tội (không tự mình lo liệu lấy cho bản thân) của họ vì những lý do ích kỷ. Hành động này dường như còn thấp kém hơn những gì mà một con vật sẽ làm đối với con cái của nó. Bởi thế, có thể nói trong khi chúng ta lấy làm hãnh diện vì sắc đẹp, thông minh, tài trí và những thành tựu kỹ thuật của chúng ta, đôi lúc chúng ta còn hành động thấp thỏi hơn cả những con vật hạ đẳng nhất nữa vậy.

---o0o---



tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương