BÁo cáO ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜng và XÃ HỘI (esia)



tải về 2.32 Mb.
trang3/41
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32003
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41

BÁO CÁO TÓM TẮT


1. Bối cảnh: Dự án “Sửa chữa và nâng cấp cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Khe Chè” là một trong 12 tiểu dự án được đề xuất thực hiện trong năm đầu tiên của dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Việt Nam DRASIP” do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Công tác đánh giá tác động môi trường và xã hội được thực hiện nhằm tuân thủ Chính sách đánh giá môi trường của Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.01) và Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (LEP). Là một phần của công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội, các tiểu dự án đã thực hiện tham vấn ý kiến cộng đồng tại địa phương về các tác động và các vấn đề môi trường, xã hội liên quan.

2. Công trình hồ chứa nước Khe Chè thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 78 km, cách thủ đô Hà Nội 90 km, hồ được tính toán thiết kế năm 1986, đến những năm 1995-1998 công trình được sửa chữa nâng cấp một số hạng mục thuộc hệ thống đầu mối. Hồ có diện tích lưu vực là Diện tích lưu vực: 22,4 km2. Dung tích tổng cộng là 12 triệu m3.Cụm công trình đầu mối và các công trình phụ trợ của hồ chứa nước Khe Chè gồm các hạng mục sau:

  • Đập: Đập được xây dựng bằng đất đồng chất với chiều cao 20m, chiều dài 658 m. Đỉnh đập ở cao độ 26,9m; chiều rộng 4,2 m;

  • Tràn xả lũ: Loại tràn là đập tràn đỉnh rộng , kết cấu tràn là Tường đá xi măng, Chiều rộng ngưỡng tràn là 14m, chiều dài ngưỡng tràn là 5m, cao trình ngưỡng tràn là 23,48m

  • Cống lấy nước: Cống lấy nước bên vai phải đập có bố trí nhà tháp van ở thượng lưu đập, cống có kết cấu bê tông cốt thép kích thước b×h = 1,0×1,3 m.

  • Đường quản lý vận hành: Đường quản lý đi theo đường liên xã từ tới cầu qua kênh được cứng hóa bằng bê tông, đoạn từ cầu qua kênh tới mặt đập dài 110 m hiện tại là đường đất. Sau khi qua mặt đập đoạn đường này được nối với đường dân sinh đi ven hồ.

3. Hiện trạng đập: Tính đến nay, công trình Hồ chứa nước Khe Chè hoạt động đã gần 30 năm kể từ lần sửa chữa lớn cuối cùng. Các vấn đề còn tồn tại của hồ chứa bao gồm: Đoạn kênh dẫn vào tràn bề mặt không được gia cố, bên vai trái có đoạn tường cách dài 30m bằng đá xây. Tường cánh bên vai phải đoạn đầu của vào bị nứt, mặt đập được tôn cao bằng đá xây, trong quá trính sử dụng lâu dài, đi lại nhiều làm cho mặt đập bị xô sạt tạo ổ gà đọng nước, gây bụi mọc thưa ở ven đỉnh đập, tường chắn sóng thượng lưu kết cấu đá xây có trát đỉnh tường có một số vị trí bị nứt, tại đầu đập đỉnh tường bị vỡ. Đường quản lý hiện tại là đường đất, sau khi qua mặt đập đoạn đường này được nối với đường dân sinh ven hồ. Mặt đường gồ ghề nhiều ổ gà, không thuận tiện cho đi lại quản lý và đặc biệt trong công tác phòng chống lụt bão. Cống lấy nước với cánh van hạ lưu sử dụng từ những năm 1990 đến nay đã han rỉ và hiện tại không còn sử dụng được. Hồ được thiết kế và đánh giá là một công trình cấp III. Tuy nhiên, những trận lũ lụt gần đây đã vượt quá các thông số thiết kế ban đầu của hồ chứa. Ba xã phía hạ du hồ chứa Khe Chè là An Sinh, Tân Việt và Việt Dân với hơn 3000 người dân hiện đang được đặt trong tình trạng nguy hiểm.

4. Các hạng mục sửa chữa và nâng cấp: Các hạng mục đề xuất sẽ: (i) Đảm bảo an toàn đập và chức năng điều tiết lũ của hồ chứa; (ii) đảm bảo nguồn nước tưới ổn định cho khoảng 1.000ha đất canh tác, trong đó có 534 ha lúa; (iii) Tạo cảnh quan môi trường, sinh thái vùng dự án phục vụ du lịch; (iv) Góp phần tăng trưởng kinh tế vùng dự án, trong đó có phát triển nuôi trồng thủy sản.

  • Đập đất: Sửa chữa phần trên đập bao gồm phục hồi chức năng và mở rộng của phần hạ lưu để khôi phục lại kè ở hệ số nén chặt mong muốn; gia cố mặt đập bằng bê tông M200 dày 20cm, diệt mối mọt; xử lý chống thấm và rò rỉ nước thân đập và chân đập.

  • Tràn xả lũ: Mở rộng và nâng cấp tràn xả lũ từ 14 m lên 24m; phục hồi thân tràn bằng bê tông cốt thép.

  • Cống lấy nước: bao gồm các công việc làm lại lớp lót cống, gia cố tháp van bên ngoài, sửa chữa nhà tháp, thay thế cửa thép, vv

  • Nhà trực phòng chống lụt bão kết hợp quản lý công trình: Xây dựng với tiêu chuẩn nhà cấp 4 với tổng diện tích là 150m2, lắp đặt hệ thống quan trắc mực nước hồ tự động để tạo thuận lợi cho việc quản lý và vận hành công trình.

  • Đường điện: Lắp đặt 1,8 km đường dây hạ thế từ vai đập tràn phục vụ quản lý và mục đích hoạt động.

  • Đường quản lý: Gia cố các phần phía sau từ vị trí của lấy nước đến tràn xả lũ với chiều dài 1,7km bằng bê tông M200 độ dày 20cm và chiều rộng 3m. Cứng hóa 139m đường mặt đập. Xây dựng đường cứu hộ cứu nạn đồng thời làm đường thi công tuyến tràn.

  • Cống ngầm: Làm lại hai cống ngầm qua suối trên đường quản lý với kết cấu bằng bê tông cốt thép M250 hiện có để tăng khả năng xả lũ, bao gồm Ngầm Tân Việt 4 cửa: 4 x (6x3.5) m; và ngầm Ba Xã 2 cửa: 4 x (6x3.5) m.

Các hạng mục khác: Cung cấp thiết bị cứu hộ trong trường hợp lũ lụt, bão và các thiết bị giám sát.

5. Tiểu dự án được thiết kế dựa trên công tác đánh giá an toàn đập được tiến hành dựa theo Chính sách an toàn Đập của Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.37) cũng như các tiêu chuẩn của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Sàng lọc môi trường và xã hội: Xung quanh khu vực dự án không có bất kỳ một dạng sinh cảng sống tự nhiên nào và cũng không có bất kỳ loài quý hiếm hoặc bị đe dọa, tuy nhiên một phần diện tích nhỏ đất rừng (0,4ha) sẽ bị chuyển đổi vĩnh viễn mục đích sử dụng để phục vụ dự án. Xã An Sinh, nơi thực hiện các hoạt động xây dựng chính, chủ yếu là người dân tộc Kinh sinh sống. Không có hộ gia đình đồng bào thiểu số nào bị ảnh hưởng, tuy nhiên có 135 người dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ tiểu dự án., vì vậy, tiểu dự án phải chuẩn bị Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. Đập hồ chứa Khe Chè được phân loại là đập lớn và do đó dự án được xem xét bởi một danh sách các chuyên gia và xác thực bởi Kế hoạch an toàn đập. Trong khu vực dự án cũng không có mộ phần, đền thờ hay bất kỳ công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng hay tôn giáo nào bị ảnh hưởng. Mặc dù các hạng mục đề xuất sẽ sử dụng một số diện tích đất mới, tuy nhiên phần diện tích đất này đều là đất trống vì vậy không có hộ dân nào bị ảnh hưởng. Tiểu dự án thuộc danh mục A về môi trường của Ngân hàng Thế giới (OP/BP 4.01).

7. Các tác động môi trường và xã hội của dự án: Việc thực hiện tiểu dự án sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng địa phương: cung cấp nước tưới ổn định, thường xuyên; nâng cao độ an toàn và bảo vệ tốt hơn trong việc chống lũ lụt. Tuy nhiên, việc thực hiện tiểu dự án sẽ gây ra một số tác động tiêu cực cần phải được giảm thiểu. Các tác động có ý nghĩa như sau:



  • Mất lớp phủ thực vật: Việc thực hiện tiểu dự án sẽ yêu cầu thu hồi tổng diện tích 24.620 m2 đất, trong đó có 4000m2 đất lâm nghiệp phục vụ việc mở rộng tràn xả lũ, khoảng 3.120 m2 đất lưu không khu vực hạ lưu tại chân đập cho khu vực xử lý, và khoảng 17.500m2 đất tại chân đập được sử dụng làm bãi thải. Các phần diện tích đất này đều thuộc hàng lang an toàn đập và không thuộc quyền sở hữu của cá nhân nên không yêu cầu phải giải phóng mặt bằng, vì vậy sẽ không có tác động đến các hộ dân hay cây trồng từ việc thu hồi đất này.

  • Tác động của các hoạt động xây dựng: Theo tính toán, tổng khối lượng đào phục vụ thi công các công trình của dự án vào khoảng 55.459 m3, khối lượng đắp cho công trình là 3.412 m3. Trong đó, yêu cầu phải mua lượng đất đắp là 996 m3, phần khối lượng đắp còn lại sẽ được tận dụng từ khối lượng đào. Như vậy, dự án cần phải chuyển đi khoảng 51.051 m3 đến bãi thải. Bãi thải được bố trí chạy dọc theo khu vực chân đập, có kích thước 35*500m. Tổng sức chứa của bãi thải vào khoảng 52.500 m3. Số lượng công nhân viên làm việc lúc cao điểm vào khoảng 50 người. Tổng số lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ dự án vào khoảng 3.600 lượt xe trong vòng 10 tháng. Theo đó, các tác động do hoạt động xây dựng bao gồm:

  • Tăng tạm thời độ đục và trầm tích;

  • Gia tăng nồng độ bụi tại khu vực khai thác, khu vực chân đập phía hạ lưu nơi được sử dụng làm bãi thải.

  • Cắt nước từ 5-7 ngày trong thời gian thi công sửa chữa cửa lấy nước.

  • Các tác động dọc theo các tuyến đường vận chuyển, đặc biệt là 300m đường giao thông từ mỏ Hải Sạn và 10km đường giao thông từ trung tâm thị trấn Đông Triều đến khu vực dự án.

  • Tăng nguy cơ về an toàn và sức khỏe đối với người dân và công nhân do tiếp xúc với các mối nguy hiểm khác nhau gây ra bởi các hoạt động xây dựng, các phương tiện giao thông, thiết bị xây dựng và lao động nhập cư.

  • Xung đột giữa lao động nhập cư và người dân địa phương.

  • Quản lý chất thải xây dựng, bao gồm chất thải sinh hoạt của công nhân, chất thải xây dựng, nguyên vật liệu rơi vãi và chất thải nguy hại.

  • Sự di cư tạm thời của động vật hoang dã.

  • Lượng chất thải sinh hoạt (bao gồm nước thải và chất thải rắn) là không đáng kể tuy nhiên đòi hỏi phải có biện pháp xử lý đạt tiêu chuẩn như: bể tự hoại, thu gom và xử lý chất thải rắn theo quy định (xử lý tại bãi rác).

  • Các tác động lâu dài: Tác động lâu dài bao gồm việc gây suy thoái đất ở khu vực công trường xây dựng và các vùng lân cận do mất lớp phủ thực vật, thay đổi địa hình do hoạt động đào đắp, khai thác, các loại chất thải. Việc cải thiện nguồn cấp nước tưới tiêu sẽ thúc đẩy phát triển thâm canh nông nghiệp trong khu vực, do đó sẽ làm tăng việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu.

8. Các biện pháp giảm thiểu

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội chi tiết đã được chuẩn bị và đưa vào báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội. Các biện pháp giảm thiểu cụ thể như sau:



  • Yêu cầu các nhà thầu thi công tiến hành phục hồi hoàn nguyên lại thổ nhưỡng và cảnh quan phần diện tích 4000m2 thuộc khu vực đào sâu vào sườn núi;

  • Đảm bảo việc thi công chỉ được thực hiện trong mùa khô, bãi thải phải được xử lý đầm nén ngay sau khi hoàn thiện và khu tập kết nguyên vật liệu cần cách xa các dòng chảy.

  • Tưới ẩm thường xuyên các khu vực thi công, các tuyến đường đến bãi thải và tuyến đường từ mỏ Hải Sạn đến chân công trình trong suốt quá trình thi công khi cần thiết.

  • Thông báo cho người dân về thời điểm chính xác việc cắt nước phục vụ thi công trước ít nhất 1 tháng.

  • Yêu cầu các nhà thầu cam kết tiến hành sửa chữa các tuyến đường bị hư hại do hoạt động xây dựng sau khi hoàn thành xây dựng.

  • Để giảm thiểu rủi ro về sức khỏe và an toàn cho người dân địa phương các nhà thầu cũng phải bố trí tuyến đường đi lại an toàn và đặt các biển báo dấu hiệu cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm trong khu vực dự án. Giới hạn tốc độ xe qua lại các khu dân cư, cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường cho khu vực lán trại công nhân, tiến hành kiểm tra y tế theo định kỳ cho người lao động, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về an toàn lao động và duy trì tốt mối quan hệ với cộng đồng địa phương.

  • Sử dụng thùng chứa lưu trữ chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại sau đó xử lý theo đúng quy định (đưa về bãi chôn lấp rác thải).

  • Áp dụng lệnh cấm săn bắn động vật hoàn dã đối với công nhân, tránh các hoạt động xây dựng trong thời gian ban đêm.

  • Yêu cầu nhà thầu san lấp và hoàn nguyên các khu vực công trường sau khi hoàn thành công trình.

  • Giới thiệu và hướng dẫn thực hiện các phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp cho người dân trong khu vực;

  • Thiết lập và thông qua cơ chế giải quyết khiếu nại (xem phụ lục D1). Cơ chế giải quyết khiếu nại nên được lập lại trước khi khởi công công trình.

  • Thông qua thủ tục tìm kiếm phát lộ.

  • Thông qua quy trình xử lý vật liệu nổ.

Để đảm bảo rằng nhà thầu có thể tự chịu trách nhiệm với những biện pháp này, yêu cầu nhà thầu phải nộp một Kế hoạch CEOHSP thông qua các biện pháp trên đây cùng với các thực hành về an toàn y tế trong thi công cũng như các tiêu chuẩn và tiêu chí về môi trường có liên quan.

9. Trách nhiệm các bên liên quan: Ban quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi (CPO) của Bộ NN&PTNT có trách nhiệm giám sát tổng thể dự án và giám sát tiến độ các tiểu dự án, bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất trong KHQLMT & XH. Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 2 có trách nhiệm quản lý và giám sát việc thực hiện KHQLMT & XH. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ tiến hành giám sát độc lập tiểu dự án phù hợp với nhiệm vụ của mình theo Luật Bảo vệ môi trường

10. Tổng mức đầu tư: Tổng chi phí ước tính của tiểu dự án bao gồm cả việc thực hiện KHQLMT & XH là 53.271.995.161 đồng (tương đương 2,536,762 USD). Chi phí ước tính của việc thực hiện KHQLMT & XH, bao gồm giám sát việc tuân thủ là 881,199,000 đồng.

11. Tham vấn cộng đồng: Trong quá trình chuẩn bị ESIA cho TDA hồ Khe Chè, 02 vòng tham vấn cộng đồng đã được tiến hành: lần tham vấn cộng đồng đợt 1 diễn ra vào ngày 30/1/2015 tại Công ty khai thác công trình thủy lợi huyện Đông Triều, lần tham vấn cộng đồng đợt 2 từ ngày 9-11/3/2015. Những người tham gia bao gồm đại diện các cơ quan địa phương: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, Sở TNMT, Sở Văn hóa, Tư vấn thiết kế và đại diện các xã trong vùng TDA: xã Tân Việt, An Sinh và xã Việt Dân. Kết quả tham vấn cho thấy, TDA nhận được sự đồng thuận 100%. Người dân và chính quyền địa phương sằn sàng hỗ trợ cho việc thực hiện TDA. Tuy nhiên, tại các cuộc tham vấn, tư vấn thu nhận được các ý kiến góp ý như sau: (1) Đề nghị chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động lên môi trường, xã hội; (2) thực hiện đúng các biện pháp an toàn lao động tránh rủi ro cho người dân địa phương, (3) không gây tổn hại lên hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực, (4) cần quản lý tốt công trường cũng như công nhân để tránh gây ảnh hưởng đến an ninh.Trước những ý kiến trên, chủ đầu tư cam kết thực hiện đúng các biện pháp giảm thiểu đến môi trường xã hội được đề cập trong báo cáo ESIA, cùng với đó sẽ buộc nhà thầu thực hiện an toàn môi trường lao động, quản lý công nhân và vệ sinh trên công trường; đảm bảo có trách nhiệm bồi hoàn đối với những hư hại cơ sở hạ tầng do việc thi công gây ra.

12. Kế hoạch hành động tái định cư (RAP): Việc thi công hồ chứa Khe Chè sẽ thu hồi vĩnh viễn 4000 m2 của Lâm trường và thu hồi tạm thời 1.000m2 đất công do xã An Sinh quản lý. Việc thi công tiểu dự án không ảnh hưởng về thu hồi đất các hộ dân. Tổng kinh phí cho công tác đền bù tái định cư là 546.975.000 Đồng. Trong đó, có 156.000.000 Đồng chi cho việc đền bù đất; 311.500.000 Đồng chi cho đền bù cây/hoa màu trên đất, và 79.475.000 Đồng cho chi phí quản lý và dự phòng.

13. Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP): Người dân tộc Tày chiếm 91,8% (124 hộ) trong tổng số các hộ dân tộc thiểu số (135 hộ) trên địa bàn tiểu dự án. Tất cả các hộ dân tộc thiểu số này đều được hưởng lợi từ dự án, không có hộ nào bị tác động tiêu cực do việc thi công dự án. Quá trình tham vấn với các hộ dân tộc thiểu số theo nguyên tắc Tự nguyện, Được thông báo trước, Được thông tin đầy đủ, và Có sự đồng thuận (FPIC) cho thấy rằng tất cả các hộ dân tộc thiểu số đều hoàn toàn ủng hộ việc thực hiện dự án. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả tham vấn các hộ dân tộc thiểu số, tiểu dự án cũng đã xây dựng các Hoạt động Phát triển để tăng cường lợi ích của dự án cho người dân tộc thiểu số. Các hoạt động đó bao gồm: i) Tập huấn về trồng ngô ngọt; ii) Hỗ trợ truyền thông; iii) Đào tạo về các kỹ năng phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng kinh phí cho các hoạt động Phát triển là 504.000.000 Đồng

14. Rủi ro do vỡ đập: Khi xảy ra rủi ro vỡ đập hồ Khe Chè sẽ ảnh hưởng tới 8 xã và một thị trấn gồm: xã An Sinh, xã Bình Dương, Đức Chính, Việt Dân, Tân Việt, Thủy An, Tràng An, Nguyễn Huệ và thị trấn Đông Triều của huyện Đông Triều; ảnh hưởng tới số hộ bị ảnh hưởng 11.464 (hộ); số người bị ảnh hưởng 38.076 (người); diện tích lúa, hòa màu và thủy sản bị ảnh hưởng khoảng 4298 (ha); ảnh hưởng tới 39 di tích lịch sử văn hóa, trong đó đặc biệt có 4 di tích lịch sử cấp Quốc gia; các công trình công như: trụ sở UBND các xã, thị trấn, trường học, bệnh viện, trạm xá; ảnh hưởng tới tuyến đường quốc lộ 18, đường sắt đi qua khu vực huyện, và rất nhiều tuyến đường giao thông huyện, đường liên xã, liên thôn;



tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương