BÁo cáO ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜng và XÃ HỘI (esia)


Rủi ro, sự cố trong quá khứ



tải về 2.32 Mb.
trang12/41
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32003
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   41

4.4. Rủi ro, sự cố trong quá khứ


Công trình hồ chứa nước Khe Chè được tính toán thiết kế năm 1986, đến những năm 1995-1998 công trình được sửa chữa nâng cấp một số hạng mục thuộc hệ thống đầu mối. Tính đến nay công trình này đã hoạt động được gần 30 năm.

Trong quá trình sử dụng, đã có một số sự cố liên quan đến xảy ra đối với công trình:



  • Trong giai đoạn 1996 – 1998, một phần mặt tràn bị rỗ do trong quá trình xây dựng ban đầu sử dụng bê tông sỏi cuội khai thác tại địa phương. Để khắc phục tình trạng này, đơn vị quản lý đã cho trát lại toàn bộ mặt tràn bằng bê tông (phủ bê tông) dày từ 3-5 cm. Tuy nhiên, đến hiện tại, một số vị trí cũng đã bị bong tróc lớp phủ bê tông nêu trên.

  • Trong giai đoạn 200-2001 tại công trình xảy ra hiện tượng thấm tại hạ lưu đập. Biện pháp được lựa chọn để khắc phục sự cố lúc đó là xử lý khoan phụt bê tông và đắp áp trúc.

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESIA)

5.1. Sàng lọc môi trường và xã hội của TDA


Tiểu dự án đã thực hiện sàng lọc môi trường và xã hội, kiểm tra toàn bộ các khía cạnh của tiểu dự án và xác định phạm vi đánh giá. Sau đây là kết quả của việc sàng lọc:

  • Việc sàng lọc đã xác nhận rằng việc phục hồi các chức năng của hồ chứa theo đề xuất không làm thay đổi dung tích và diện tích mặt hồ theo thiết kế.

  • Không có sinh cảnh tự nhiên quan trọng ở gần đập, không phát hiện bất kỳ loài quý hiếm hay bị đe dọa nào. Tuy nhiên, một phần nhỏ diện tích (0,4ha) đất rừng thứ sinh trong khu vực dự án sẽ bị chuyển đổi mục đích sử dụng vĩnh viễn.

  • Dựa trên đánh giá xã hội tại ba xã An Sinh, Tân Việt và Việt Dân với sự tham gia của UBND cấp xã, các tổ chức đoàn thể, nhóm người hưởng lợi cho thấy có 135 người dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ dự án. Như vậy, phải cần thiết chuẩn bị một Kế hoạch phát triển người thiểu số trong phạm vi tiểu dự án. Đập Khe Chè được phân loại là một đập lớn theo OP/BP 4.37, có dung tích hồ chứa lớn hơn 3 triệu m3, do đó dự án được xem xét bởi một danh sách các chuyên gia và xác thực bởi Kế hoạch an toàn đập.

  • Trong khu vực dự án cũng không có mộ phần, đền thờ hay bất kỳ công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng hay tôn giáo nào bị ảnh hưởng.

  • Mặc dù các hạng mục đề xuất sẽ sử dụng một số diện tích đất mới, tuy nhiên phần diện tích đất này đều là đất trống vì vậy không có hộ dân nào bị ảnh hưởng. Vì vậy không cần phải chuẩn bị RAP.

  • Tiểu dự án thuộc danh mục A về môi trường của Ngân hàng Thế giới (OP/BP 4.01). Tiểu dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Bảng sàng lọc môi trường đầy đủ được trình bày chi tiết tại Phụ lục A10.

Các công cụ hỗ trợ yêu cầu. Dựa trên việc sàng lọc, hầu hết các tác động tiềm năng là thấp đến mức độ trung bình. Theo hồ sơ của tác động này, tiểu dự án sẽ phải chuẩn bị công cụ hỗ trợ sau đây:

  • Kế hoạch phát triển giới;

  • Kế hoạch bảo vệ sức khỏe cộng đồng;

  • Kế hoạch truyền thông cộng đồng;

  • Cơ chế giải quyết khiếu nại;

  • Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số.

5.2. Các tác động tích cực


Việc thực hiện tiểu dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích từ việc nâng cao an toàn cho khu vực hạ lưu, cung cấp nước tưới thường xuyên và ổn định. Đặc biệt, việc sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối sẽ cải thiện, nâng cao chức năng điều tiết lũ của đập. Khi cấu trúc đập được gia cố, nguy cơ vỡ đập được giảm thiểu từ đó nâng cao an toàn cho cộng đồng dân cư, cũng như tài sản và cơ sở hạ tầng khu vực hạ lưu. Việc cung cấp nước tưới thường xuyên và ổn định sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp (là nhiệm vụ chính của đập). Ngoài ra, lượng nước ổn định trong hồ chứa cũng sẽ làm gia tăng lượng nước ngầm tại khu vực trong mùa khô.

  • Nâng cao an toàn cho cộng đồng dân cư, tài sản và cơ sở hạ tầng khu vực hạ lưu:

Việc sửa chữa và nâng cấp cụm công trình đầu mối hồ chứa Khe Chè góp phần đảm bảo an toàn cho khu vực hạ lưu hồ chứa bằng cách chủ động kiểm soát và điều tiết lũ từ hồ chứa. Ngoài ra, với các hợp phần phi công trình thuộc dự án DRSIP sẽ giúp tăng cường năng lực quản lý hồ chứa thông qua việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch vận hành và bảo dưỡng, kế hoạch an toàn đập và kế hoạch ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, cũng như xây dựng năng lực tại địa phương. Các cộng đồng dân cư cụ thể được hưởng lợi từ việc nâng cao an toàn bao gồm các xã phía hạ lưu: An Sinh, Tân Việt, Việt Dân với khoảng 3000 người dân sinh sống.

Hồ chứa được thiết kế và xây dựng để đảm bảo tần suất lũ thiết kế 0,5% và lũ kiểm tra 0,1%. Việc sửa chữa và nâng cấp hồ chứa sẽ đảm bảo chống lũ với tần suất 1%. Các kết quả tính toán cho thấy cần phải mở rộng tràn xả lũ từ 14m hiện tại lên 24m nhằm đảm bảo tần suất chống lũ nêu trên. Sự mở rộng này sẽ làm tăng khả năng thoát lũ qua tràn, mực nước hồ sẽ giảm nhanh hơn so với hiện trạng. Mực nước lũ trong hồ giảm nhanh hơn cũng đồng nghĩa với việc thời gian lưu nước lũ trong hồ sẽ giảm, dẫn đến giảm hiện tượng bồi lắng trong hồ. Việc giảm bồi lắng trong lòng hồ sẽ làm gia tăng tuổi thọ của hồ chứa, đồng thời cũng làm giảm các chi phí liên quan đến nạo vét hồ trong trường hợp cần thiết.



  • Đối với rủi ro an toàn đập:

Việc vỡ đập sẽ có tác động rất lớn đến chế độ thủy văn của khu vưc, ảnh hưởng đến nguồn nước, đất, hệ sinh thái thủy sinh, khả năng cung cấp nước cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực hạ lưu. Đặc biệt, nếu vỡ đập sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh mạng và tài sản của hơn 3000 người dân phía hạ lưu thuộc 3 xã An Sinh, Tân Việt, Việt Dân. Việc khắc phục hậu quả sự cố đập là rất khó khăn và mất nhiều thời gian, vì vậy, quá trình vận hành hồ chứa phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp được đề xuất trong báo cáo. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng vỡ đập bao gồm: (i) lưu lượng dòng chảy lũ cao hơn lưu lượng chống lũ thiết kế của hồ; (ii) chất lượng của nguyên vật liệu đắp không đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn; (iii) trong quá trình xây dưng, cao độ thiết kế không đạt được theo cao độ phòng chống lũ; (iv) Việc xây dựng không tuân theo thiết kế; (v) Sự cố đối với hệ thống cửa xả lũ; (vi) dự báo lũ không chính xác dẫn đến việc vận hành hồ chứa không đúng trong thời gian xả ra lũ; (vii) Động đất. Các nguyên nhân này nên được giải quyết bằng cách đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động do an toàn đập đến khu vực hạ lưu.

  • Cung cấp nước tưới thường xuyên và ổn định:

Việc sửa chữa và quản lý tốt công trình đầu mối sẽ đảm bảo nguồn cung cấp nước tưới thường xuyên và ổn định cho 1.056ha đất nông nghiệp phía hạ lưu. Chức năng điều tiết lũ của hồ chứa cũng sẽ bảo vệ phần đất nông nghiệp này trong mùa lũ trong khả năng điều tiết của hồ. Việc này cũng làm tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập của người dân.

  • Nâng cao trữ lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt cho người dân địa phương

Mực nước ổn định trong hồ chứa sẽ làm gia tăng trữ lượng nước ngầm của khu vực lân cận, bao gồm việc cấp nguồn cho tầng nước ngầm nông. Điều này sẽ cải thiện nguồn nước cho các giếng cạn trong mùa khô.

  • Cung cấp sinh cảnh sống thủy sinh

Trữ lượng nước thường xuyên trong hồ chứa đã cung cấp môi trường sống cho các hệ động thực vật thủy sinh. Việc hồ chứa tiếp tục được duy trì sẽ đảm bảo môi trường sống này. Hơn nữa, mực nước ngầm cao cũng đảm bảo độ ẩm cho môi trường xung quanh, trong điều kiện thủy hệ kín và nhỏ sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các loài khác nhau, qua đó làm tăng tính đa dạng sinh học của khu vực.

  • Cải thiện cảnh quan khu vực hồ chứa

Sau khi tiến hành sửa chữa, nâng cấp, cảnh quan của khu vực xung quanh hồ chứa sẽ thông thoáng hơn, góp phần cải thiện cảnh quan chung của khu vực. Điều này góp phần thúc đẩy dịch vụ du lịch tại khu vực hồ chứa và cụm công trình đầu mối.


tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương