Báo cáo Nghiên cứu về Nâng cao Năng lực các Ngành Công nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam


Bảng 2.3. Danh sách ba đối tác FDI lớn nhất



tải về 1.76 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.76 Mb.
#35885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bảng 2.3. Danh sách ba đối tác FDI lớn nhất

2011

2012

2013

2014

2015

Q1/2016

Hồng Kông

Nhật Bản

Hàn Quốc

Hàn Quốc

Hàn Quốc

Hàn Quốc

Nhật Bản

Hàn Quốc

Singapore

Hồng Kông

Malaysia

Singapore

Singapore

Hồng Kông

Trung Quốc

Singapore

Samoa

Đài Loan

Nguồn: GSO.

Tuy nhiên, thu hút FDI vẫn phải đối mặt với một số thách thức. Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy mối quan tâm của họ về triển vọng của các thị trường mới nổi cũng như cạnh tranh gay gắt từ một số nước trong khu vực (ví dụ như Myanmar và Inđônêxia), điều này đã dẫn đến sự sụt giảm FDI vào Việt Nam. Thứ hai, lợi nhuận tại Việt Nam vì lẽ nào đó đã xấu đi so với những năm trước đó. Cuộc khảo sát của JETRO (2016) cho thấy 58,8% các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam dự kiến có lợi nhuận trong năm tài chính 2015, giảm 3,5% so với năm 2014. Việc tăng chi phí lao động dẫn đến lợi nhuận giảm trong 44,7% các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Tương tự vậy, các doanh nghiệp EU cho thấy mối bận tâm về việc điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội vì việc này có thể làm tăng chi phí lao động.7

Tóm lại, những cơ hội từ hội nhập là rất lớn, và cải cách kinh tế trong nước cũng vậy nhưng đòi hỏi nhiều nỗ lực để hiện thực hóa. Cộng đồng doanh nghiệp và các công dân có thể tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam trong quá trình hội nhập; nhưng tiềm năng này sẽ chỉ trở thành viễn cảnh, và chỉ được hiện thực hóa trong một môi trường chính sách thích hợp. Cụ thể hơn, khuôn khổ chính sách phải trải qua những thay đổi rõ ràng và có liên quan phù hợp với các cam kết quốc tế và nguyện vọng phát triển của Việt Nam. Đồng thời, một khuôn khổ chính sách như vậy phải thể hiện sự thân thiện, khuyến khích và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.


  1. Hiện trạng và bối cảnh lịch sử của DNNVV và chính sách DNNVV tại Việt Nam

3.1 Tổng quan DNNVV Việt Nam

3.1.1 Bối cảnh phát triển các doanh nghiệp tư nhân

Sau Đổi Mới, các hoạt động kinh tế của lĩnh vực tư nhân được thông qua theo Quyết định số 27/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 9 tháng 3 năm 1988, và Quyết định số 16 (Số 16 / NQTW) của Bộ Chính trị vào ngày 7 tháng 7 năm 1988 về “cải cách cơ chế quản lý và chính sách cho các lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh”. “Luật doanh nghiệp” và “Luật doanh nghiệp tư nhân” vào tháng 4 năm 1991 cũng như Hiến pháp mới vào tháng 4 năm 1992 đã kết hợp tinh thần của những luật và quy định này, “Luật doanh nghiệp” mới (hợp nhất “Luật doanh nghiệp” và “Luật doanh nghiệp tư nhân”) đã trở thành nền tảng cơ sở luật pháp cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp tư nhân bắt đầu vào đầu những năm 1990 và các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa kể từ trước Đổi Mới. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước kể từ đầu những năm 1990, sự phát triển hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân có đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài có thể được phân thành 3 giai đoạn phát triển như sau:

角丸四角形 17

1) Giai đoạn cổ phần hóa thực nghiệm của các doanh nghiệp nhà nước (1992-1996)

2) Giai đoạn mở rộng việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân (1996 - 2002)

3) Giai đoạn cổ phần hóa toàn diện của các doanh nghiệp nhà nước (kể từ 2002)


Ghi chú) Kể từ đầu những năm 1990, các doanh nghiệp nhà nước được tái tổ chức không được khuyến khích tư nhân hóa mà cổ phần hóa. Nói cách khác, đó là sự chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn do nhà nước quản lý và sở hữu sang các doanh nghiệp cổ phần có hơn 51% cổ phần thuộc sở hữu của nhà nước.

(1) Giai đoạn cổ phần hóa thí điểm của các doanh nghiệp nhà nước (1992-1996)

Đối tượng của giai đoạn thí điểm cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là các doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ bị thâm hụt sản xuất. Mục đích là giảm gánh nặng tài chính cho đất nước bằng cách cắt những doanh nghiệp này khỏi nhóm các doanh nghiệp nhà nước. Năm 1992, trong Quyết định số 202 (Số 202/1992/QĐ-TTg) của Thủ tướng, chương trình thí điểm cổ phần hóa được đưa ra. Trong Quyết định số 203 của Thủ tướng, 7 doanh nghiệp nhà nước cụ thể (5 doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương và 2 doanh nghiệp thuộc chính quyền tỉnh) được đưa ra làm những doanh nghiệp thí điểm. Tuy nhiên, tất cả những doanh nghiệp này là những doanh nghiệp nhỏ với vốn ít hơn 3 tỷ đồng. Theo “Luật doanh nghiệp nhà nước” năm 1995, các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chịu những hạn chế mạnh mẽ từ phía nhà nước, do vậy, các doanh nghiệp này thiếu tính tự chủ, độc lập và khả năng linh hoạt như một doanh nghiệp. Ví dụ, những hạn chế như quy định giám đốc điều hành của công ty (chủ tịch, phó chủ tịch, giám đốc tài chính) phải là công chức vẫn còn tồn tại. Cải cách doanh nghiệp nhà nước chỉ thực sự tiến triển hiệu quả sau “Luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi” năm 2003.

Đối với mục đích mở rộng quy mô và tổ chức, và để tăng cường các chức năng của các doanh nghiệp nhà nước, việc tái cơ cấu và củng cố các Tổng công ty thành một Tổng công ty nhà nước hiện hành được làm rõ trong Nghị định số 90 và số 91 (Số 90/NĐ-CP và số 91/1994/NĐ-CP). Các Tổng công ty được thành lập theo Nghị định 90 được nói đến như một nhóm ngang các doanh nghiệp, được thành lập theo sự tự nguyện từ phía doanh nghiệp với các đặc điểm như một nhóm các doanh nghiệp trong cùng ngành. Mặt khác, các Tổng công ty được thành lập theo Nghị định 91 được nói đến như một nhóm kinh doanh dọc được tái cơ cấu lại trong 18 ngành, được xác định là những ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng với nền kinh tế quốc gia8. Việc thành lập của những Tổng công ty như vậy theo Nghị định 91 là một quyết định quan trọng của Thủ tướng. Vào năm 1996, có 91 Tổng công ty (74 Tổng công ty theo Nghị định 90 và 17 theo Nghị định 91), chiếm 70,5% tổng số vốn của các doanh nghiệp nhà nước (các doanh nghiệp theo Nghị định 90 chiếm 16,1% và các doanh nghiệp theo Nghị định 91 chiếm 54,5%).

(2) Giai đoạn mở rộng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển của các hoạt động kinh doanh tư nhân (1996-2002)

Trong cuộc họp Ủy ban Trung ương lần thứ 3 vào tháng 8 năm 2011, các loại hình sau đây được phân loại là doanh nghiệp nghiệp nhà nước:

1角丸四角形 18) Các doanh nghiệp cần tiếp tục hình thức doanh nghiệp nhà nước độc quyền

2) Các doanh nghiệp cổ phần hóa mà hoặc hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà nước hoặc đại đa số cổ phần (51% hoặc hơn) thuộc sở hữu của nhà nước

3) Các doanh nghiệp mà nhà nước không cần phải sở hữu đại đa số cổ phần (51% hoặc hơn)

Sự hình thành tập đoàn doanh nghiệp theo mối quan hệ công ty mẹ - con được chỉ định như chính sách cải cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty cho đến năm 2005. “Luật Doanh nghiệp sửa đổi” xác định các hoạt động kinh doanh của lĩnh vực tư nhân được ban hành vào tháng 5 năm 1999, và có hiệu lực sau năm 2000. Theo “Luật Doanh nghiệp sửa đổi”, bất kể doanh nghiệp nào, ngoài việc chuyển đổi sang hệ thống đăng ký từ hệ thống phê duyệt quốc gia, những thay đổi như xóa bỏ hạn chế vốn thấp hơn, mở rộng các ngành công nghiệp mục tiêu đầu tư khả thi, bảo vệ quyền của nhà đầu tư và đơn giản hóa thủ tục hành chính được nêu ra trong luật đã đem lại hiệu quả đáng kể trong việc đẩy mạnh các hoạt động của lĩnh vực tư nhân Việt Nam. Nhờ vào việc thi hành “Luật Doanh nghiệp sửa đổi”, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân mới đã được thành lập. Trong diai đoạn 2000 – 2002, trung bình hàng năm có 18.000 doanh nghiệp, trong giai đoạn 2003 – 2004, có 27.500 doanh nghiệp mới được thành lập trong lĩnh vực tư nhân.

Tháng 5 năm 2000, “Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi” được thực thi với nhiều sửa đổi liên quan tới vốn nước ngoài bao gồm: 1) vốn nước ngoài có thể tham gia vào một liên doanh với tất cả các tổng công ty trong nước Việt Nam, 2) miễn trừ thuế giá trị gia tăng, nới lỏng các quy định mua sắm ngoại tệ, 3) đầu tư nước ngoài theo hệ thống đăng ký giống như các doanh nghiệp trong nước. Kết quả là từ năm 2003 đầu tư nước ngoài trở nên rất sôi nổi.

(3) Giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước toàn diện (kể từ năm 2002)

Trong “Luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi” được xây dựng vào năm 2003, và có hiệu lực vào tháng 7 năm 2004, đã nêu rõ ràng 3 hình thức phân loại doanh nghiệp nhà nước, phù hợp với Quyết định của Ủy ban Trung Ương Quốc Hội lần 3, năm 2001 mô tả trên. Đó là: 1) một doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước sở hữu 100% cổ phần, 2) một doanh nghiệp mà cổ phần 100% thuộc sở hữu của nhà nước và hoạt động dưới dạng một doanh nghiệp cổ phần hoặc một doanh nghiệp hữu hạn và 3) một doanh nghiệp kết hợp từ một doanh nghiệp nhà nước và một doanh nghiệp tư nhân có các hoạt động kinh doanh được quy định trong Luật Doanh nghiệp. Trong tất cả những doanh nghiệp nhà nước này, nhà nước sở hữu 51% cổ phần hoặc hơn. Các doanh nghiệp mà tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước nhỏ hơn 50% thì không được coi là doanh nghiệp nhà nước.

Trong “Luật Doanh nghiệp nhà nước sửa đổi”, về Tổng công ty, ngoài các Tổng công ty theo Nghị định 91 mà nhà nước có quyền đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp và các Tổng công ty theo Nghị định 91 là nhóm các công ty tự nguyện, thì có cái gọi là “Tổng công ty đầu tư vốn nhà nước: SCIC” là thể chế quản lý đầu tư của vốn nhà nước. Việc thành lập SCIC được quyết định trong năm 2005 và được định vị như một tổ chức hoạt động để chuyển các doanh nghiệp nhà nước trừ các Tổng công ty thành các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp hữu hạn.

SCIC được nói đến trong “Luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi” như một tổ chức kinh tế quốc gia đặc biệt. Luật quy định rằng SCIC thay mặt cho nhà nước nhận vốn trong nước của các doanh nghiệp nhà nước, thực thi các quyền sở hữu như người đại diện của vốn nhà nước. “Luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi” cũng bao gồm các Tổng công ty được thành lập khi các doanh nghiệp nhà nước tổ chức dưới sự bảo trợ của mình một số doanh nghiệp hữu hạn dưới dạng thành lập một nhóm liên kết. Do vậy, kể cả vốn của lĩnh vực ngoài quốc doanh trong nhóm các doanh nghiệp nhà nước cũng được chấp nhận. Luật doanh nghiệp năm 2005 đảm bảo sự đối xử công bằng bất kể vốn chủ sở hữu (doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài) do đó được gọi là “Luật doanh nghiệp” hợp nhất.



3.1.2 Xu hướng các doanh nghiệp theo số doanh nghiệp

Có thể nói rằng các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển toàn lực kể từ năm 2000. Báo cáo này đưa ra một cái nhìn tổng quát về số liệu thống kê các doanh nghiệp Việt Nam ví dụ như số doanh nghiệp theo quy mô, hoặc theo chủ sở hữu (doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài) kể từ năm 2000. Năm này đã chứng kiến sự phát triển gia tăng của các doanh nghiệp tư nhân. Thống kê về con số doanh nghiệp trong bài viết dựa trên số liệu thống kê được công bố bởi Tổng cục Thống kê (Sách thống kê năm 2005, 2009, bản sửa 2014) và sách trắng về DNNVV của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008, 2011, bản sửa 2014).

Do vậy, tình hình doanh nghiệp được mô tả ở đây dựa trên số liệu thống kê về đăng ký kinh doanh. Số những doanh nghiệp không đăng ký không được đưa vào số liệu thống kê sẽ không được đưa vào bổ sung. Cụ thể là, với những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp không chính thức chỉ chiếm một số rất nhỏ và được giả định là có tham gia vào các hoạt động kinh doanh mà không đăng ký. Có thể nói rằng các doanh nghiệp này nằm ngoài phạm vi có thể bổ sung được với số liệu thống kê.

(1) Số doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Tổng số doanh nghiệp trong năm 2000 là 42.288 doanh nghiệp trong đó có 5.759 doanh nghiệp nhà nước (13,6%), 35.004 doanh nghiệp tư nhân (82,8%) và 1.525 doanh nghiệp nước ngoài (3,6%)





Hình 3.1. Xu hướng số lượng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: Niêm giám thống kê 2005, 2009, 2015 (Tổng cục Thống kê)

Trong năm 2013, tổng số doanh nghiệp là 373.213 (gấp 8,8 lần so với năm 2000), trong đó có 3.199 doanh nghiệp nhà nước (0,9%), 359.794 doanh nghiệp tư nhân (96,4%) và 10.220 doanh nghiệp nước ngoài (2,7%).



(2) Số lao động theo loại hình doanh nghiệp

Tổng số lao động là 3.536.998 người trong năm 2000, trong đó các doanh nghiệp nhà nước sử dụng 2.088.531 người (59,0%), doanh nghiệp tư nhân: 1.040.902 người (29,4%) và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài: 407.565 người (11,5%). Trong năm 2013, lực lượng lao động là 11.565.900 người (gấp 3,3 lần so với năm 2000), trong đó doanh nghiệp nhà nước sử dụng 1.660.200 người (14,4%), doanh nghiệp tư nhân: 6.854.800 người (59,3%) và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài: 3.050.900 người (26,4%).





Hình 3.2. Xu hướng số lao động theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: Niêm giám thống kê 2005, 2009, 2015 (Tổng cục Thống kê)

(3) Doanh thu theo loại hình doanh nghiệp

Tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu theo chủ sở hữu năm 2000 như sau: doanh nghiệp nhà nước: 54,9%, doanh nghiệp tư nhân: 25,1% và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 20,0%. Tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước xét về mặt doanh thu là áp đảo. Trong năm 2013, cơ cấu doanh thu thay đổi như sau: doanh nghiệp nhà nước 24,1%, doanh nghiệp tư nhân 50,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 25,0%. Có thể thấy rằng lĩnh vực tư nhân đã phát triển vượt trội. Ngoài ra, doanh thu của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng, chiếm 1/4 tổng doanh thu.





Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương