Báo cáo Nghiên cứu về Nâng cao Năng lực các Ngành Công nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam



tải về 1.76 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.76 Mb.
#35885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

(2) Hỗ trợ thể chế

Theo Nghị định số 56, Cơ quan Phát triển Doanh nghiệp (AED – tên cũ là ASMED), thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư được chỉ định là cơ quan chính phủ trung ương có trách nhiệm phối hợp xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển DNNVV tại Việt Nam. Ngoài AED, các tổ chức hỗ trợ DNNVV còn bao gồm Hội đồng phát triển DNNVV, các trung tâm hỗ trợ DNNVV và các Ủy ban nhân dân thành phố, các tổ chức và hiệp hội có liên quan.

Hội đồng phát triển DNNVV tham mưu cho Thủ tướng về việc phát triển DNNVV và được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư. Các thành viên hội đồng là những nhà lãnh đạo của các Bộ và các tổ chức có liên quan. Hội đồng phát triển DNNVV cũng bao gồm các đại diện của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng, vốn là những thành phố kinh tế năng động nhất tại Việt Nam. Các hiệp hội doanh nghiệp ví dụ như Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Ủy ban trung ương về Liên minh hợp tác xã Việt Nam và một số hiệp hội doanh nghiệp khác cũng có đại diện trong ủy ban này.

Có một số trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho các DNNVV ví dụ như Trung tâm hỗ trợ DNNVV Hà Nội, Trung tâm hỗ trợ DNNVV phía Bắc và Trung tâm hỗ trợ DNNVV phía Nam (SMESTAC), Trung tâm hỗ trợ các DNNVV miền trung (thuộc AED) và Trung tâm hỗ trợ DNNVV thuộc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)9. Các trung tâm này hoạt động như các trung tâm phát triển kinh doanh duy nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, các cơ quan hỗ trợ phát triển DNNVV thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở KHĐT cũng đã được đưa ra tại một số tỉnh. Các trung tâm và các cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện các chính sách và chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài các trung tâm DNNVV thuộc cơ quan nhà nước, các hiệp hội kinh doanh khác cung cung cấp các hoạt động hỗ trợ các DNNVV ví dụ như Hiệp hội DNNVV (VINASME), VCCI... VINASME là một tổ chức công nghiệp xã hội, có chức năng như một đại diện của các hiệp hội khác nhau có liên quan tới các DNNVV. Nó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hiệp hội thành viên và các DNNVV; cố vấn cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan tới DNNVV. Nó đóng vai trò cầu nối giữa các hiệp hội thành viên, DNNVV và các cơ quan có thẩm quyền. Nó hỗ trợ các thành viên mở rộng hoạt động kinh doanh, thực hiện xúc tiến đầu tư và thương mại, hợp tác quốc tế, v.v.

(3) Hỗ trợ tài chính

1) Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

VDB được thành lập vào năm 2006 từ Quỹ Phát Triển theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, có chi nhánh ở 54 tỉnh, thành. Bên cạnh việc kinh doanh ngân hàng thông thường, VDB cũng có trách nhiệm trong việc cung cấp bảo lãnh vốn vay cho các DNNVV với các ngân hàng thương mại (Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg). Bảo lãnh vốn vay với các ngân hàng thương mại được cung cấp cho các DNNVV trong các lĩnh vực chế biến, sản xuất, khí gas, nước nóng, điều hòa không khí và hơi nước. Bảo lãnh vốn vay được cung cấp cho các DNNVV với vốn đầu tư tự mình ít nhất là 15%. VDB cung cấp bảo lãnh vốn vay cho các khoản vay với giá trị tối đa lên tới 85% tổng đầu tư. Mức phí cho bảo lãnh vốn vay là 0,5% / năm tổng khoản vay được bảo lãnh và vốn.10.



2) Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ phát triển DNNVV được thành lập để hỗ trợ DNNVV thực hiện các kế hoạch kinh doanh hoặc dự án khả thi trong các lĩnh vực ưu tiên (Quyết định số 601/QĐ-TTg). Nhiệm vụ chính của quỹ là11:

- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính và các nguồn vốn ủy thác trong nước và nước ngoài như quy định của pháp luật Việt Nam để tạo ra nguồn vốn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Cung cấp hỗ trợ tài chính cho các DNNVV.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, các chiến lược phát triển, các kế hoạch hoạt động dài hạn và các tiêu chí lựa chọn các đối tượng ưu tiên của Quỹ, và đệ trình lên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư quyết định.

(4) Hỗ trợ công nghệ

1) Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED)

NAFOSTED được thành lập trực thuộc Bộ KHCN&MT theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP. NAFOSTED cũng cung cấp những hỗ trợ tài chính (các khoản vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp) cho các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện các dự án ứng dụng các thành tựu nghiên cứu, các công nghệ mới và mới nổi phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế và xã hội. Khoản vay tối đa là 70% tổng mức đầu tư và không vượt quá 10 tỷ đồng cho mỗi dự án (được áp dụng không quá 36 tháng).



2) Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc Gia (NATIF)

NATIF được thành lập theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg (2011). Quy chế hoạt động của quỹ được phê duyệt vào năm 2013 theo Quyết định số 1051/QĐ-TTg12. NATIF ra mắt vào ngày 8/1/2015. Trong năm 2015, NATIF tập trung chủ yếu vào các khoản tài trợ cho nghiên cứu, khác với các cơ chế cấp vốn khác. NATIF cung cấp hỗ trợ tài chính cho Nghiên cứu & Phát triển, chuyển giao công nghệ, ươm mầm các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ trong nông nghiệp và đào tạo. Các mục tiêu/ đối tượng của NATIF chủ yếu để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân thực hiện các hoạt động đổi mới ứng dụng công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ để đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới có nội dung công nghệ cao và giá trị gia tăng cao.

Việt Nam đã có những nỗ lực để thành lập các kênh tài chính cho đổi mới công nghệ dưới dạng các quỹ ví dụ như NAFORSTED, NATIF, v.v. Một trong những nội dung của Chương trình Quốc gia về Đổi mới Công nghệ hướng tới 2020 (được Thủ tướng phê duyệt trong Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011) là hỗ trợ các DNNVV đổi mới công nghệ. Cụ thể như sau: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin về các nguồn lực doanh nghiệp và quản lý quảng cáo sản phẩm; Thiết lập cơ sở dữ liệu cho công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và chuyên gia công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc khai thác các hoạt động đổi mới công nghệ; Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, sản xuất thí điểm và áp dụng các công nghệ tiên tiến, đào tạo, thuê chuyên gia thiết kế, sản xuất sản phẩm mới và thay đổi quá trình sản xuất; Hỗ trợ việc thành lập các vườn ươm doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trong tiến hành nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất sản phẩm mới.

3) Cục phát triển công nghiệp khu vực (ARID)

ARID thuộc MOIT được thành lập theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP (tháng 5 năm 2012, có hiệu lực vào ngày 5 tháng 7 năm 2012) thay thế cho Nghị định số 134/2004/NĐ-CP (ngày 9 tháng 6 năm 2004) về phát triển công nghiệp13. Các sáng kiến phát triển công nghiệp của MOIT nhằm giúp phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn kể từ năm 2004 và đang được cập nhật với các ứng dụng công nghiệp trong sản xuất sạch hơn. Ngân sách cho việc phát triển công nghiệp dành cho cả các hoạt động cấp tỉnh và cấp quốc gia14. Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của ARID, các trung tâm thúc đẩy công nghiệp và tư vấn phát triển công nghiệp được thành lập tại cấp tỉnh và đây là những đơn vị thuộc DOIT. Chức năng chính của các trung tâm này là: phục vụ việc quản lý quốc gia của Sở Công thương (DOIT) về việc thúc đẩy công nghiệp; để cung cấp dịch vụ quốc gia trong các lĩnh vực thúc đẩy công nghiệp và tư vấn phát triển công nghiệp theo luật công nghiệp Việt Nam.

Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của ARID, Các trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp được thành lập tại cấp tỉnh và là những đơn vị trực thuộc DOIT. Chức năng chính của các trung tâm này là: phục vụ việc Quản lý Quốc gia của DOIT về xúc tiến công nghiệp; cung cấp các dịch vụ quốc gia trong lĩnh vực thúc đẩy công nghiệp và tư vấn phát triển công nghiệp theo Luật Công nghiệp của Việt Nam.

4) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG)

Bên cạnh hệ thống xúc tiến thương mại, Chính phủ cũng thành lập hệ thống khuyến nông từ cấp trung ương đến cấp xã. TTKNQG là đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT và các trung tâm địa phương trực thuộc Sở NN&PTNT. Chức năng khuyến khích hiện nay tập trung vào việc thực hiện các mô hình mẫu và những ngày thực tế, đào tạo, tổ chức các diễn đàn khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc thú y, trồng rừng, quản lý nguồn nước, chế biến nông, lâm sản và kỹ thuật. Các công nghệ chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu, trường đại học và nước ngoài. Thêm vào đó, hệ thống khuyến nông cũng cung cấp cho nông dân cũng như doanh nghiệp những thông tin liên quan tới chính sách mới và giá trị trường.

Theo Nghị định số 111, MOIT thành lập Trung tâm Phát triển CNHT để thực hiện một trong những nhiệm vụ sau: (i) thực hiện các ứng dụng công nghệ và chuyển giao để hỗ trợ sản xuất thực nghiệm các sản phẩm CNHT nằm trong danh mục các sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển; (ii) hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế; (iii) đào tạo quản lý kỹ thuật cho việc sản xuất các sản phẩm CNHT; (iv) xúc tiến thương mại; tổ chức các cuộc triển lãm và hội chợ; và (v) xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào CNHT.

(5) Ưu đãi thuế

Theo Nghị định 111 (2015), các DNNVV có thể hưởng những lợi ích từ chương trình hỗ trợ phát triển CNHT:



1) Thuế thu nhập doanh nghiệp

Được hưởng ưu đãi thuế theo Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế. Theo đó, các doanh nghiệp có thể hưởng miễn trừ thuế cho 4 năm đầu và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo.



2) Thuế thu nhập

Được miễn trừ thuế thu nhập đối với hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định phù hợp theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và các văn bản hướng dẫn.



3) Thuế GTGT

Doanh thu từ các sản phẩm CNHT nằm trong danh mục các sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển có thể được kê khai thuế giá trị gia tăng trên cơ sở tháng, năm hoặc vĩnh viễn. Hơn nữa, các nhà đầu tư có thể áp dụng mức thuế GTGT là 10% trong thời hạn 15 năm nếu họ đáp ứng một số điều kiện.




      1. Các cơ quan phụ trách và các chính sách liên quan tới hỗ trợ cung cấp thông tin và công nghệ cho các DNNVV

(1) Các cơ quan phụ trách và chính sách trong chuỗi các cơ quan của Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Các chính sách hỗ trợ DNNVV ở cấp cao nhất trong hàng loạt các cơ quan của Bộ Kế hoạch Đầu tư là Nghị định số 90/2001/CP-NĐ, và nghị định số 56/2009/NĐ-CPi) sửa đổi nghị định 90. Trên cơ sở những nghị định này, việc thành lập các cơ quan mới được quy định, ví dụ như Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDEC), và Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (ASMED) và Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (TAC). Trong số những cơ quan này, ASMED được tái cơ cấu thành Cục phát triển doanh nghiệp (AED) vào ngày 10/4/2009 theo đó nhiệm vụ của nó không chỉ giới hạn ở việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài ra, Cục đầu tư nước ngoài (FIA) và các tổ chức trực thuộc là Trung tâm xúc tiến đầu tư (IPC), có nhiệm vụ và trách nhiệm được quy định trong Nghị định số 61/2003/NĐ-CP là nghị định cơ bản quy định thẩm quyền của Bộ Kế hoạch Đầu tư. FIA đã xây dựng cơ sở dữ liệu 500 DNNVV và hiện cơ sở dữ liệu này đã được công khai trên website của FIA. Ngoài ra FIA cũng hỗ trợ việc thực hiện thúc đẩy gặp gỡ kinh doanh giữa các DNNVV địa phương với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Ngoài các thể chế thực hiện chính sách cấp trung ương nói trên, cũng có các cơ quan thực hiện chính sách cấp địa phương đang hoạt động như trung tâm hỗ trợ DNNVV. Tổ chức này thực hiện những hỗ trợ kỹ thuật cho các DNNVV địa phương tại các tỉnh, thành phố trên cơ sở thẩm quyền của Sở Kế hoạch Đầu tư (DPI). Thẩm quyền và nhiệm vụ của các cơ quan nói trên được mô tả như sau.



1) Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV: SMEDEC

SMEDEC là Hội đồng đối thoại chính sách DNNVV cao nhất có nhiệm vụ chính là tham vấn cho Thủ tướng trong lĩnh vực xây dựng chính sách hỗ trợ DNNVV. Cơ cấu của SMEDEC được quy định trong Nghị định 90 và 56 và Quyết định 1918/2010/QĐ-TTg. Theo đó, hội đồng được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư được chỉ định là uỷ viên thường trực và đại diện AED chịu trách nhiệm quản lý Ủy ban thường trực. Ngoài ra, các bộ và cơ quan chính phủ trung ương đều là thành viên không thường trực của hội đồng bao gồm ngân hàng trung ương, 5 thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như mỗi một đại diện của các hiệp hội công nghiệp chủ chốt. Về các chức năng và nhiệm vụ chính của SMEDEC, quyết định 1918/2010/QĐ-CP quy định rằng chức năng tham vấn chính sách để thúc đẩy các chính sách tăng cường các DNNVV cho Thủ tướng và các chức năng tham vấn sâu hơn về cơ chế thúc đẩy phát triển chính sách DNNVV được coi là chức năng của SMEDEC. Quyết định số 975/QĐ-BKHĐT được xây dựng bởi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và chủ tịch SMEDEC đã đưa ra quy chế hoạt động của SMEDEC. Quyết định quy định rằng các cuộc họp thường xuyên của SMEDEC phải được tổ chức 6 tháng hoặc một năm một lần.



2) Cục Phát triển DNNVV: ASMED, và Cục Phát triển Doanh nghiệp: AED

Nhiệm vụ của ASMED được quy định trong Quyết định số 504/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư. Cụ thể là a) xây dựng các biện pháp pháp chế cần thiết để hỗ trợ DNNVV b) hỗ trợ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư về chính sách thúc đẩy các DNNVV c) đăng kí kinh doanh, d) hoạt động như Uỷ ban thường trực của SMEDEC. Hơn nữa, SMEDEC cũng buộc phải báo cáo Thủ tướng chính phủ về tình hình thực tế của việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV cứ mỗi sáu tháng một lần.

Các nhiệm vụ của AED – tái cơ cấu từ ASMED vào 10/4/2009 và trách nhiệm không chỉ giới hạn ở việc quản lý các DNNVV, được quy định trong Quyết định số 463/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và trong Quyết định số 1918/2010/QĐ-BKHĐT sửa đổi Quyết định số 463. Ngoài ra, Quyết định số 219/QĐ-PTDN của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định những trách nhiệm cụ thể tương ứng với danh sách các ban ngành cụ thể của AED. Theo đó, thẩm quyền của AED như sau. Cụ thể là, a) trong Cục phát triển DNNVV, thực hiện các biện pháp thúc đẩy các DNNVV với các hướng dẫn kỹ thuật thông qua TAC, b) trong Cục Cải cách doanh nghiệp nhà nước, thực hiện các sáng kiến trong cải cách doanh nghiệp nhà nước, c) trong Cục Chính sách và các vấn đề chung, điều chỉnh sự phát triển kinh doanh tổng thể của lĩnh vực tư nhân, d) trong Cục Quản lý doanh nghiệp và đầu tư, chức năng đầu tư và tăng cường quản lý điều hành, e) các hoạt động liên quan tới hợp tác quốc tế trong Vụ hợp tác quốc tế f) trong Trung tâm hỗ trợ thông tin, quản lý và công bố các thông tin doanh nghiệp.

3) Trung tâm hỗ trợ: TAC

TAC được thành lập trong ba lĩnh vực trọng tâm trên cơ sở Nghị định số 90/2001/NĐ-CP và có văn phòng đặt tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức của các TAC được quy định trong Quyết định số 1551/2009/QĐ-BKH cho TAC Hà Nội, Quyết định số 1536/2009/QĐ-BKH cho TAC thành phố Hồ Chí Minh.

TAC chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách và chương trình hỗ trợ cho các DNNVV. Khu vực thực hiện chính sách chính của TAC cụ thể như sau: a) tư vấn kỹ thuật cho các DNNVV, b) tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao năng lực hành chính của các DNNVV, c) xây dựng mối quan hệ đối tác công nghệ trong các DNNVV, doanh nghiệp lớn và các trường đại học, d) chia sẻ và công bố các thông tin doanh nghiệp, e) thiết lập cơ sở dữ liệu công nghệ, f) tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

4) Cục Đầu tư Nước ngoài: FIA

FIA là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư và một trong những chức năng quan trọng của nó là xúc tiến đầu tư trên toàn Việt Nam. Những nhiệm vụ ban đầu của FIA là soạn thảo chiến lược, kế hoạch tổng thể, chương trình/ kế hoạch và liệt kê các dự án / lĩnh vực kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài. FIA hiện đang phát triển những hoạt động như chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở các chính sách của chính phủ Việt Nam về thúc đẩy đầu tư nước ngoài rất hấp dẫn với các ngành công nghiệp hỗ trợ địa phương.

FIA cũng có thẩm quyền với những chính sách sau. Cụ thể là: cải thiện môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước, xây dựng các biện pháp pháp lý cần thiết với các biện pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài khác nhau, quản lý việc thực hiện chính sách, phối hợp giữa các bộ và cơ quan, quản lý thông tin thống kê liên quan tới đầu tư doanh nghiệp, quản lý cơ sở dữ liệu doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phươngii), soạn thảo chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.

5) Trung tâm xúc tiến đầu tư: IPC.

IPC, là một cơ quan trực thuộc FIA, có thẩm quyền với việc xúc tiến đầu tư cho mỗi tỉnh. Các chi nhánh IPC được đặt tại miền bắc, miền trung và miền nam gồm trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc, IPCN (có thẩm quyền với các vùng ngoại ô Hà Nội), trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung, IPPC (có thẩm quyền với các vùng ngoại ô thành phố Đà Nẵng) và trung tâm xúc tiến đầu tư miền Nam, IPCS (có thẩm quyền với các vùng ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh).

IPC đã xây dựng danh mục các dự án đầu tư tại các khu vực trong nước cũng như nước ngoài với sự hợp tác của các Bộ liên quan. Ngoài ra, IPC đã đang cung cấp rất nhiều dịch vụ cho các doanh nghiệp tại địa phương cũng như các cơ quan công cộng Việt Nam phụ trách việc hoạch định và thực hiện chính sách hỗ trợ các DNNVV. Đặc biệt là xem xét và đánh giá kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tổ chức hội thảo để trao đổi quan điểm giữa các nhà đầu tư, xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, giám sát việc thực hiện chương trình, nghiên cứu thị trường Việt Nam, nghiên cứu đầu tư, tư vấn chính sách, tư vấn chiến lược kinh doanh và hỗ trợ tài liệu cho việc hoạch định dự án. Bên cạnh đó, tất cả các tỉnh đã thiết lập IPC của tỉnh mình để quảng bá và thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

6) Các cơ quan hỗ trợ các DNNVV thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương

 Tại mỗi tỉnh, thành phố, trung tâm hỗ trợ DNNVV đang hoạt động dưới thẩm quyền của Sở KHĐT (DPI). Tên, chức năng và nhiệm vụ của các trung tâm khác nhau tại mỗi tỉnh và thành phố tùy theo quyết định của mỗi chính quyền địa phương. Ví dụ, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm hỗ trợ các DNNVV tại Hà Nội được quy định bởi Quyết định số 54/2005/QĐ-UBND của Chủ tịch thành phố Hà Nội. Các chức năng chính như sau: a) hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập (hỗ trợ về quy trình xin cấp phép đầu tư, hỗ trợ giải thích về luật và quy định, hướng dẫn của hệ thống thuế), b) hỗ trợ việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, bằng sáng chế, các giải pháp hữu ích, hướng dẫn bảo vệ), c) hướng dẫn chính sách chính phủ, d) hỗ trợ nghiên cứu thị trường, e) hỗ trợ phát triển năng lực của doanh nghiệp (đào tạo, hội thảo, chuyên đề), f) hỗ trợ tổ chức triển lãm và / hoặc hội chợ các sản phẩm doanh nghiệp và g) hỗ trợ quảng cáo.

Ví dụ như một trường hợp khác, chức năng và nhiệm vụ của các trung tâm hỗ trợ DNNVV của tỉnh Đồng Nai được quy định theo Quyết định số 124/QĐ-UBND của tỉnh. Các nhiệm chính bao gồm a) hỗ trợ kinh doanh (tư vấn khởi nghiệp về luật và quy trình liên quan về huy động vốn), b) tư vấn quản lý kinh doanh (thủ tục giải quyết phá sản, thành lập và đăng ký kinh doanh), c) cung cấp thông tin liên quan (thông tin thị trường, thông tin chính quyền địa phương về chiến lược kinh doanh) và d) hỗ trợ xây dựng mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp, chính quyền tỉnh và các hiệp hội công nghiệp. Đây là cung cấp thông tin công cộng nói chung và hỗ trợ tư vấn với một loạt các quy trình có thể cần thiết vào thời điểm khởi nghiệp và quản lý việc thực hiện kinh doanh của DNNVV. Tuy nhiên, nhiệm vụ của trung tâm hỗ trợ DNNVV của các tỉnh, thành phản ánh đặc điểm vùng. Do vậy những đặc điểm này được phản ánh dưới tên của trung tâm hỗ trợ DNNVV khác nhau theo tỉnh, thành phố.

 Mối quan hệ cơ cấu nói trên được thể hiện dưới sơ đồ dưới đây:




Hình 3.10. Các cơ quan phụ trách của Bộ Kế hoạch Đầu tư

Nguồn: Nhóm tác giả biên soạn dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau
(2) Các cơ quan phụ trách và chính sách trong các chuỗi các cơ quan của MOIT.

Luật và các quy định cấp cao nhất về chính sách hỗ trợ các DNNVV trong MOIT là Nghị định số 134/2004/ND-CP và Nghị định số 45/2012/NĐ-CP là nghị định sửa đổi của Nghị định số 134. Những luật và quy định này quy định các chính sách liên quan tới phát triển công nghiệp tại các khu vực nông thôn. Trước tiên, Cục công nghiệp địa phương (ARID) được coi là cơ quan hỗ trợ các DNNVV cấp cao nhất trong các cơ quan thuộc MOIT. Ở cấp địa phương, ngoài Trung tâm khuyến công khu vực 1 do ARID quản lý (IPC1), còn có những Trung tâm Khuyến công do địa phương quản lý (IPC địa phương) được thành lập tại mỗi tỉnh và thành phố dưới thẩm quyền của DOIT.

Các tổ chức khác cung cấp hỗ trợ cho các DNNVV sản xuất là Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (SIDEC). Hoạt động của trung tâm này do Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (IPSI) trực thuộc MOIT quản lý. SIDEC đã đang hỗ trợ các DNNVV thông qua việc phát triển cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và hỗ trợ tìm kiếm doanh nghiệp

Cuối cùng, còn Cục Xúc tiến Thương mại (c) hỗ trợ các DNNVV trong hoạt động tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài và việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh phù hợp các DNNVV.



1) Cục công nghiệp địa phương: ARID.

ARID được thành lập theo Quyết định số 115/2003/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (tiền thân của MOIT hiện tại). Các nhiệm vụ và chức năng của ARID được quy định trong các luật và quy định sau: Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi số 45/2012/NĐ-CP, Quyết định số 799/QĐ-BCT của Bộ trưởng MOIT và Quyết định số 999/QĐ-BCT của Bộ trưởng MOIT sửa đổi Nghị định số 799.

Các luật và quy định trên quy định ARID thực hiện các nhiệm vụ sau. Cụ thể là soạn thảo các luật, quy định và các văn bản chính sách có liên quan tới chính sách hỗ trợ các DNNVV tại khu vực nông thôn, hỗ trợ Bộ trưởng MOIT, phát triển cơ chế hỗ trợ và hoạch định, giám sát và đánh giá chính sách hỗ trợ các DNNVV địa phương, cung cấp thông tin, hỗ trợ việc tổ chức hội chợ/ triển lãm sản phẩm của các DNNVV và điều phối giữa các bộ và cơ quan liên quan về việc thực hiện chính sách Khuyến công địa phương.

2) Trung tâm Khuyến công khu vực 1: IPC1

IPC1 là một trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tại các khu vực nông thôn phụ trách khu vực miền bắc và ba tỉnh duyên hải bắc trung bộ bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. IPC1 được thành lập theo Quyết định số 6368/QĐ-BCT của Bộ trưởng MOIT. Theo Quyết định số 6368, các nhiệm vụ của IPC1 cụ thể như sau: phát triển nguồn nhân lực các DNNVV, giám sát và đánh giá chính sách phát triển công nghiệp các DNNVV tại khu vực miền bắc, cung cấp những thông tin như các luật, quy định, công nghệ và thị trường liên quan, tư vấn hoạt động kinh doanh và các phương thức để đảm bảo chất lượng và cung cấp các dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp như cho mượn thiết bị, khu văn phòng cho các DNNVV dự định phát triển thành doanh nghiệp.



3) Trung tâm Khuyến công địa phương: IPC địa phương tại mỗi tỉnh, thành phố

Nhiệm vụ chính của IPC địa phương cũng giống như IPC1. Các nội dung chính bao gồm tư vấn về các quy trình khác nhau trong thời gian quản lý kinh doanh và doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực và cung cấp các thông tin liên quan. Tuy nhiên, tùy theo tình hình cụ thể gắn với từng tỉnh và thành phố, IPC địa phương có thể bổ sung thêm một số chức năng và nhiệm vụ mà những chức năng và nhiệm vụ này được cho là phản ánh đặc điểm của khu vực. Và dường như chính những đặc điểm khu vực như vậy cũng được phản ánh trong tên của các trung tâm khuyến công của mỗi tỉnh và thành phốiv).



4) Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp Hỗ trợ: SIDEC.

SIDEC được thành lập năm 2009 bởi IPSI – Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp trực thuộc MOIT. Các hoạt động của SIDEC như sau: Hỗ trợ các DNNVV Việt Nam, soạn thảo các văn kiện chính sách liên quan tới hỗ trợ phát triển công nghiệp các DNNVV, phát triển cơ sở dữ liệu các DNNVV, cung cấp thông tin các DNNVV, đào tạo các DNNVV và hỗ trợ tìm kiếm doanh nghiệp phù hợp.



5) Cục Xúc tiến Thương Mại: VieTrade

VieTrade được thành lập theo Quyết định số 78/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng. Các chức năng và nhiệm vụ của VieTrade được quy định trong Quyết định số 963/2013/QĐ-BCT của Bộ trưởng MOIT là quy định mới nhất. Vietrade là cơ quan chuyên về xúc tiến thương mại chủ yếu tại các thị trường nước ngoài và nhiệm vụ chính của nó là tổ chức các sự kiện thương mại với sự hợp tác của các cơ quan chính phủ khác và lĩnh vực tư nhân, điều phối việc tổ chức các hội chợ / triển lãm sản phẩm ở nước ngoài cũng như các hội chợ / triển lãm trong nước, hỗ trợ phát triển các DNNVV. Bên cạnh đó, Vietrade cũng cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư.



Mối quan hệ cơ cấu nói trên có thể được thể hiện như trong sơ đồ dưới đây:





Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương