Báo cáo Nghiên cứu về Nâng cao Năng lực các Ngành Công nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam


Hình 3.13. Tình hình cung cấp nguyên vật liệu và linh, phụ kiện



tải về 1.76 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.76 Mb.
#35885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Hình 3.13. Tình hình cung cấp nguyên vật liệu và linh, phụ kiện

(cho lĩnh vực sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam)

Nguồn: JETRO, 2016.

Các ngành khác có tỷ lệ nội địa hóa cao bao gồm ngành công nghiệp xe máy, chiếm tới 95%, sau đó là công nghiệp điện tử (20%), công nghiệp ô tô (15%) và công nghiệp công nghệ cao (5%) (Bảng 4). Nếu lĩnh vực này vẫn không được phát triển, các công ty lắp ráp và sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài lớn sẽ rời bỏ Việt Nam.


Bảng 3.2. Tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp lựa chọn

Lĩnh vực

% cung cấp nội địa

Điện tử

20%

Xe máy

95%

Ô tô

15%

Công nghiệp công nghệ cao

5%

Nguồn: BCT (2014).

Thứ hai, các mối liên kết dọc và ngang giữa các doanh nghiệp vẫn còn yếu do thiếu thông tin. Việt Nam có rất ít thông tin về mối liên kết của CNHT hoặc các cơ sở dữ liệu về các công ty chuyên môn hóa về CNHT vì vậy rất khó để tìm kiếm và lựa chọn đối tác. Với các công ty nước ngoài, thông tin về CNHT Việt Nam có ít và hầu hết tất cả các công ty nước ngoài đều phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm khách hàng. Việt Nam có kế hoạch phát triển các cụm công nghiệp cho sản xuất liên kết các sản phẩm CNHT, nhưng quá trình hình thành các cụm công nghiệp chậm mặc dù trên thực tế, các cụm công nghiệp với những sản phẩm (dệt may, giày dép và điện tử) đang thành lập.

Thứ ba, đó là sự hạn chế của nguồn điện. Công suất cung cấp các sản phẩm CNHT là rất thấp, không đủ công suất để đáp ứng yêu cầu của các công ty nước ngoài khi họ muốn xây dựng một nhà máy chế biến các sản phẩm tại Việt Nam. Cụ thể hơn nữa, số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp này ít được hỗ trợ, chất lượng sản phẩm kém và rất ít doanh nghiệp có thể đảm bảo thời gian giao hàng thích hợp. Ngoài ra, thành phần và các bộ phận có thể sản xuất được lại hạn chế chỉ là những sản phẩm cơ bản, dễ dàng sản xuất. Kết quả là những sản phẩm này mang tính cạnh tranh tại Việt Nam với các sản phẩm nước ngoài và giảm thị phần15.

Tuy nhiên, ngay cả khi ở trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã không thực hiện các nỗ lực cần thiết để nâng cao phương pháp sản xuất của mình. Hầu hết các công ty hiện nay tiến hành chế độ tập trung sản xuất, từ thiết kế mô hình tới sản xuất, lắp đặt và phân phối đang được thực hiện tại một nơi. Điều này dẫn tới sự suy giảm chất lượng nguồn nhân lực và do vậy giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Các công ty tư nhân với mô hình hoạt động năng động hơn các công ty nhà nước nhưng những công ty này lại không thể mở rộng các dây chuyền sản xuất do khó khăn về vốn, công nghệ. Kết quả là, chất lượng sản phẩm không được cải thiện. Vấn đề chất lượng sản phẩm thấp là vấn đề cơ bản của CNHT Việt Nam.



Thứ tư, cũng có sự bất lợi trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (CGTTC). Như có thể thấy trong biểu đồ 2, khối lượng xuất khẩu của những sản phẩm như dệt may, thiết bị và linh, phụ kiện viễn thông, giày dép là những sản phẩm của CNHT, đã tăng đáng kể và đã tham gia vào CGTTC. Kết quả là, những sản phẩm này đóng góp một phần vào việc tăng thị phần của các sản phẩm Việt Nam trên thế giới thêm 0,33% trong suốt giai đoạn 2008 – 2013.


Hình 3.14. Thị phần của sản phẩm Việt Nam trên thế giới

Nguồn: báo cáo Việt Nam 2035.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh những ngành này. Lấy ví dụ trong trường hợp của ngành công nghiệp điện tử, số lượng doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng hầu hết các doanh nghiệp điện tử xuất khẩu ở Việt Nam là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Bảng 5). Đối với các sản phẩm khác của CNHT như ô tô; kỹ thuật cơ khí và công nghiệp công nghệ cao, quy mô sản xuất còn nhỏ và rất khó để tham gia CGTTC xét về chi phí, chất lượng và tiêu chuẩn.



Bảng 3.3. Các đặc điểm của các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam, 2010-2013

Năm

Các doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp Tư nhân Việt Nam

Doanh nghiệp FDI

Số lượng

Doanh nghiệp
xuất khẩu

Số lượng

Doanh nghiệp
xuất khẩu

Số lượng

Doanh nghiệp
xuất khẩu

2010

10

20%

314

4%

180

79%

2011

8

88%

281

17%

224

86%

2012

9

56%

346

10%

237

85%

2013

10

30%

385

19%

304

80%

Nguồn: BCT (2014).
Có một số lý do ảnh hưởng tới tình trạng trên của CNHT, cụ thể là:

- Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV vẫn chậm trễ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ, các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vẫn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, về vốn, cơ chế hoạt động và năng lực của Quỹ. Về mặt thể chế, hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng các DNNVV không đáp ứng được nhu cầu của DNNVV. Cơ chế và chính sách cho bảo lãnh tính dụng DNNVV đã được sửa đổi và bổ sung nhưng trên thực tế lại không khả thi. Trong những năm gần đây, mặc dù các ngân hàng thương mại đã chủ động và sẵn sàng cho vay vốn nhưng tình hình tín dụng cho các DNNVV vẫn còn nhiều vướng mắc. Theo báo cáo của ngân hàng trung ương, lý do chủ yếu là chất lượng thông tin tài chính DNNVV không cao. Các DNNVV không đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định (BKHĐT, 2014). Năng lực sản xuất và khả năng tự chủ về tài chính của các DNNVV còn hạn chế, thị trường không ổn định; tài sản đảm bảo không đáp ứng yêu cầu, v.v. Trong khi đó, các ngân hàng chỉ cho vay dựa trên tài sản của các DNNVV. Do đó, phần lớn các DNNVV vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và không thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng mặc dù các ngân hàng thì dồi dào vốn vay.

Hơn nữa, mặc dù có nhiều tổ chức liên quan tới hỗ trợ các DNNVV nhưng những tổ chức này dường như hoạt động theo chiều dọc mà không có sự phối hợp ngang với các nhân tố khác trong hỗ trợ DNNVV.

- Năng lực thực hiện các chính sách và chương trình hỗ trợ DNNVV của các cơ quan nhà nước còn yếu. Ở cấp trung ương, cơ quan đầu mối hỗ trợ phát triển DNNVV vẫn chỉ tập trung vào việc xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển DNNVV mà không có quyền thúc đẩy việc tổ chức thực hiện các chính sách và chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV do hạn chế về nguồn nhân lực, bao gồm một số các hoạt động quan trọng như đào tạo và xây dựng năng lực cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển DNNVV.

Ở cấp địa phương, các tỉnh / thành phố có nhiều khó khăn về nguồn nhân lực và ngân sách để hoạch định và thực hiện các chính sách và chương trình hỗ trợ DNNVV, v.v. Cán bộ làm việc trong lĩnh vực phát triển DNNVV vẫn còn thiếu, năng lực hạn chế và hầu hết cán bộ chưa được đào tạo và tái đào tạo về lĩnh vực hỗ trợ phát triển DNNVV. Hơn 70% các tỉnh, địa phương không có bộ phận chuyên trách thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV tại tỉnh. Theo báo cáo của các tỉnh (52/63 báo cáo) về hiện trạng năng lực thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của các cơ quan tại cấp địa phương, chỉ 30% nhân viên làm việc toàn thời gian trong lĩnh vực DNNVV và phần lớn nhân viên làm bán thời gian là những người không chỉ phụ trách các DNNVV mà còn chịu trách nhiệm cho việc thành lập, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, v.v. Có quá ít nhân viên so với lượng công việc yêu cầu để hỗ trợ DNNVV tại tỉnh, do vậy việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ các DNNVV còn hạn chế ở cấp địa phương.

Hơn nữa, còn do sự thiếu năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp cũng như các bên liên quan nói chung. Ví dụ, các trung tâm công nghệ như các trung tâm khuyến công, trung tâm tiết kiệm năng lượng cũng hạn chế năng lực vì các trung tâm này không có đội ngũ nhân viên đủ năng lực để kiểm tra, giám sát các công nghệ và máy móc mới.

- Trình tự, thủ tục để được hưởng lợi từ các chính sách và chương trình ưu đãi của Nhà nước quá phức tạp, bao gồm cả các chính sách phát triển CNHT do vậy các DNNVV khó tiếp cận. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ các DNNVV hưởng lợi được từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước tương đối thấp. Nội dung một số chính sách và chương trình hỗ trợ không thực sự rõ ràng, khiến thời gian kéo dài và mất nhiều nỗ lực để hướng dẫn nhưng hiệu quả của những chính sách này vẫn không cao. Kết quả là số các dự án hợp lệ được được lựa chọn thực hiện thấp, không đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra. Ví dụ, rất khó để thực hiện các hoạt động hỗ trợ là ứng dụng bằng sáng chế, soạn thảo hồ sơ đăng ký bằng sáng chế, hỗ trợ trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ.



Tóm lại, Việt Nam còn thiếu một khuôn khổ thể chế. Mặc dù mục đích và phương hướng của Chính phủ trong việc thúc đẩy các DNNVV đã bắt đầu trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng việc cung cấp chi tiết các hoạt động thường chậm trễ so với ngày ban hành các văn bản luật. Điều này được minh họa bởi một báo cáo (ERIA và OECD, 2014)16 trong đó nói rằng chỉ số chính sách DNNVV của Việt Nam “vẫn thấp hơn so với chỉ số trung bình của các nước ASEAN (Biểu đồ 3).



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương