Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn



tải về 1.04 Mb.
trang24/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   31

08.Phong Tục và Tập Quán


Những tiêu chuẩn xác định tập quán tốt xấu khác nhau tuỳ theo xã hội. Trong một vài nước, khách mời trong bữa ăn được người ta trông đợi là phải ăn càng ồn ào càng tốt. Và nếu khi ăn xong khách có ợ (nôn) ra cũng không bị xem là bất lịch sự, vì điều này cho thấy rằng họ đã thực lòng thưởng thức bữa ăn. Tuy nhiên cách ăn như vậy sẽ bị xem là thô lỗ, bất lịch sự hay thiếu văn hoá ở các xã hội khác.

Trong khi ở quốc gia này, đút tay vào miệng hay mũi vì bất cứ lý do gì bị xem là một sự xúc phạm hết mức, nó lại không có ý nghĩa gì trong một vài quốc gia khác. Có số người nghĩ bị đánh bằng giày là một điều nhục nhã, thế nhưng đối với những người khác, chiếc dép có thể dùng để phát vào mông một đứa bé.

Nếu đi du lịch trên thế giới chúng ta sẽ phát hiện được rất nhiều phong tục tập quán lạ thường thịnh hành trong các xã hội khác một cách sâu sắc nhất. Vì thế chúng ta không nên đánh giá quá vội vã phong tục nào là đúng hay phong tục nào là không phù hợp. Tự bản thân chúng, các phong tục tập quán không tốt cũng không xấu. Nhưng khi chúng tác hại hay làm tổn thương tình cảm của người khác, lúc ấy chúng ta mới đánh giá hành động ấy là tập quán tốt hay xấu được.

Chúng ta đang sống trong một thế gian luôn luôn thay đổi. Do đó, không nên chấp thủ một cách mù quáng vào các truyền thống, phong tục, tập quán và các lễ nghi đã được cha ông chúng ta, những người vốn chấp nhận những pháp hành ấy theo hoàn cảnh của họ, thực hành. Một số tập quán hay truyền thống cha ông chúng ta truyền lại có thể là tốt, trong khi số khác không hữu ích hay thậm chí không thích hợp đối với cuộc sống hiện tại. Do đó, với tâm trí cởi mở chúng ta nên xem xét xem những pháp hành ấy coi có tương hợp và có ý nghĩa với thế giới hiện đại hay không.

Trong Kinh Kalama (Kalama Sutta), Đức Phật đã đưa ra lời khuyên này liên quan đến các phong tục, truyền thống, đức tin và pháp hành: ‘Khi các ông tự mình biết rằng những pháp này là bất thiện (akusala) là sai, là xấu đối với các ông và người khác, thời hãy từ bỏ chúng… Và khi các ông tự mình biết rằng những pháp này là thiện (kusala), và tốt đối với các ông và người khác, thời hãy chấp nhận và hành theo chúng.’

Ngày nay, một số bậc lớn tuổi không thể khoan dung cho những ý tưởng hiện đại cũng như một số lối sống của các thế hệ trẻ. Họ chỉ mong sao lớp con cháu giữ nguyên những truyền thống xưa cũ của tổ tiên họ. Thực ra thay vì có thái độ cố chấp như vậy, họ nên để cho con cháu chuyển động với thời gian nếu những hoạt động của chúng là vô hại. Nhất là họ phải nhớ rằng cha ông họ trước đây cũng đã từng chống lại một vài cách cư xử phổ biến thịnh hành vào cái thời họ còn trẻ như thế. Những khác biệt về nhận thức giữa các bậc cha mẹ bảo thủ và thế hệ trẻ này là cội nguồn chung của sự xung đột trong các gia đình. Nói thế không có nghĩa rằng các bậc cha mẹ phải đắn đo, do dự khi cố vấn và hướng dẫn con cháu họ nếu thấy chúng đi sai đường do nhận lầm một vài giá trị không đúng. Tuy nhiên, khi sửa sai chúng, điều quan trọng phải nhớ là ngăn cản vẫn tốt hơn trừng phạt. Các bậc cha mẹ cũng nên giải thích cho con cháu họ biết lý do tại sao một vài pháp hành là sai, bởi vì dù thế nào chăng nữa con cháu họ cũng chưa đủ trưởng thành để suy luận vì sao một số điều là xấu và một số điều là tốt.

---o0o---

09.Sự Phân Biệt Đối Xử Đối Với Nữ Giới


Đức Phật nói rằng nếu chúng ta muốn hiểu rõ một điều gì, chúng ta phải học cách để ‘thấy các pháp đúng như chúng là’. Chỉ sau những phân tích như vậy về người nữ trong mối tương quan với người nam, Ngài mới đi đi đến kết luận là không có sự trở ngại nào ở người nữ để cho phép họ thực hành tôn giáo (hành phạm hạnh) như người nam và đạt đến trạng thái cao nhất trong cuộc sống, đó là đắc Alahán Thánh Qủa, tột đỉnh của sự thanh tịnh tâm.

Ấn-độ thời Đức Phật, trước khi Ngài giải phóng phụ nữ, những phong tục và truyền thống của nó tệ đến nỗi người nữ bị xem như một thứ động sản mà đàn ông có quyền sử dụng tuỳ theo ý thích. Manu, người làm luật cổ xưa của Ấn-độ, đã ra điều luật cho rằng người nữ hạ liệt hơn người nam. Do đó vị trí của người nữ trong xã hội rất thấp, nó chỉ hạn chế trong việc bếp núc mà thôi. Phụ nữ thậm chí còn không được phép bước vào những ngôi đền và tham dự những hoạt động tôn giáo trong bất cứ hình thức nào.

Như đã nói trước đây trong mục ‘Kiểm Soát Sinh Đẻ’, sự phân biệt đối xử với nữ giới thậm chí bắt đầu ngay trước khi đứa bé được sinh vào trong cuộc đời này! Việc phá bỏ những thai nhi nữ rất thịnh hành ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay đã làm chứng cho sự kiện khủng khiếp này. Thêm nữa, dưới đề tài ‘Phong Trào Giải Phóng Phụ Nữ và ảnh hưởng của nó trong Đời Sống Gia Đình’, sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong những xã hội giàu, đặc biệt là những phụ nữ khao khát những địa vị quản lý hàng đầu trong khu vực tập đoàn (công ty), sẽ được đề cập chi tiết hơn.

Tuy nhiên trong các nước đang phát triển và các nước chưa phát triển, tình trạng phân biệt đối xử này chỉ có thể mô tả là tồi tệ hơn và đáng tiếc hơn như bài tường thuật sau sẽ tiết lộ. Trong xã hội câu nệ nghi thức và đàn ông chiếm ưu thế của Ấn-độ, tình trạng goá bụa được xem như là một số phận bi đát nhất cho người phụ nữ. Có rất nhiều những trường hợp người phụ nữ goá chồng (một số vẫn ở trong độ tuổi 20) đã bị gia đình họ bỏ rơi và xã hội lãng tránh sau khi chồng chết.

Trong số những gia đình mê tín, người quả phụ luôn luôn bị những người bên gia đình chồng đổ lỗi về cái chết của chồng họ và thậm chí còn bị khai trừ khỏi dòng tộc. Có rất ít sự chọn lựa dành cho những người goá chồng. Ấn giáo phản đối việc tái kết hôn đối với người phụ nữ, mặc dù không có những cản trở như vậy đối với nam giới. Cho đến những thời cận đại, những người goá chồng được người ta trông đợi phải nhảy vào giàn thiêu của chồng họ theo một tục lệ gọi là suttee (tục tự thiêu theo chồng). Mặc dù tục này đã bị người Anh loại ra khỏi luật pháp (cấm) vài thập niên trước, song trường hợp cuối cùng được biết đến vừa mới xảy ra năm 1996. Hầu hết những phụ nữ ở Ấn-độ khi đã trở thành goá bụa sẽ có ít hoặc không còn mong đợi gì nữa.

Có thể trích dẫn ở đây một ví dụ điển hình rất bi đát về một goá phụ, người đã chịu đựng tình trạng tảo hôn, một phong tục khác thịnh hành ở vùng quê Ấn-độ: Cô than van: ‘Tôi bị cha mẹ gả phứt khi tôi chỉ mới có năm tuổi. Chồng tôi, người mà tôi chưa từng biết mặt, được mười ba tuổi và anh ta chết một tháng sau khi cưới. Tôi bây giờ là một phụ nữ goá chồng.’ Theo Ngân Hàng Thế Giới, 65% phụ nữ Ấn-độ trên 60 tuổi là goá phụ. Con số đó tăng lên 80% đối với phụ nữ trên 70. Tổ Chức Các Phụ Nữ Dân Chủ Ấn - Độ báo cáo rằng ở Ấn-độ nơi mà nhân diện của một phụ nữ được quyết định bởi tình trạng là một vật phụ thuộc của đàn ông, goá bụa có những hàm ý lớn lao hơn chỉ là mất một người chồng.

Thậm chí ở một số nước láng giềng khác tình trạng này cũng không khá hơn. Trong một thời gian dài, hầu như mọi gia đình đều xem con gái không quan trọng bằng con trai và đối xử với chúng theo quan niệm ấy. Con gái thường chỉ thấy thích hợp cho những công việc lặt vặt trong gia đình. Cô ta sống qua một chuỗi những thực tiễn của xã hội mà vốn chỉ biết sinh đẻ, nuôi con và củng cố thêm cho sự phân biệt đối xử đối với cô ta. Cô ta trở thành một gánh nặng về kinh tế và là một của nợ về tinh thần. Tuy thế, cô lại được mọi người trong gia đình trông đợi là nuôi con khoẻ mạnh, làm việc chăm chỉ, giáo dục con cái và là một người mẹ tốt. Nhiều đứa bé trai sau khi thấy những người chị hay em gái của chúng bị đối xử kém may mắn hơn chúng cũng nảy sinh ý nghĩ cho rằng chị em gái của chúng là hạ đẳng. Những niềm tin như thế được nhiều giới trong xã hội, kể cả bản thân người phụ nữ, ủng hộ.

Có lẽ vấn đề lớn nhất là thiếu sự ủng hộ và những hạn chế mà người thiếu nữ phải đương đầu nếu họ muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa hơn với cuộc sống của mình ngoài những vai trò truyền thống đã được phân công cho họ như giúp đỡ gia đình, giữ cháu (cho em gái), nấu nướng, quét dọn v.v…Trên thực tế, những bé gái đang được luyện tập lâu dài để trở thành những người vợ đảm đang khi chúng trưởng thành. Như một thiếu nữ 16 tuổi từ Rawalpindi đã vạch ra cho thấy: ‘Xã hội của chúng ta không đối xử tốt với người nữ. Người ta ở đây không màng đến việc dạy dỗ con gái của họ vì đối với họ con gái không phải là con.   Theo họ con gái thuộc về những gia đình chồng tương lai và bất cứ sự đầu tư nào cho tương lai của chúng đều là vô ích. Con gái đi về nhà chồng ở tuổi còn rất trẻ, thường thì từ 13. Phần đời còn lại của họ được dành để chăm sóc bên chồng, sinh đẻ và nuôi dạy con cái để kéo dài và củng cố cho dòng dõi nhà chồng của họ.’ Chúng ta cần phải xoá bỏ loại suy nghĩ này và thực hiện một sự giáo dục cưỡng bách, miễn phí để cho nó không trở thành một vấn đề, cô nói. ‘Con gái cũng nên có những việc làm, và làm việc ở những nơi không ai chê trách và đáng ao ước đối với những thiếu nữ khác để cho các bậc cha mẹ không thể chống đối. Tôi luôn luôn hối tiếc rằng mình đã sanh làm người nữ. Có lúc, khi mà tôi không được phép làm một điều gì đó tôi sẽ đi vào buồng của mình, khóc và cầu xin Thượng đế cho tôi được làm con trai.’

Mặc dù ở đây chúng tôi chỉ đưa ra hai ví dụ từ Ấn-độ, song những câu chuyện tương tự   như thế có rất nhiều ở Trung Hoa, Trung Đông, Châu Phi và thậm chí cả ở Châu Âu và Châu Mỹ. Dự Án Vì Những Bé Gái trong một số quốc gia đang thay đổi dần những điều này nhờ phát triển một nòng cốt các thiếu nữ trẻ hoạt động như những chất xúc tác trong việc tạo ra sự ý thức tại địa phương về những vấn đề liên quan đến các bé gái và sự phân biệt đối xử mà họ gặp. Vấn đề giáo dục hầu như bao giờ cũng nảy sinh. Nhiều thiếu nữ đã phải đấu tranh cho quyền được đi học của họ. Trong cuộc đấu tranh này một số nhận được sự hỗ trợ của các bà mẹ dốt nát của họ, những người tin rằng nếu trước đây họ được học một chút nào đó cuộc sống ắt hẳn họ đã khá hơn.

Trong nhiều xã hội vị trí tự nhiên của phụ nữ là ở trong gia đình; một phụ nữ đã có chồng phải có trách nhiệm đầu tiên là trung thành với những bổn phận là vợ cũng như là mẹ của mình. Không có chuyện gọi là ‘nam nữ bình quyền’. Ngay cả trong một vài xã hội tiến bộ phụ nữ cũng bị hạ thấp phẩm giá. Chẳng hạn ở những nơi công cộng, người nữ không những được đòi hỏi phải ngồi xa nam giới, mà còn khuất khỏi tầm nhìn của họ nữa — đó là phía sau họ. Khi người nữ được xếp đặt ngồi ở phía sau của một căn phòng hay đại sảnh, điều đó chỉ ra một cách tế nhị rằng vai trò được mong đợi của họ là ở ‘phía sau’ chứ không ‘cùng với’ vai trò của người đàn ông. Một số người tin rằng phụ nữ có khuynh hướng (làm điều) ác. Bởi thế, tốt hơn hết bắt họ làm công việc nhà nhiều hơn để họ có thể quên được thái độ ác tự nhiên của họ đi.

---o0o---



tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương