BÁo cáO ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜng và XÃ HỘI (esia)


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN



tải về 2.32 Mb.
trang4/41
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32003
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN


Dự án: “Sửa chữa và nâng cấp cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Khe Chè” là một trong những tiểu dự án được xác định để thực hiện ưu tiên trong Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Việt Nam DRASIP (DRSIP), một dự án do WB tài trợ trong hỗ trợ của Chương trình an toàn đập của Việt Nam. DRSIP nhằm mục đích phục hồi chức năng và năng lực thiết kế của các đập đã sử dụng lâu năm nhằm bảo vệ người dân và tài sản khu vực hạ lưu đập do nguy cơ vỡ đập. Việc sửa chữa và nâng cấp các hạng mục công trình hồ Khe Chè đã được xác định thông qua Báo cáo đánh giá an toàn đập. Đánh giá tác động môi trường và xã hội được thực hiện phù hợp với yêu cầu của Chính sách đánh giá môi trường của Ngân hàng Thế giới (OP / BP 4.01) và Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Báo cáo này bao gồm các kết quả của công tác đánh giá môi trường và xã hội của dự án.

1.1. Phạm vi của đánh giá


Các khu vực bị ảnh hưởng được xem xét trong các đánh giá tác động đối với tiểu dự án bao gồm các khu vực thi công chính tại vị trí đập, cửa điều tiết lấy nước, tràn xả lũ, bãi khai thác đất đá, khu vực công trường xây dựng, khu vực tập kết nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, khu vực đỗ xe, việc thoát nước thải tạm thời và vĩnh viễn, chỗ ở của công nhân, đường công vụ, mỏ khai thác đá, nguyên vật liệu, bãi thải, mực nước trong hồ chứa, kênh phía hạ lưu. Các khu vực ảnh hưởng cũng bao gồm các khu vực sẽ được hưởng lợi hoặc bị tác động xấu bởi tiểu dự án, trong đó bao gồm 3 xã hạ lưu đập: An Sinh, Tân Việt, Việt Dân, khu vực sẽ được hưởng lợi từ nguồn cung cấp nước ổn định từ hồ chứa và làm giảm nguy cơ rủi ro an toàn đập.

1.2. Các khía cạnh môi trường được xem xét


Đánh giá tác động môi trường và xã hội bao gồm các khía cạnh sau:

(a) Môi trường tự nhiên (khí hậu, nước, đất, khoáng chất, và các hệ sinh thái).

(b) Môi trường vật lý (như: tài nguyên nước, thủy văn, không khí, ô nhiễm đất và nước, xói mòn và bồi lắng, thoát nước, an toàn cho các bên liên quan và cơ sở hạ tầng hiện có, có tính đến các điều kiện cơ bản như khí hậu, địa lý, địa hình, chất lượng không khí).

(c) Hệ thống sinh học như hệ thực vật và động vật, môi trường sống tự nhiên, thủy sản, … và

(d) Các vấn đề kinh tế xã hội và văn hóa xã hội như việc làm và thu nhập, giới tính, an ninh xã hội và ổn định cuộc sống, tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như nước, năng lượng, y tế và giáo dục.

1.3. Phương pháp tiếp cận và phương pháp thực hiện đánh giá tác động môi trường


  • Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát hiện trạng tài nguyên môi trường, lấy mẫu đất nước, đánh giá nhanh một số chỉ tiêu chất lượng nước ngoài hiện trường nhằm cập nhật, bổ sung các tài liệu mới nhất khu vực dự án.

  • Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra phỏng vấn dân, lãnh đạo các địa phương vùng bị ảnh hưởng và vùng hưởng lợi.

  • Phương pháp khảo sát môi trường thực tế:

  • Tiến hành khảo sát môi trường thực tế ngoài hiện trường bằng việc lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu tại phòng thí nghiệm để xác định hiện trạng môi trường không khí, chất lượng nước mặt, chất lượng nước ngầm và chất lượng đất tại khu vực dự án và khu vực xung quanh.

  • Mẫu không khí được lấy bằng phương pháp hấp thụ với các dung dịch thích hợp, bảo quản theo TCVN 5975-1995, ISO 7934-1998; TCVN 5978-1995, ISO 4221-1980; TCVN 5968-1995; TCVN 5971-1995, ISO 6767-1990 và phân tích theo theo TCVN 5971-1995, ISO 6768/1995.

  • Mẫu đất được lấy theo hướng dân tại Kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 7538-2: 2005 (Chất lượng đất - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu)

  • Chất lượng nước mặt, nước ngầm được lấy bằng dụng cụ lấy mẫu nước theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005). Xử lý và bảo quản mẫu nước theo TCVN 6663-14:2000 (ISO 5667-14:1998);

  • Mẫu đất, nước sau khi lấy được bảo quản và đưa về phòng thí nghiệm phân tích đảm bảo đạt tiêu chuẩn.

1.4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp thực hiện đánh giá tác động xã hội


Mục đích của việc đánh giá xã hội (SA), được thực hiện đồng thời với đánh giá môi trường của TDA, với hai mục tiêu. Thứ nhất, xem xét các tác động tiềm năng của các tiểu dự án tích cực và tiêu cực trên cơ sở kế hoạch triển khai các hoạt động của dự án. Thứ hai, phát hiện tác động sẽ giúp lập thiết kế các biện pháp giải quyết các tác động tiêu cực tiềm tàng và đề xuất các hoạt động phát triển cộng đồng có liên quan đến các mục tiêu phát triển của dự án. Đối với những tác động bất lợi không thể tránh được, đã thực hiện tham vấn với người dân địa phương, các cơ quan chính phủ, các bên liên quan dự án, vv, để đảm bảo người bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường và hỗ trợ một cách thỏa đáng và kịp thời để ít nhất các hoạt động kinh tế-xã hội của họ phục hồi về mức trước khi có dự án, và về lâu dài đảm bảo cuộc sống của họ sẽ không bị xấu đi, được coi như một kết quả của các tiểu dự án.

Là một phần của đánh giá xã hội, người dân tộc thiểu số (DTTS) đang sống trong khu vực tiểu dự án - như đã khẳng định thông qua sàng lọc về người dân tộc thiểu số (EM) (theo OP4/10 của Ngân hàng), đã tổ chức tham vấn với họ với hình thức tự do, thông báo trước, để khẳng định mức độ ủng hộ của người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng tại địa phương khi thực hiện tiểu dự án. Sàng lọc EM được tiến hành theo hướng dẫn OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới, và đã được thực hiện trong phạm vi và khu vực các đánh giá xã hội tương ứng với phạm vi đánh giá môi trường (theo OP 4.01). Một phân tích về giới cũng được thực hiện như một phần của SA để mô tả về các đặc điểm về Giới trong khu vực tiểu dự án (từ góc độ tác động của dự án) để cho phép lồng ghép vấn đề giới để thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển của các tiểu dự án, và toàn bộ dự án. Tùy thuộc vào độ lớn của các tác động tiềm năng của dự án đã được nhận diện, và mục tiêu phát triển dự án, kế hoạch kế hoạch hành động về giới và giám sát giám sát kế hoạch hành động giới đã được chuẩn bị (Xin vui lòng xem phụ lục 4 của báo cáo SA và phụ lục B3 của báo cáo này)



Để đảm bảo tất cả các tác động tiềm năng có thể được xác định trong quá trình chuẩn bị dự án, các SA đã được tiến hành thông qua hàng loạt các cuộc tham vấn với các bên khác nhau liên quan dự án. Một phần quan trọng được quan tâm là cấp hộ gia đình, những người BAH tiềm năng bởi dự án (cả tích cực và tiêu cực). Các kỹ thuật đánh giá được thực hiện để lập SA bao gồm 1) xem xét các dữ liệu thứ cấp, 2) quan sát thực địa; 3) thảo luận nhóm tập trung/họp cộng đồng, 4) phỏng vấn sâu, và 5) khảo sát các hộ gia đình (Xin vui lòng xem phụ lục 1 xem phần lấy mẫu ). Có tổng cộng có 165 người tham gia trả lời để đánh giá tác động xã hội cho tiểu dự án này, trong đó có 127 người tham gia khảo sát hộ gia đình (định lượng), và 29 người tham gia vào các nhóm thảo luận nhóm tập trung, các cuộc họp cộng đồng, phỏng vấn sâu (chất lượng).


tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương