BÁo cáO ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜng và XÃ HỘI (esia)



tải về 2.32 Mb.
trang9/41
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32003
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   41

4.2. Môi trường sinh học

4.2.1. Vị trí quan trắc mẫu nền sinh thái


Hệ thống thủy lợi phục vụ kiểm soát lưu lượng nước và tưới tiêu cho các xã lân cận và các trang trại cây công nghiệp, cây ăn quả của tư nhân, nhất là tại các kênh mương dẫn nước đã tác động nhất định đến khu hệ thuỷ sinh vật tại đây. Công việc nghiên cứu, khảo sát được tiến hành vào thời gian cuối mùa xuân 11/03/2015. Vị trí các trạm thu mẫu như trong bản đồ phác (Hình 4.3) và toạ độ (Bảng 4.5) sau:



Hình 4.3. Vị trí các trạm thu mẫu tại vùng tiểu dự án hồ Khe Chè

Bảng 4.5. Tọa độ các điểm khảo sát tại hồ Khe Chè, Đông Triều, Quảng Ninh

(Thời gian khảo sát ngày 11/3/2015)

Mã số tọa độ

Vĩ độ

Kinh độ

Độ cao (m)

Các điểm trên hồ Khe Chè










777

21°08’38.1”

106°32’20.9”

10

778

21°08’51.7”

106°31’57.9”

9

779

21°08’38.0”

106°31’30.6”

11

780

21°08’23.3”

106°31’37.6”

12

781

21°08’33.7”

106°31’51.3”

16

Các điểm khác










782

21°08’16.3”

106°31’52.6”

16

783

21°07’59.7”

106°31’32.8”

1

784

21°07’15.2”

106°31’47.1”

1

785

21°06’52.3”

106°32’03.6”

7

786

21°05’39.9”

106°31’03.0”

1

787

21°05’45.3”

106°31’05.1”

2

788

21°05’43.3”

106°29’54.0”

17

789

21°05’41.3”

106°29’45.3”

16

790

21°07’37.6”

106°31’54.3”

24

791

21°07’38.0”

106°31’43.0”

22

792

21°08’07.0”

106°31’07.3”

18

793

21°07’47.7”

106°30’25.5”

40

794

21°06’19.4”

106°28’21.8”

13

795

21°05’41.6”

106°29’11.3”

11

796

21°05’17.0”

106°29’11.2”

11

797

21°05’18.6”

106°30’59.1”

10

798

21°06’30.1”

106°31’37.3”

12

799

21°05’45.6”

106°30’03.9”

4

800

21°05’36.9”

106°30’02.5”

5

801

21°05’40.9”

106°29’47.6”

6

4.2.2. Quần thể thực vật


Toàn khu vực nghiên cứu là kiểu hệ sinh thái nông nghiệp trong cảnh quan đồi núi thấp đồng bằng sông Hồng. Trong kiểu HST nông nghiệp đó, chủ yếu loại hình rừng trồng, canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả, thuỷ vực trồng lúa nước, kênh mương thuỷ lợi. Bởi vậy hệ sinh vật trong vùng nghiên cứu chủ yếu là các nhóm thuỷ sinh vật.

Qua khảo sát thực địa, phỏng vấn nhân dân địa phương và qua các tài liệu đã công bố và cho phép, dự án đã thống kê được thành phần hệ động thực vật trên cạn tại khu vực thực hiện tiểu dự án (khu vực xung quanh dự án tại xã An Sinh) như sau: Hệ thực vật có 38 loài, 27 họ và 20 bộ thuộc 2 ngành thực vật: ngành Dương xỉ và Mộc lan.

Có 3 dạng thảm thực vật chính :


  • Dạng thảm thực vật các loài cây trồng trên đất nông nghiệp: Có 13 loài thực vật thuộc dạng thảm thực vật này, phần lớn đó là các cây trồng ngắn ngày với diện tích lớn nhất. Đây là dạng thảm thực vật chiếm diện tích tới 2/3 toàn bộ diện tích liên quan đến đập thủy lợi.

  • Dạng thảm thực vật các loài cây lâm nghiệp và cây ăn quả trồng trên các gò, đồi: Có 22 loài cây trồng và cây hoang dại phân bố ở dạng thảm thực vật này. Đây là dạng thảm thực vật chiếm diện tích lớn thứ hai sau dạng thảm thực vật các loài cây trồng trên đất nông nghiệp.

  • Dạng thảm thực vật các loài cây trồng cho hoa quả, thực phẩm và tiêu dùng đời sống hàng ngày tại các khu dân cư : Có 26 loài thực vật có ở thảm thực vật này. Đây là dạng thảm thực vật chiếm diện tích lớn nhỏ nhất trong 3 dạng thảm thực vật.

  1. Thực vật thuỷ sinh bậc cao (Macrophyta)

Thực vật thuỷ sinh bậc cao trong vùng nghiên cứu bao gồm các quần xã:

  • Thực vật lá nổi (Floating-leaved macrophyte) là các loài có rễ căm vào đáy thuỷ vực, lá nổi trên bề mặt nước hoặc trên mặt nước: bao gồm các loài sen (Nelumbo nucifera), súng lam Nymphaea nouchali, súng trắng N. pubescens, súng vuống N. tetragona, u du Cyperus spp., đuôi lươn Phylidrum lanuginosum...

  • Thực vật trôi nổi tự do (Freely floating macrophyte) là các loài bèo có bộ rễ chùm, ngập trong nước: bèo cái Pistasia stratiotes, bèo tai chuột Salvia cuculata, bèo lục bình Eichnornia crassipes

  • Thực vật ngập nước (Emergent macrophyte) là các loài có bộ rễ trong đáy thuỷ vực, thân lá trên mặt nước: năng ngọt E. dulcis, rau dừa nước Ludwidgia adscendens, cỏ xước nước Centrostachys aquatica, cỏ mồm mỡ Hymenachne acutigluma, ý dĩ Coix aquatica, cỏ bấc L. hexandra...Ngoài các loài thực vật thuỷ sinh tự nhiên như trên là quần thể lúa nước được xem là cây trồng.

  • Thực vật chìm trong nước (submerged macrophyte) bao gồm các loài rong với bộ rễ cắm vào đáy thuỷ vực, toàn bộ thân, lá ngập hoàn toàn trong nước: rong đuôi chồn Ceratophyllum demersum, thuỷ nữ ấn Nymphoides indicum, nhĩ cán vàng Utricularia flexuosa, U. fasciculata, U. confervifolia, thuỷ thảo Hydrrilla verticilata...

Ngoài ra, cùng sinh sống với các loài thực vật thuỷ sinh trên, trong vùng còn gặp một số thực vật nổi khác như Lemna tenera, L. aequinoctialis, Azolla pinnata...

Thực vật ngập nước có thể chưa thấy dấu hiệu ảnh hưởng từ phun thuốc trừ sâu, nhưng với lúa thì có thể. Với liều lượng phun thuốc sâu như đã đề cập ở trên, sản phẩm từ lúa ở đây người dân là ra đã không dám sử dụng mà lại bán đi nơi khác, sau đó mua lúa gạo từ nơi khác về ăn.



  1. Thực vật nổi (Phytoplankton)

Kết quả phân tích mẫu thực vật nổi (TVN) sơ bộ đã xác định được 42 loài thuộc 17 họ và 6 ngành (Phụ lục 1). Ngành tảo silic (Bacillariophyta) có 16 loài chiếm 38,1%, tảo lục (Chlorophyta) có 14 loài chiếm 33,33%, tảo Lam (Cyanophyta) có 7 loài chiếm 16,67%, tảo giáp (Pyrrophyta) có 1 loài chiếm 2,38% và tảo mắt (Euglenophyta) có 4 loài chiếm 9,52%. Các loài thực vật nổi chủ yếu là các loài nhiệt đới phổ biến và phân bố rộng, không có các loài đặc trưng. Với số lượng khoảng 42 loài TVN như trên là rất thấp so với các dạng thuỷ vực cùng loại ở khu vực khác.

Kết quả phân tích mật độ TVN (bảng 1) có một số nhận xét: Mật độ TVN ít biến đổi giữa các trạm khảo sát, dao động từ 2.000-4.000 TB/L. Các ngành tảo silic, tảo lục, tảo lam chiếm ưu thế về mật độ. Ngành tảo lam chiếm ưu thế nhất về mật độ, chiếm tỉ lệ từ 35-40% trong tổng số lượng TVN. Ngành tảo mắt chiếm tỉ lệ thấp (3-5%), phù hợp với loại hình thuỷ vực trong hệ sinh thái nông nghiệp tại cảnh quan đồng bằng trung du.


4.2.3. Quần thể động vật


Hệ động vật trong vùng tiểu dự án được mô tả như sau:

  • Về thú: 15 loài thuộc 8 họ và 4 bộ.

  • Về chim: 74 loài thuộc 37 họ và 15 bộ.

  • Về Bò sát: 19 loài thuộc 9 họ và 2 bộ.

  • Ếch nhái:13 loài thuộc 5 họ và 1 bộ.

  • Động vật nổi (Zooplankton)

Kết quả phân tích vật mẫu đã xác định được 28 loài động vật nổi (ĐVN) thuộc 12 họ và 21 giống (Phụ lục 2). Trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) có 7 loài chiếm 25% tổng số loài, giáp xác râu ngành (Cladocera) có 10 loài chiếm 35,71%, trùng bánh xe (Rotatoria) có 10 loài chiếm 35,71% và ấu trùng côn trùng có 1 loài chiếm 3,57%. Số lượng các loài ĐVN xác định được trong vùng có thể còn thấp hơn so với thực tế. Không có các loài đặc trưng thủy vực.

Ở thuỷ vực dạng hồ, số lượng loài cao nhất (21 loài), ở kênh dẫn thuỷ lợi (có từ 16-18 loài), mương thuỷ lợi (có từ 15-16 loài) và thấp nhất ở thuỷ vực dạng mương và ruộng lúa (có từ 8-12 loài).

Kết quả phân tích mật độ động vật nổi (bảng 2) có một số nhận xét như sau:


  • Về mật độ động vật nổi, mức độ dao động rất lớn, từ 50 con/m3 đến 18.000 con/m3. Cụ thể là ở hồ nước thuỷ lợi Khe Chè (T1; T2; T3; T4; T5) có mật độ cao nhất (từ 3.333-17.959 con/m3), tiếp đến kênh lớn, mương dẫn thuỷ lợi trong đồng (T 6; T7) có mật độ từ 1.450-3.300 con/m3 và thấp nhất là mương nhỏ (nơi lưu thông trực tiếp với ruộng lúa, chịu tác động mạnh của thuốc trừ sâu cũng như vỏ và chai đựng thuốc trừ sâu sau khi phun thải trực tiếp ra đây) đã giảm đột ngột về mật độ, tại đây số lượng chỉ đạt từ 50-100 con/m3.

  • Nhìn chung, các dạng thủy vực khảo sát kém phong phú về thành phần loài, dao động mạnh về mật độ số lượng ĐVN. Tại các thủy vực này có hiện tượng vứt xả bừa bãi các loại vỏ, chai dựng thuốc trừ sâu và phun rất nhiều loại thuốc trừ sâu trong một vụ lúa có thể là một nguồn gây ô nhiễm.

b) Động vật đáy (Zoobenthos)

Kết quả phân tích động vật đáy (ĐVĐ) đã xác định được trên 13 loài trai ốc nước ngọt thuộc 6 họ, 10 giống (phụ lục 3). Trong đó, họ ốc vặn (Viviparidae), họ hến(Corbiculidae) và họ Bithyniidae cùng có 3 loài. Ở các điểm khảo sát thuộc kênh dẫn thuỷ lợi hay hồ ao có số loài cao hơn ở các khu vực khác, thấp nhất là tại các mương nhỏ giáp với ruộng lúa. Nhìn chung các họ trai ốc nước ngọt ở đây thuộc loại phổ biến trong các thủy vực của Việt Nam.

Như vậy, thành phần loài trai ốc của khu vực nghiên cứu thuộc loại kém phong phú. Trong các loài ốc thu được còn có hai loài ốc bươu vàng (OBV - Pomacea canaliculataP. bridgesi). Đây là hai loài ốc được di nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990. Chúng có nguồn gốc từ vùng châu thổ sông Amazon (Achentina, Braxin), di nhập sang các nước Châu Á và Đông Nam Á với mục đích làm thực phẩm. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, OBV đã bộc lộ mặt tiêu cực của nó sau khi thoát ra môi trường tự nhiên, chúng tàn phá cây trồng trong đồng ruộng với tốc độ chóng mặt và gây ra những thiệt hại đáng kể cho nền nông nghiệp Việt Nam.

c) Thành phần các loài cá nuôi và cá tự nhiên

Thông qua khảo sát và thống kê trong khu vực, thành phần loài cá có 22 loàithuộc 8 họ, 5 bộ. Số loài cá tự nhiên trong khu vực khảo sát không nhiều hơn so với số loài cá nuôi trong các hộ gia đình (ao, hồ ở khu vực xung quanh).

Các loài cá nuôi phổ biến như cá chép (Cyprinus carpio), trôi ta (Cirrhinus molitorella), trôi Ấn độ (Labeo rohita), cá mrigal (Cirrhinus mrigala), mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), mè hoa (Hypophthalmichthys nobilis), cá rô phi (Oreochromis mossambicus) và cá chim trắng nước ngọt (Colossoma brachypomum).

Các loài cá tự nhiên thường gặp như: cá thè be (Acheilognathus cf. kyphus), cá rô (Anabas testudineus), cá mương (Hemiculter leucisculus), lươn (Monopterus albus), cá chạch(Anabas testudineus), cá đuôi cờ (Macropodus opercularis). Không có các loài cá quý hiếm, đặc trưng.


4.2.4. Các khu vực nhạy cảm


Trong vùng thực hiện tiểu dự án “Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Khe Chè”, không có các vùng nhạy cảm như đất ngập nước, công viên và khu bảo tồn, khu bảo tồn sinh thái, khu dự trữ gen và sinh quyển, khu vực an ninh quốc phòng.


tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương