Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn



tải về 1.04 Mb.
trang30/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31

08.Trách Nhiệm Của Bạn


Bạn phải học cách làm thế nào để bảo vệ sự bình yên và an tịnh nội tại mà bạn đã tạo ra được trong tâm bạn. Để giữ gìn sự bình yên nội tại, bạn phải biết khi nào thì nên giảm bớt mặc cảm tự tôn của bạn lại; bạn cũng phải biết khi nào thì nên quên niềm kiêu hãnh của mình đi, khi nào thì đè cái tôi của mình xuống, khi nào thì vứt bỏ sự cứng rắn của mình đi và khi nào nên thực hành pháp kham nhẫn…Bạn không nên để cho người khác cướp mất sự bình yên tâm hồn của bạn. Nếu như bạn biết cách làm thế nào để hành động sáng suốt chắc chắn bạn sẽ giữ được sự bình yên nội tại của bạn.

Trí tuệ đến qua sự hiểu biết. ‘Con người là con vật thăng tiến.’ Các nhà khoa học nói để đứng được ở vị trí làm người như chúng ta hiện nay, chúng ta đã phải mất hàng triệu năm (tiến hoá). Do đó hãy sử dụng hết nỗ lực của bạn với niền tin vững chắc để giữ đúng những nguyên tắc mà bạn đã đề ra một cách kiên quyết và từ tốn. Đồng thời biết khiêm cung để giữ sự bình yên và khoan dung để tránh những va chạm và đụng độ. Thực ra khi làm như vậy bạn sẽ chẳng mất mát gì, mà cuối cùng còn được tất cả.

Nếu chúng ta muốn đem bình yên đến cho thế gian, chúng ta phải bắt đầu từ nơi chính mình bằng cách thay đổi thái độ sai lầm và ích kỷ của chúng ta. Hãy nhớ rằng sự bình yên của thế gian xuất phát từ sự bình yên nội tại. Chúng ta phải học cách làm thế nào để tránh những sự chỉ trích không chính đáng và làm thế nào để sử dụng sáng suốt sự phê bình có tính cách xây dựng. Chúng ta phải luôn luôn nhìn vào sự chỉ trích một cách khách quan. Tuy nhiên, nếu sự chỉ trích nhắm vào chúng ta là không chính đáng, thiếu cơ sở, được đưa ra với ý đồ xấu, chúng ta không nên để mất giá trị của mình bằng một thái độ hèn nhát.

Nếu chúng ta biết rằng không có lầm lỗi cố ý nào nơi chúng ta, rằng thái độ của chúng ta là đúng và được người có trí tán thưởng, chúng ta không cần phải lo ngại gì về những lời chỉ trích vô căn cứ. Hiểu biết về cả hai — sự chỉ trích có tính cách xây dựng và sự chỉ trích có tính cách phá hoại — rất quan trọng đối với chúng ta nhằm điều chỉnh lối sống của bản thân để có thể sống được ở bất kỳ xã hội nào. Chúng ta thường hay có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác về những thiếu sót và rủi ro của mình. Bạn có bao giờ nghĩ rằng bản thân bạn cũng phải trách nhiệm cho những vấn đề của bạn không?

Khổ đau của bạn không liên can gì đến một lời nguyền rủa dòng tộc hay tội tổ tông của tổ tiên. Nó cũng không phải là công việc của một vị thượng đế hay quỷ sứ. Khổ đau của bạn là do chính bạn làm. Do đó bạn là cai ngục của bạn và cũng là người cứu độ của bạn. Bạn tạo ra địa ngục cho bạn và cũng tạo ra thiên đường cho bạn. Bạn có tiềm năng để trở thành một kẻ tội lỗi hoặc thành một bậc thánh. Không người nào khác có thể làm cho bạn thành một tội đồ hay thành một bậc thánh được.

Bạn phải học cách gánh vác những trách nhiệm của đời bạn. Bạn phải học cách nhìn nhận những khuyết điểm của bạn mà không đổ thừa hay trách cứ người khác. Hãy nhớ lời người xưa nói: – ‘Người thiếu học luôn luôn trách người; người học thức nửa mùa tự trách mình và người trí không trách ai cả.’

Khi có một vấn đề gì phát sinh, là người hiểu biết chúng ta nên cố gắng tự khám phá xem lỗi nằm ở chỗ nào chứ không trách ai cả. Nếu mỗi người tự cố gắng sửa mình, chắc hẳn sẽ không có những phiền muộn hay xung đột trên đời này. Tiếc thay người ta lại không cố gắng cải thiện sự hiểu biết của mình bằng hành động vô tư mà thích tìm người đưa đầu chịu tội thay cho mình hơn. Họ tìm nguyên nhân sinh ra những phiền muộn của họ ở đâu bên ngoài bởi vì họ rất miễn cưỡng thú nhận những khuyết điểm của họ.

Tâm con người được trang bị với quá nhiều sự tự dối mình đến độ họ sẽ cố gắng tìm một lời bào chữa nào đó nhằm biện minh cho hành động của họ chỉ để tạo ra một ảo tưởng rằng mình vô lỗi. Đức Phật nói; — ‘Dễ thay thấy lỗi người; lỗi mình mới thực là khó thấy.’ Dhammapada

Che dấu những khuyết điểm của mình bằng việc chối bỏ những lầm lỗi, nhiều người chọn thái độ hung hăng với người khác nghĩ rằng nhờ làm như vậy họ có thể tránh được tình trạng đáng xấu hổ hay tránh được những lời than phiền chống lại họ. Họ không nhận ra rằng một thái độ như vậy sẽ chỉ tạo ra thêm nhiều vấn đề cho bản thân họ ngoài việc làm phát sinh một bầu không khí bệnh hoạn ở chung quanh.

Khi sai bạn phải thú nhận là mình sai, đừng có làm theo thói xấu của người thiếu học luôn luôn trách người khác. Đức Phật nói thêm: —

‘Người ngu không thừa nhận mình là người ngu, là người ngu đích thực. Và người ngu biết nhận mình là ngu ít ra cũng là người trí tới mức đó.’ Dhammapada.

Bạn phải có trách nhiệm đối với những khổ đau đến với bạn. Nếu như bạn để cho, dù chỉ một sự kiện nhỏ khuấy động tâm bạn, thì tự thân thái độ ấy sẽ làm tăng thêm khổ đau của bạn. Bạn nên hiểu rằng không phải là có gì sai với thế gian, mà chỉ có cái gì đó sai nơi cách sống của bạn khi bạn đau khổ mà thôi.

---o0o---

09.Không Hy Vọng Sẽ Không Bao Giờ Thất Vọng


Bạn có thể tránh những nỗi thất vọng ê chề bằng cách không nuôi bất kỳ hy vọng nào, nhất là những hy vọng liên quan đến danh dự của bạn.  Nếu như bạn không nuôi hy vọng, thì không gì có thể làm cho bạn thất vọng và cũng không có gì để bạn mất. Hãy làm một việc gì đó vì lợi ích của tha nhân để vơi nhẹ khổ đau. Nếu như bạn có thể làm điều này mà không trông đợi bất kỳ một loại tưởng thưởng nào, không có cớ gì để bạn thất vọng. Bạn có thể là một người mãn nguyện! Hạnh phúc xuất hiện trong tâm bạn vì điều thiện bạn làm tự nó đã là một phần thưởng lớn vậy.

Hạnh phúc ấy tạo ra sự mãn nguyện hết sức to lớn trong cuộc sống của bạn. Do mong đợi phần thưởng, chẳng những bạn đã bỏ lỡ hạnh phúc của bạn, mà thậm chí rất thường khi bạn còn phải nếm mùi thất vọng đắng cay nữa. Và không muốn gì cả là vũ khí tốt nhất bạn có thể có để tự bảo vệ mình khỏi những người mong muốn hại bạn. Có một câu nói, ‘Hãy thận trọng đối với người không muốn gì cả’.

Có thể, bạn là một người có bản tính tốt, vì thế bạn không làm hại người khác. Nhưng tuy thế bạn vẫn bị khiển trách bất chấp những điều tốt đã làm. Và bạn có thể hỏi, ‘Nếu tốt sanh tốt và xấu sanh xấu, nếu nhân nào quả nấy, tại sao tôi lại phải khổ đau trong khi tôi hoàn toàn vô tội? Tại sao tôi lại phải chịu đựng quá nhiều gian nan? Tại sao tôi lại bị phiền não với quá nhiều quấy rối? Tại sao tôi lại bị người khác trách cứ bất chấp việc làm tốt của tôi? Câu trả lời đơn giản là khi bạn làm những việc thiện, thì một cách vô ý thức, có thể bạn đã đi ngược lại nhiều thế lực ác đang vận hành trong thế gian này.

Những lực xấu ác ấy đương nhiên sẽ làm gián đoạn những thiện sự của bạn. Nếu không phải thế, có thể là bạn đang phải đương đầu với những quả xấu của một nghiệp bất thiện nào đó trong quá khứ đang chín mùi trong thời điểm hiện tại. Nhờ tiếp tục làm công việc tốt của bạn với sự hiểu biết hợp lý, cuối cùng bạn sẽ thoát khỏi những phiền muộn ấy. Vì lẽ bạn là người đầu tiên tạo ra những thất vọng, nên thật hợp lý là chỉ tự thân bạn mới có thể vượt qua được chúng nhờ nhận ra tình trạng đích thực của bạn trong cuộc sống thế gian.

Rất nhiều trong số những điều kiện thế gian (tám pháp thế gian — khen, chê; được, mất; khổ, vui…) nằm ngoài quyền kiểm soát của chúng ta. Những thay đổi không mong đợi, những ảnh hưởng khác nhau và những điều không chắc chắn luôn xảy ra làm nản lòng chúng ta. Đó là lý do vì sao đôi khi người ta cảm thấy khó mà làm được điều thiện trong những hoàn cảnh thay đổi như vậy. Tuy nhiên, nếu người ta nghĩ đến lời khuyên này của Đức Phật, mọi người ai cũng có thể đóng góp một cái gì đó cho sự bảo vệ lẫn nhau của họ. Là một người nghèo, nhưng biết đủ và vui vẻ vẫn tốt hơn một người giàu mà lúc nào cũng lo lắng, và khổ sở với tham.

Một số người phàn nàn và nói rằng chúng tôi đã làm rất nhiều cho họ thế mà thậm chí họ không nói được một lời ‘cám ơn’. Nếu, do giúp đỡ người khác, chúng ta cảm nhận được niềm vui thì tại sao biết ơn lại quan trọng đến thế?

Đức Phật xem biết ơn là một đức hạnh lớn. Tuy nhiên, thực sự là đức hạnh này rất hiếm thấy trong bất kỳ xã hội nào. Bạn không thể lúc nào cũng trông đợi người khác biết ơn bạn về những gì bạn đã làm. Con người ta có khuynh hướng hay quên, đặc biệt là khi phải nhớ đến những ân huệ trong quá khứ. Nếu người ta không tỏ lòng biết ơn, bạn phải học cách chấp nhận chúng là như vậy – chỉ khi đó bạn mới có thể tránh được sự thất vọng. Thực sự bạn vẫn có thể vui sướng bất kể người ta có biết ơn lòng tốt và sự giúp đỡ của bạn hay không; bạn chỉ cần nghĩ và cảm thấy thoả mãn rằng bạn đã làm tròn bổn phận cao quý của bạn như một con người đối với đồng loại của mình là đủ.

---o0o---




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương