Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn



tải về 1.04 Mb.
trang29/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31

06.Tự Tử


Tự tử là hành động cố ý và tự ý giết mình. Tự tử có thể chia ra hai loại; theo quy ước và tư riêng. Loại đầu xảy ra như kết quả của truyền thống và sức ép của dư luận quần chúng. Một ví dụ trong trường hợp này là hara-kiri, mổ bụng tự sát, một kiểu tự sát theo nghi thức dùng gươm tự mổ bụng thường do một người Nhật có địa vị thực hiện khi anh ta phải đương đầu với một sự ô nhục nào đó.

Loại tự tử vì lý do tư riêng khá điển hình thời nay. Lý thuyết thường chấp nhận rằng tự tử là kết quả của việc không điều chỉnh được những căng thẳng thần kinh và sức ép trong cuộc sống của một người. Tự tử là một cách để giải quyết các loại vấn đề tư riêng khác nhau — cô đơn, bỏ rơi, thù hận, mong muốn trả thù, sợ hãi, đau đớn (thể xác), những cảm giác tội lỗi v.v… Người nam tự tử nhiều hơn người nữ, và điều này áp dụng cho mọi độ tuổi. Tuy nhiên, người nữ thường thực hiện những cố gắng không thành công nhiều hơn người nam, hoặc vì thiếu sự khéo léo trong nghệ thuật sát nhân hay vì những khác biệt về tình cảm.

Hầu hết những người tự tử đều ở trong tình trạng chán nản. Mức độ cao nhất xảy ra nơi những người mà sự chán nản của họ được kèm theo bởi một cảm giác tuyệt vọng và mất sự hứng thú hay niềm vui trong những hoạt động. Ngoài ra, người già, đơn chiếc, ly dị hay goá bụa, và đặc biệt những người nghiện rượu hay ma-tuý, có nguy cơ cao hơn. Những người bơ vơ không nơi nương tựa cũng là những người dễ liều tự tử hơn những người khác.

Tự tử ở lứa tuổi thiếu niên, đặc biệt là một vấn đề đáng sợ. Tỉ lệ tự tử ở những đứa bé trai tuổi vị thành niên đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, một sự gia tăng tương tự đã không xảy ra ở những bé gái.

Một số chuyên gia cảm thấy rằng sự tăng lên trong tỉ lệ tự tử ở lứa tuổi thiếu niên là do tính phức tạp và căng thẳng của cuộc sống hiện đại. Họ cũng nói thêm là một số các vở kịch truyền hình và những câu chuyện trên báo chí về tự tử đã tạo ra một sự tăng lên theo mùa con số những thanh thiếu niên tự tử. Thất nghiệp và sức ép để hoàn tất (một chuyện gì đó) cũng là những yếu tố.

Chúng ta Có Thể Làm Được Gì Để Ngăn Sự Tự Tử Của Một Người Nào Đó Không?

Khi một người có ý định tự tử thường có một vài dấu hiệu báo trước để chúng ta theo dõi. Những dấu hiệu đó bao gồm việc tự cô lập mình không muốn giao tiếp với bạn bè và rút khỏi những hoạt động bình thường; xao lãng hình thức bề ngoài; thay đổi hoàn toàn những thói quen ăn uống, ngủ nghỉ; và lạm dụng thuốc (ma tuý) và rượu. Một số thanh thiếu niên thậm chí còn cho thấy ý định của mình rõ ràng hơn. Họ có thể cho đi hay bỏ hết những vật mà họ thường ham thích hoặc nói: ‘Tôi sẽ không còn vấn đề gì nữa’. Hành động tự tử thực sự thường tiếp theo sau một sự mất mát về tình cảm nào đó như đổ vỡ quan hệ với bạn gái (bạn trai) hay một sự ly dị trong gia đình.

Vì vậy, nếu như bạn phát hiện ra bất kỳ một trong những thay đổi trong cách cư xử này – và chúng phải được xem xét một cách nghiêm túc – bạn nên lập tức thảo luận về tình trạng bất hạnh của đứa trẻ với chính nó. Chẳng hạn, hỏi những câu hỏi trực tiếp và đặc biệt về những gì nó đang dự định làm. Làm sáng tỏ mọi việc trong tinh thần cởi mở có thể giảm bớt nỗi lo lắng của đứa trẻ, và nó sẽ cảm giác được sự hỗ trợ của bạn. Chỉ khi đó bạn mới có thể tấn công vào chính vấn đề và tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp nếu cần.

Sự buông lỏng kỷ cương của xã hội hiện đại, hàm ý một sự dung thứ cho những cách cư xử sai lệch có thể trách nhiệm một phần cho sự gia tăng những hành vi tự tử, đặc biệt uống thuốc độc. Thái độ của xã hội đối với hành vi tự tử cần phải bớt khắt khe và trừng phạt hơn. Giờ đây người ta đã có một sự sẵn sàng để thông hiểu lớn hơn thay vì kết án, tuy nhiên khuynh hướng che dấu những hành vi tự tử vẫn còn tồn tại. Một hành vi tự tử đưa đến cái chết có khuynh hướng gây ra những phản ứng đau buồn và cảm giác tội lỗi nơi những người nghĩ rằng lẽ ra họ đã có thể ngăn được (việc tự tử ấy) bằng sự chăm sóc và yêu thương nhiều hơn những gì họ đã làm. Lòng khao khát không được thoả mãn hay không đạt được những gì người ta mong muốn có thể gây ra tình trạng tự tử.   Không tôn giáo nào đã từng tha thứ cho hành động thảm khốc này.

Điện thoại ngày nay đã được sử dụng phổ biến như một phương tiện truyền thông giữa những người cô đơn, tuyệt vọng đang dự tính tự tử, và đang tìm kiếm sự giúp đỡ cũng như lời khuyên nơi những thành viên của một hội đoàn chăm sóc nào đó. Như trường hợp của hội ‘Những Người Nghiện Rượu Giấu Tên’ và những tổ chức tương tợ khác, ở đây những người tình nguyện đóng vai trò như những người cố vấn suốt cả ngày lẫn đêm và sự phục vụ của họ luôn túc trực sẵn sàng cho những trường hợp sẽ tự tử vào bất cứ lúc nào. Có những bằng chứng cho thấy loại phục vụ này đã giúp ngăn ngừa được nhiều hành vi tự tử ở một mức độ rất lớn.

---o0o---


07.Sự Hiểu Biết Lẫn Nhau


Hãy nhớ rằng dù điều gì xảy ra, bạn sẽ không cảm thấy đau khổ hay bị tổn thương nếu như bạn biết cách làm thế nào để duy trì một trạng thái tâm thăng bằng. Thực sự ra bạn chỉ bị đau khổ bởi thái độ tâm lý bạn chấp nhận đối với chính bản thân bạn và đối với những người khác mà thôi. Nếu bạn biểu lộ một thái độ thân ái với người khác, bạn sẽ nhận lại được một thái độ thân ái như vậy. Nếu bạn tỏ ra căm ghét, chắc chắn bạn sẽ nhận lại sự căm ghét.

Một người hung dữ thường thở ra chất độc, và anh ta tự làm hại mình hơn là làm hại người khác. Một người giận dữ la hét vào những người khác sẽ không thể thấy mọi sự việc đúng theo viễn cảnh thích hợp của chúng, hay nói khác hơn cái thấy của anh ta như thể đã bị khói bay vào làm mờ mắt vậy. Người có trí không để bị nóng giận chắc chắn sẽ không bị đau khổ. Hãy luôn luôn nhớ rằng không người nào có thể hại được bạn trừ phi bạn lót đường cho người khác làm như vậy. Nếu bạn sống theo Pháp (Dhamma– lối sống chánh trực), Pháp ấy sẽ bảo vệ bạn. Đức Phật nói:– ‘Ai hại người vô hại, người trong sạch không lầm lỗi, điều ác ấy sẽ dội lại trên chính kẻ ngu như bụi tung ngược gió.’ Dhammapada.

Nếu như bạn khơi lên ngọn lửa sân hận của người khác bạn phải chịu trách nhiệm cho sự phản ứng mà nó tạo ra. Do bộc lộ thái độ thù hằn, bạn sẽ chỉ hoàn thành những ước muốn của kẻ thù của bạn mà thôi. Đoàn kết và hoà hợp là phương diện quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. ‘Nếu những lưới nhện liên kết lại, chúng có thể trói được con sư tử’.

---o0o---




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương