BÁo cáO ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜng và XÃ HỘI (esia)


CHƯƠNG IV. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN



tải về 2.32 Mb.
trang8/41
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32003
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   41

CHƯƠNG IV. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN

4.1. Môi trường tự nhiên

4.1.1. Chế độ thủy văn và sinh thái hồ chứa Khe Chè và kênh tiếp nhận


Nguồn nước cung cấp cho hồ Khe Chè từ nhiều suối nhỏ xung quanh khu vực hồ. Tuy nhiên, Nguồn chính cung cấp nước cho hồ chính là suối Khe Chè, toàn bộ nước của suối Khe Chè chảy toàn bộ vào Hồ. Suối Khe Chè là một dòng suối nhỏ, có dòng chảy trung bình năm Q=1,3 (m3/s). Chiều dài đoạn thượng nguồn suối Khe Chè khoảng 6 km. Diện tích lưu vực của hồ Khe Chè khoảng 22,4 km2 được bao quanh bởi các dãy núi có có độ dốc từ 15-20 (Trung bình 18o) . Thảm thực vật bao phủ chủ yếu trên lưu vực là rừng tái sinh như keo, bạch đàn và một phần là rừng nguyên sinh. Thảm thực vật phía thượng lưu hồ chứa là rừng nguyên sinh và một phần diện tích được người dân canh tác. Thảm thực vật trên bờ chủ yếu là các loại cỏ mọc um tùm. Các cây lâu năm được trồng tại các sườn đồi. Dựa trên các cuộc khảo sát và tham vấn chính quyền, nhân dân địa phương Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho thấy tại suối Khe Chè không có các loài động vật thủy sinh hat thực vật cần được bảo vệ hoặc trong danh mục cấm (nhìn mục 4.2)

Hồ chứa nước Khe Chè lấy nước từ suối Khe Chè với công suất 12,000,000m3, ngoài 12,000,000m3, phần nước còn lại sẽ chảy qua tràn và ra suối Hổ Lao ở phía Hạ Lưu. Đây là dòng tự nhiên chảy qua thôn Ba Xã và chạy qua các thôn Đông Tranh, Đồng Dung và chảy ra sông Đạm. Chiều dài của đoạn suối Hổ Lao trước khi nhập lưu sông Đạm khoảng 13 km (nhìn hình 4.2). Bởi vì tràn của hồ là Tràn tự do. Điều này có nghĩa khi hồ chứa đầy và các kênh thủy lợi đóng, nước chảy qua tràn và đi đến đoạn hạ lưu của con sông. Khi hồ không đầy nước sẽ không có nước chảy vào hạ lưu sông. Chúng có tác dụng làm thay đổi chế độ thủy văn của suối Hổ Lao. Điều này đã diễn ra khoảng 20 năm kể từ khi đập bắt đầu hoạt động. Bất kỳ thay đổi trong môi trường nước đều xảy ra trong những năm đầu tiên vận hành đập. Dựa theo kết quả điều tra, Người dân địa phương không thể nhớ được sự hiện diện của các loài cá di cư nào vào suối Hổ Lao trước khi đập được xây dựng.

Hiện nay suối Hổ Lao thường xuyên khô cạn trong những tháng có lượng mưa thấp từ tháng 12 đến tháng 2. Lưu lượng đỉnh lũ là Q1% = 115,58m3/s; Q0,2% = 157,13m3/s. Dòng chảy này dễ dàng hòa với suối Hổ Lao để nhập lưu với sông Đạm do độ dốc cho phép nước chảy tốc độ cao. Chế độ thủy văn này không hỗ trợ cho các loài thủy sinh nhạy cảm sinh sống. Theo điều tra, hệ sinh thái của suối Hổ Lao không có giá trị cao cả về sinh thái và kinh tế. Thảm thực vật ở lưu vực suối Hổ Lao chủ yếu là thực vật trên bờ, thảm thực vật nông nghiệp bao gồm đồng lúa và cây ăn quả.

Dòng chảy lũ cao nhất (Tương ứng với công suất thiết kế P = 1%) của hồ là 370,1m3/s. Sau khi có tác động của hồ điều hòa, đỉnh lũ qua tràn Q1% = 115,58m3/s; Q0,2% = 157,13m3/s. Trước và sau khi mở rộng đập tràn, lưu lượng xả lũ là không đổi. Bên cạnh đó chiều rộng của tràn alf 24m, nhỏ hơn chiều rộng của dòng suối Hổ Lao (30-50m). Do đó việc xả lũ không ảnh hưởng nhiều đến dòng suối tiếp nhận sau xả tràn. So với chế độ dòng chảy trước khi thực hiện TDA ổn định hơn. Không có loài cá đặc hữu, hay quý hiếm. Dựa trên mẫu nước phân tích lấy từ hồ chứa, chất lượng nước hồ chứa đáp ứng tiêu chuẩn Quốc gia giành cho mục đích thủy lợi (See Section 4.1.4).





Hình 4.1: Vị trí suối Khe Chè và Hồ Khe Chè



Hình 4.2. Vị trí nguồn tiếp nhận và hồ Khe Chè


4.1.2. Điều kiện khí tượng


  • Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình trong nhiều năm là 23.3oC, mức cao nhất là từ tháng 06 đến tháng 08 và mức thấp nhất là vào tháng 01 và tháng 02. (Xem Phụ lục 4, Bảng 4.1).

  • Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm là 82%, mức cao nhất là vào tháng 02, tháng 03 và tháng 08 với giá trị trung bình 86% (xem Phụ lục 4, Bảng 4.2).




  • Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình trong nhiều năm là 998.2mm tại Uông Bí (đo bằng ống Piche). Mức tối thiểu là vào tháng Hai và tháng Ba và mức tối đa là vào tháng 10 và 11 (xem Phụ lục 4, Bảng 4.3).

  • Lượng mưa - Đông Triều là vùng có lượng mưa trung bình hàng năm thấp của Quảng Ninh, Xo = 1459,4mm, lượng mưa hàng ngày tối đa đo được ngày 28 tháng 10 năm 2005 là 335mm (xem Phụ lục 4, Bảng 4.5).

  • Tình hình quan trắc khí tượng thuỷ văn - Trong lưu vực không có trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn, trong khu vực có các trạm khí tượng như sau:

Bảng 4.1. Bảng các trạm khí tượng

TT

Tên trạm

Vị trí

Yếu tố đo

Thời gian đo

Kinh độ

Vĩ độ

1

Uông Bí

106o46’

21o02’

Mưa, gió, bốc hơi, nhiệt độ

1961-2008

2

Đông Triều

106o30’

21o05’

Mưa

75, 78~2008

  • Hiện tượng thời tiết bất thường: Mỗi năm Đông Triều chịu ảnh hưởng khoảng 5 - 6 cơn bão, bão đổ bộ vào Đông Triều có tốc độ gió từ 20 - 40m/s, thường gây ra mưa rất lớn, lượng mưa từ 100 - 200 mm, có nơi lên tới 500 mm. Bão gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông - lâm ngư nghiệp, sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Sương muối thường xuất hiện ở Đông Triều trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung ở các vùng đồi núi An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, khi đó nhiệt độ có nơi xuống tới 30C.

  • Địa hình: Vùng dự án là vùng miền núi chuyển tiếp sang đồng bằng nên địa hình dốc chiếm ưu thế ở Quảng Ninh. Các đồi có đỉnh tròn . sườn thoải, độ cao từ 5-100 m là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, trồng rừng và làm nông nghiệp. Tuy nhiên ở Quảng Ninh cũng vẫn còn nhiều đỉnh núi cao trên dưới 1000 m với sườn dốc, đỉnh nhọn xen các khe sâu nằm ở phía Tây của tỉnh

  • Địa chất: Các thành tạo đất đá trong vùng có tính thấm nước yếu đến trung bình, tầng đá gốc tương đối nguyên khối, ít nứt nẻ thuộc loại thấm yếu được coi là tầng cách nước. Lớp đất phủ và đới IA2 thuộc loại thấm trung bình đến nhiều nhưng rất mỏng.

  • Đặc điểm các tầng, phức hệ chứa nước: Các thành tạo đất đá trong vùng có tính thấm nước yếu đến thấm nước nhiều, tầng đá gốc tương đối nguyên khối, ít nứt nẻ được coi là tầng cách nước. Nước ngầm được chứa trong các lỗ rỗng tầng phủ và trong các khe nứt trong các đới phong hoá đá gốc. Có thể chia các tầng chứa nước trong vùng nghiên cứu như sau:

  • Tầng chứa nước trong trầm tích aluvi, deluvi-proluvi: Nước chứa và vận động trong lỗ rỗng của các tích tụ bở rời sét pha, cát pha, cuội tảng nguồn gốc bãi bồi lòng sông và hỗn hợp proluvi-deluvi.

  • Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa, nước từ các phức hệ chứa nước nằm trên và nước hồ Khe Chè. Chế độ vận động và thành phần hóa học của nước trầm tích aluvi, deluvi-proluvi liên quan chặt chẽ với điều kiện và thành phần hóa học nước hồ.

  • Tầng chứa nước trong các thành tạo đá: Do thành phần thạch học gồm trầm tích đệ tứ và trầm tích lục nguyên cấu tạo phân lớp xen kẹp nên khả năng chứa nước của phức hệ này cao hơn. Có khả năng nước có áp liên quan với hệ tầng này.

  • Nước ngầm trong, không mùi, không vị là nước sinh hoạt của dân địa phương.

  • Địa hình, địa mạo: Tuyến tràn nằm trên vai trái đập khe Chè, tràn nằm trên sườn đồi có độ dốc trung bình 20-250.

  • Địa tầng, thạch học: Theo kết quả khoan, trong khu vực tuyến tràn phân bố đá bột, sạn kết màu tím, phân lớp thuộc hệ tầng Bình Liêu, đá chưa phong hoá có màu nâu tím, nâu đỏ, cấu tạo phân lớp, đá khá rắn chắc trung bình.

  • Dập vỡ và nén ép: Theo kết quả khoan khảo sát thì không có dấu hiệu đá bị dập vỡ trong các hố khoan khu vực tuyến tràn. Đá bị phong hoá nứt nẻ trung bình đến mạnh nên tỷ lệ RQD của đá thấp.

4.1.3. Môi trường nước


  • Môi trường nước mặt

Vị trí cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Khe Chè nằm ở khu vực có lượng mưa dồi dào, tổng lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1495.5 mm. Lưu vực Hồ chứa nước Khe Chè là vùng đồi núi thấp, thảm phù du ở mức trung bình, diện tích lưu vực rộng 22,4 Km2. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Hồ chứa có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho khoảng 1000 ha đất canh tác.

Chất lượng nước hồ chứa Khe Chè được xác định thông qua phân tích các mẫu điển hình trong hồ. Do khu vực cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Khe Chè có hoạt động du lịch sinh thái nên nhóm điều tra tiến hành lấy 6 mẫu, trong đó các vị trí lấy mẫu cụ thể được trình bày trong Bảng 4.2 dưới đây.

Bảng 4.2. Vị trí lấy mẫu tại hồ Khe Chè

(Thời gian lấy mẫu: Sáng 11/03/2015)

STT

KH

Tọa độ

MÔ TẢ VỊ TRÍ LẤY MẪU

Vĩ độ

Kinh độ

1

H1

21°08’38.1”

106°32’20.9”

Xa khu sinh thái, sâu 10m, có mưa phùn, nhiệt độ 24oC

2

H2

21°08’51.7”

106°31’57.9”

Nước hồ cạnh khu sinh thái gần đập tràn, mùa hè khu sinh thái hoạt động mạnh với các dịch vụ và lễ hội, du lịch

3

H3

21°08’38.0”

106°31’30.6”

Nước hồ cách cống 3m

4

H4

21°08’23.3”

106°31’37.6”

Nước hồ cách đập tràn 3m

5

H5

21°08’33.7”

106°31’51.3”

Nước hồ cách bờ 3m, nước hồ xanh do chứa nhiều sinh vật thủy sinh

6

H6

21°08’16.3”

106°31’52.6”

H6: Nước giữa hồ sâu 13-14m

Vùng dự án có nhiều ao, hồ, sông suối với mật độ trung bình đến cao so với cả nước, tài nguyên nước mặt rất phong phú.

Bảng 4.3. Vị trí lấy mẫu tại các khu vực khác của dự án



(Thời gian lấy mẫu: Sáng 11/03/2015)

STT

KH

Tọa độ

MÔ TẢ VỊ TRÍ LẤY MẪU

Vĩ độ

Kinh độ

1

N1

21°07’59.7”

106°31’32.8”

Cống ngầm 1 An Sinh, nơi chứa nước thừa khi tiêu nước qua kênh mương tiêu

2

N2

21°07’15.2”

106°31’47.1”

Cống ngầm 2 Tân Việt, nơi chứa nước thừa

3

N3

21°06’52.3”

106°32’03.6”

Trạm bơm Tân Việt, thôn Đông Khê Hạ

4

N4

21°05’39.9”

106°31’03.0”

Mương tiêu Đức Chính, đất canh tác Đức Chính nằm cạnh khu dân sinh của Tân Việt

5

N5

21°05’45.3”

106°31’05.1”

Trạm bơm ViệtDân, xung quanh là khu canh tác nông nghiệp

7

N6

21°05’41.3”

106°29’45.3”

Thôn Ba Xã, xã An Sinh

8

N7

21°07’37.6”

106°31’54.3”

Trạm bơm Bình Dương, Nằm tại làng Đặng Thủy

9

N8

21°07’38.0”

106°31’43.0”

Trạm bơm Thủy An, Nước trạm bơm cạn, đục

10

N9

21°08’07.0”

106°31’07.3”

Cống tiêu Tràng An, đục

Để xác định chất lượng môi trường nước mặt của khu vực chịu tác động từ tiểu dự án, các điểm lấy mẫu được xác định. Tại 3 xã (An Sinh, Tân Việt, Việt Dân) chịu ảnh hưởng nhiều từ cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Khe Chè, ta tiến hành lấy mẫu tại các cống ngầm (tại xã An Sinh và Tân Việt), và tại các trạm bơm tiêu (xã An Sinh, Tân Việt, Việt Dân). Vị trí các điểm lấy mẫu khác tại vùng ảnh hưởng và hưởng lợi được trình bày trong Bảng 4.8.

Nhận xét: Từ kết quả phân tích mẫu nước hồ và mẫu nước mặt lấy tại các xã trong vùng ảnh hưởng của dự án cải tạo và mở rộng tràn cho cụm công trình đầu mối hồ Khe Chè (Phụ lục A3.1), có thể thấy rằng:

  • Nhìn chung, chất lượng nước mặt tại các khu vực nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08: 2008/BTNMT.

  • Một số chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu:

  • Tại vị trí lấy mẫu H1 và H6 trong hồ Khe Chè, hàm lượng COD (31 và 34 mg/L) vượt quá giá trị cho phép theo QCVN (30 mg/L); tuy nhiên các giá trị này không vượt quá xa ngưỡng cho phép. Ngoài ra, tại các vị trí lấy mẫu tại mương tiêu Đức Chính, Việt Dân, cống tiêu Thủy An, nước cũng bị ô nhiễm hữu cơ (COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép). Nguyên nhân ban đầu có thể dự đoán là do trên hệ thống kênh tưới tiêu, người dân rửa dụng cụ và bình thuốc trừ sâu, kết quả làm tăng hàm lượng COD tại các vị trí kể trên.

  • Hầu hết các mẫu nước trong hồ đều không đáp ứng tiêu chí hàm lượng vi sinh, được thể hiện qua hàm lượng Coliform hay E.coli trheo QCVN 08:2008/BTNMT. Tại hầu hết các vị trí lấy mẫu khác, hàm lượng Coliform trong nước mặt đều vượt quá giá trị tới hạn (trừ tại cống ngầm 2 Tân Việt và tại trạm bơm Thủy An).

  • Về cơ bản, chất lượng nước mặt tại khu vực bị ảnh hưởng bởi vùng dự án khá tốt.

  • Nước ngầm

Huyện Đông Triều có địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc vòng cung núi Đông Triều trùng điệp, có ngọn Bảy Đèo cao trên 1.000m, phía cực Nam là những cánh đồng trũng dễ ngập úng. Vùng phía Đông có các núi Cao Băng, Đông Sơn, Bảo Quan cao trên dưới 500m. Từ vùng núi phía Bắc có nhiều sông suối đổ xuống. Phía Tây là sông Vàng Chua rồi đến sông Đạm Thuỷ, sông Kỳ Cầm, sông Tràng Bàng. Phía Đông là sông Tân Yên. Các sông nhỏ và thượng nguồn có độ dốc lớn, đoạn hạ lưu sông khá rộng. Do hệ thống núi đá vôi dày đặc làm cho tài nguyên nước ngầm vùng dự án rất dồi dào.

Do cụm công trình đầu mối hồ chứa Khe Chè tác động chủ yếu đến 3 xã An Sinh, Việt Dân và Tân Việt nên mẫu nước ngầm được lấy tại các khu vực này để đánh giá môi trường chất lượng nước ngầm.

Vị trí lấy mẫu nước ngầm tại 3 xã An Sinh, Tân Việt, Việt Dân được trình bày trong bảng sau.

Bảng 4.4. Vị trí lấy mẫu nước ngầm tại các vị trí ảnh hưởng của vùng dự án



(Thời gian lấy mẫu: Chiều 11/03/2015)

STT

KH

Tọa độ

Mô tả vị trí lấy mẫu

Vĩ độ

Kinh độ

1

NN1

21°07’47.7”

106°30’25.5”

Nước giếng An Sinh, gia đình ông Phạm văn Tiến – hộ nuôi nhiều gia súc (20 chục con lợn). Mẫu nước được lấy ở độ sâu 15m.

2

NN2

21°06’19.4”

106°28’21.8”

Nước giếng An Sinh, gia đình ông Phạm Phú Bể hộ nuôi gia súc quy mô nhỏ. Mẫu nước được lấy ở độ sâu 20m.

3

NN3

21°05’41.6”

106°29’11.3”

Giếng nước Tân Việt, gia đình bà Lưu Thị Mến-Hộ gia đình sử dụng chủ yếu nước giếng khoan. Mẫu nước được lấy ở độ sâu 25m.

4

NN4

21°05’17.0”

106°29’11.2”

Giếng nước Tân Việt, gia đình ông Vương Văn Chính-hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan để chăn nuôi. Mẫu nước được lấy ở độ sâu 20m.

5

NN5

21°05’18.6”

106°30’59.1”

Giếng nước Việt Dân, gia đình ông Nguyễn Văn Thanh - Khê Hạ. Nước có mùi rất tanh. Mẫu nước được lấy ở độ sâu 20m.

6

NN6

21°06’30.1”

106°31’37.3”

Giếng nước Việt Dân, gia đình ông Nguyễn Văn Thực- An Làng, Việt Dân. Nước có mùi tanh, hộ vẫn dùng để sinh hoạt. Mẫu nước được lấy ở độ sâu 20m.

7

NN7

21°05’45.6”

106°30’03.9”

Giếng nước Việt Dân, gia đình ông Nguyễn Văn Đề- An Trại, Nước có mùi rất tanh, hôi. Mẫu nước được lấy ở độ sâu 25m.

Chất lượng môi trường nước ngầm tại các khu vực lấy mẫu được trình bày trong phần Phụ lục A3.2.

Nhận xét: Từ kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại các điểm lấy mẫu ở cả 3 xã chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ cụm công trình đầu mối hồ Khe Chè, có thể thấy rằng:

  • Chất lượng nước ngầm tại cả 3 xã đều không đạt chỉ tiêu về vi sinh (hàm lượng Coliform và E.coli vượt quá tiêu chuẩn cho phép).

  • Tại xã An Sinh, hàm lượng COD đạt tiêu chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT (quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm); trong khi đó tại 2 xã Tân Việt và Việt Dân, nước ngầm có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ (giá trị COD phân tích được trong mẫu nước COD ở cả 2 xã đều vượt qua giá trị giới hạn quy định theo QCVN).

  • Các yếu tố khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Nhìn chung, chất lượng nước ngầm của cả 3 xã tương đối tốt.

4.1.4. Môi trường không khí


  • Để đánh giá chất lượng không khí khu vực dự án tiến hành khảo sát và đo 4 mẫu khí: KK01: Mẫu không khí khu vực đập chính (X:574641,32; Y:2258850,51); KK02: Mẫu không khí khu vực đường vào đập chính (X:574728,86; Y:2258698,76); KK03: Mẫu không khí khu vực đập tràn (X:574337,74; Y:2259062,54); KK04: Mẫu không khí khu vực cánh đồng (X: 574612,45; Y:2259128,53);

  • Kết quả phân tích chất lượng không khí của khu vực thực hiện tiểu dự án được trình bày trong Phụ lục A3.3.

Nhận xét: Từ kết quả quan trắc môi trường không khí tại 4 điểm KK01. KK02, KK03, KK04 ta có một số nhận xét sau:

  • So sánh các tiêu chí TSP, tiếng ồn, hàm lượng CO, SO2, NO2 với QCVN 05-2013/BTNTM (Chất lượng không khí), thầy rằng các tiêu chí này đều đạt tiêu chuẩn.

  • Nhìn chung chất lượng môi trường không khí khu vực này khá tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

4.1.5. Môi trường đất


Khu vực lòng hồ thuộc địa hình đồi gò, sườn dốc chừng 15-200, trung bình 180. Tại các vị trí tuyến Tràn suối chảy theo hướng từ Tây Nam sang Đông Bắc, lòng suối uốn lượn rộng chừng 30-70m, sườn dốc từ 20-250.

Địa mạo của vùng khảo sát được chia theo các yếu tố trạm trổ hình thái và nguồn gốc gồm :



  • Các bề mặt nghiêng nguồn gốc bóc mòn tổng hợp: Phân bố rộng rãi trên các sườn đồi. Trên bề mặt địa hình phát triển các quá trình xâm thực, trượt lở hình thành lớp phủ dày thành phần eluvi-deluvi.

  • Sườn nguồn gốc bóc mòn rửa trôi: Vật liệu bở rời do phong hoá được rửa trôi do nước mặt, để lại tích tụ tảng lớn đa thành phần trên bề mặt rửa trôi, đôi chỗ lộ đá gốc.

Theo tài liệu quy hoạch thì đất trong vùng dự án chủ yếu được hình thành từ đá phong hóa, trầm tích bị rửa trôi nên nói chung không được màu mỡ.

Để xác định chất lượng đất của khu vực lân cận cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Khe Chè, các mẫu đất được lấy tại 3 xã An Sinh (Đ01), Việt Dân (Đ02) và Tân Việt (Đ03). Đây là các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất từ hồ chứa Khe Chè.



Kết quả phân tích mẫu đất Môi trường nền tại 3 xã An Sinh, Việt Dân và Tân Việt được trình bày trong Phụ lục A3.4.

Ghi chú:

  • Đ1: Mẫu trầm tích trạm bơm Tân Việt (X: 21°06’52.3” ;Y:106°32’03.6”).

  • Đ3: Mẫu trầm tích tại trạm bơm Việt Dân (X: 21°05’45.3”;Y:106°31’05.1”)

  • Đ4: Mẫutrầm tích ba xã An Sinh (X: 21°05’41.3”;Y:106°29’45.3”)

Nhận xét: Từ kết quả phân tích mẫu đất tại 3 xã chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ cụm công trình đầu mối hồ Khe Chè, có thể thấy rằng:

  • So sánh hàm lượng kim loại tổng số trong các mẫu đất với QCVN 03-2008/BTNTM (Chất lượng đất - Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất) thấy các hàm lượng kim loại đều đạt tiêu chuẩn. Đất tại vị trí lấy mẫu thuộc loại trung tính, chưa có dấu hiệu nhiễm phèn hay nhiễm mặn.

  • Khu vực lấy mẫu đất chủ yếu sử dụng cho mục đích nông nghiệp (trồng lúa), khôngcó các nguồn thải và cách xa khu dân cư nên hàm lượng kim loại không cao. Nhìn chung chất lượng đất khu vực này khá tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.


tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương