Báo cáo Nghiên cứu về Nâng cao Năng lực các Ngành Công nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam



tải về 1.76 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.76 Mb.
#35885
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Báo cáo Nghiên cứu về Nâng cao Năng lực

các Ngành Công nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam


  1. Giới thiệu

Công nghiệp hỗ trợ là một trong những ngành công nghiệp có vai trò quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện taị công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tụt hậu khá xa với các nước trong khu vực, đặc biệt là về mặt kỹ thuật. Trong bối cảnh công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phải đối mặt với thị trường toàn cầu quốc tế cạnh tranh khốc liệt, thì nhiệm vụ cấp bách của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là phải tăng tính cạnh tranh về mặt kỹ thuật. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm ra chủ đề có thể hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực chính sách nhằm tăng cường phát triển công nghiệp hỗ trợ.


  1. Tổng quan các giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam

2.1 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế tại các nước trong khu vực châu Á

2.1.1.Tổng quan các giai đoạn phát triển kinh tế của các nước châu Á

(1) Mô hình đàn nhạn bay phát triển kinh tế

Các nước châu Á đã đạt được sự phát triển kinh tế liên tục kể từ những năm 1960. Nền kinh tế của mỗi quốc gia châu Á phát triển trên cơ sở phụ thuộc lẫn nhau của các nước trong khu vực. Hình thức này được nói đến như mô hình phát triển kinh tế đàn nhạn bay. Có thể chia các nước châu Á thành các nhóm như thể hiện trong bảng dưới đây.



Bảng 2.1 Các nét chính về các nước châu Á

Nhóm

Các nét chính

Nhật Bản

Kể từ những năm 1980, Nhật Bản được phép đầu tư trực tiếp toàn diện tại các nước Châu Á. Nhật Bản đã giữ vị trí như con đầu đàn của mô hình đàn nhạn bay để phát triển kinh tế.

Trung Quốc

Trung Quốc đã đạt được sự phát triển kinh tế nhanh chóng, kể từ khi cải cách và các chính sách mở cửa vào đầu những năm 1990. Kể từ năm 2000, Trung Quốc đã trở thành “Nhà máy thế giới” trong lĩnh vực sản xuất như công nghiệp điện và ô tô.

Các nước công nghiệp mới nổi (NIEs) Châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Xin-ga-po)

Để đáp lại đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào những năm 1980, NIEs đã nhanh chóng phát triển. Sau đó, NIEs đã phát triển như một quốc gia để dẫn dắt nền kinh tế Châu Á. NIEs đang phát triển như một trung tâm công nghiệp công nghệ cao toàn cầu.

Các nước ASEAN 4 (Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Phi-lip-pin)

Kể từ những năm 1980, các nước ASEAN 4 phát triển nhanh chóng để đáp lại đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản và các nước NIEs Châu Á. Hơn nữa, các nước ASEAN 4 đã phát triển thành những cơ sở chủ chốt của Châu Á trong lĩnh vực ô tô, điện / điện tử, chế biến thực phẩm và dệt/may mặc.

Các nước đang phát triển ASEAN (Việt Nam)

Việt Nam đã và đang bắt kịp với các nước ASEAN tiên tiến. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với các thách thức của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Các nước đang phát triển ASEAN (My-an-ma, Campuchia, Lào)

Nhóm này có lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp cần nhiều lao động. Nhóm này được dự kiến sẽ có tích lũy vốn trong tương lai.

Nguồn: Nhóm tác giả biên soạn dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau
Công nghiệp hóa của Nhật Bản vào cuối những năm 1950 đã trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế Châu Á. Kể từ những năm 1980 của Thỏa ước Plaza, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Thông qua đó, công nghệ được phổ biến tới các nước châu Á, và thúc đẩy tính cạnh tranh công nghiệp quốc tế. Nhìn chung, con đường phát triển kinh tế của các nước châu Á trải qua những bước sau:1) Nền kinh tế tự cung tự cấp khép kín (ngành nông nghiệp), 2) Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, 3) Công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu, và 4) Công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu. Tương ứng với bước này, cơ cấu lợi thế so sánh của mỗi nước đã phát triển từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp tập trung nhiều vốn, ngành công nghiệp chuyên sâu công nghệ và các ngành công nghiệp tri thức.


Hình 2.1. Mô hình Tăng trưởng Kinh tế điển hình

Nguồn: Nhóm tác giả biên soạn dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau
キャンバス 223Group 261

Hình 2.2. Mô hình đàn nhạn bay về phát triển kinh tế

Nguồn: Nhóm tác giả biên soạn dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau
(2) Những thách thức công nghiệp chung mà các nước Châu Á phải đối mặt

Các nước Châu Á nhận được chuyển giao công nghệ từ FDI của các nước tương đối phát triển để phát triển kinh tế. Kết quả là các nước Châu Á đã đang đi theo con đường nâng cấp công nghiệp. Trong những giai đoạn đầu, các công ty địa phương khó cung cấp được linh, phụ kiện cho các doanh nghiệp FDI. Lý do là trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm tương đối thấp. Các biện pháp chủ yếu được các doanh nghiệp FDI thực hiện vào thời điểm đó là nhập khẩu linh, phụ kiện và các hàng hóa trung gian. Sản phẩm cuối cùng do các doanh nghiệp FDI sản xuất được đưa ra thị trường quốc tế và xuất khẩu được mở rộng. Mặt khác, việc mở rộng nhập khẩu linh, phụ kiện cũng khiến cho thâm hụt thương mại gia tăng nghiêm trọng. Ngoài ra, có một mối lo ngại rằng sự phát triển kinh tế quá phụ thuộc vào vốn nước ngoài có thể dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nguồn vốn trong nước. Thông qua việc chuyển giao công nghệ từ vốn nước ngoài, các nước Châu Á đã chứng kiến sự bùng phát trong động lực giành lấy sự độc lập về nguồn vốn trong nước.

Trong bối cảnh trên, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ địa phương để có thể cung cấp linh, phụ kiện cho các doanh nghiệp FDI là một vấn đề cấp bách tại các nước Châu Á. Các nước Châu Á đã xây dựng chính sách công nghiệp ở cấp quốc gia. Và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã trở thành những thách thức công nghiệp chung cho các nước Châu Á. Ở Việt Nam cũng vậy, bắt đầu với chính sách Đổi Mới năm 1987, chính sách công nghiệp theo hướng kinh tế thị trường đã được thực hiện. Tại Việt Nam, phát triển các DNNVV và các ngành công nghiệp hỗ trợ đã được thực hiện từ năm 2000.
2.1.2. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các nước châu Á

(1)Thuật ngữ Công nghiệp Hỗ trợ

C角丸四角形 14ông nghiệp Hỗ trợ có thể được định nghĩa như sau:

“Công nghiệp hỗ trợ chủ yếu nói đến các ngành công nghiệp sản xuất máy móc và công nghiệp linh, phụ kiện cơ khí cung cấp nguyên vật liệu, linh, phụ kiện và dịch vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm.”

Công nghiệp Hỗ trợ có thể được phân loại thành 5 ngành công nghiệp sau. Và các DNNVV gánh vác tất cả các hạng mục này trừ ngành sản xuất nguyên vật liệu.



  • Công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu (Thép, kim loại màu, sản phẩm hóa chất)

  • Công nghiệp sản xuất hàng hóa (máy móc, khuôn công nghiệp)

  • Công nghiệp sản xuất linh, phụ kiện (đồ gia dụng, linh kiện bán dẫn, phụ tùng điện, phụ tùng kim loại)

  • Gia công sản xuất (Cán nóng, xử lý bề mặt nguội, lắp ráp)

  • Vật liệu phụ (vật liệu đóng gói)

Từ góc độ mối quan hệ thương mại Nhật Bản, các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các DNNVV và nó cũng gắn liền với khái niệm các nhà thầu phụ. Mối quan hệ này được nhắc đến như một “KEIRETSU (chuỗi thương mại)". Trong “KEIRETSU”, công ty mẹ sẽ áp đặt yêu cầu QCD (Chất lượng, Chi phí, Giao hàng) khắt khe với các nhà thầu phụ. Mặt khác, với các DNNVV của Nhật Bản, mối quan hệ thương mại lâu dài trong một “KEIRETSU” được đảm bảo. Hệ thống các ngành công nghiệp hỗ trợ kiểu Nhật Bản như vậy được gọi là “Hệ thống nhà cung cấp kiểu Nhật” trong những năm 1960 – 1980. Theo hệ thống kiểu Nhật này, năng lực kỹ thuật của các ngành công nghiệp hỗ trợ đã được tích lũy thành công.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống nhà cung cấp kiểu Nhật là các công ty thuộc nhóm DNNVV chỉ thực hiện vai trò nhà cung cấp linh, phụ kiện cho một công ty mẹ cụ thể. Đây rõ ràng là một nhóm doanh nghiệp khép kín. Chính vì vậy, hiệu quả liên kết trong ngành công nghiệp và tác dụng lan tỏa nội ngành của yếu tố công nghệ có thể bị hạn chế.

Ban đầu, mục đích phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là nhằm tích lũy một loạt các công nghệ cơ bản và nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt bằng việc cung cấp linh, phụ kiện cho các ngành này. Các ngành công nghiệp hỗ trợ là một nhóm các công ty cung cấp nhiều loại linh, phụ kiện cho nhiều nhà cung cấp. Ví dụ, ngành công nghiệp hỗ trợ hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô phải là một ngành công nghiệp cùng lúc có thể hỗ trợ ngành công nghiệp điện và điện tử. Cụ thể là các ngành công nghiệp hỗ trợ phải là nhóm ngành chịu trách nhiệm cho chức năng trung gian trong việc xây dựng mối liên kết lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp.

(2) Tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ

Có thể tổng kết tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như sau:



  • Một là, phát triển CNHT góp phần cải thiện cán cân thương mại đối với linh, phụ kiện nhập khẩu. Từ giữa những năm 1980, FDI nội bộ khu vực ASEAN, kể từ đồng Yên tăng giá theo Thỏa ước Plaza, đã nhanh chóng gia tăng. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp là một sự chuyển giao từ ngành công nghiệp không có lợi thế so sánh tại các nước nguồn chuyển giao tới nước tiếp nhận chuyển giao - là những quốc gia có ngành công nghiệp có lợi thế so sánh là các ngành công nghiệp cần sử dụng nhiều lao động. Do đó, đầu tư trực tiếp vào trình độ công nghệ và tích lũy vốn của các nước tiếp nhận chuyển giao vẫn chưa chín muồi. Sau đó, sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu các linh, phụ kiện và hàng hóa trung gian trở nên đáng kể. Điều này dẫn đến thâm hụt thương mại lớn. Hiện tượng đó trở nên nổi bật tại tất cả các nước châu Á trừ Hàn Quốc và Đài Loan. Do vậy phát triển công nghiệp hỗ trợ có thể góp phần thay đổi sự phụ thuộc vào nhập khẩu hàng hóa trung gian và linh, phụ kiện.

  • Hai là, phát triển CNHT góp phần tăng cường nền tảng công nghiệp chung tại một nước. Phát triển công nghiệp hỗ trợ góp phần tạo ra hiệu ứng lan tỏa tới biên độ rộng của các giai đoạn sản xuất. Đó là cái gọi là “Hiệu ứng liên kết chuyển tiếp”. Mối liên kết lẫn nhau giữa ngành sản xuất đa ngành được củng cố bởi quá trình này. Tăng tưởng kinh tế cũng được kỳ vọng đi theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế không cân đối của Hirshman. Ngoài ra, các khu chế xuất và các Khu thương mại tự do, được thành lập vào những giai đoạn đầu của chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu tại hầu hết các nước Châu Á cũng góp phần vào loại bỏ các tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài: “Khoanh vùng nền kinh tế”. Theo cách này có thể đạt được mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và công nghiệp trong nước. Ngoài ra còn có thể mở rộng các tuyến đường chuyển giao công nghệ.

  • Ba là, phát triển CNHT góp phần tăng các cơ hội kinh doanh của các công ty địa phương. Nói chung, quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể được chia nhỏ. Do vậy, giá trị của thiết bị vốn cần thiết cho các công ty sản xuất sản phẩmcông nghiệp hỗ trợ có thể nhỏ. Vì thế, các công ty có thể dễ dàng tham gia vào và rút khỏi ngành công nghiệp. Tại Đài Loan, có rất nhiều công ty mạo hiểm tự do tham gia vào phân khúc nhánh của lao động chế biến đã truyền cảm hứng cho “Giấc mơ Đài Loan”. Những trường hợp như vậy đã được nói đến trong quá khứ.

  • Bốn là, phát triển CNHT góp phần tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu ASEAN. Các công ty công nghiệp hỗ trợ có thể tiếp cận mạng lưới sản xuất toàn cầu tuân thủ với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

(3) Trường hợp nghiên cứu các chính sách và biện pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Một số trường hợp về chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các nước Châu Á đã được nghiên cứu. Dưới đây là các trường hợp được thực hiện.



  • T角丸四角形 15rường hợp tại Malaysia (Chương trình phát triển Người Bán: VDP, 1988, Kế hoạch tổng thể công nghiệp hóa lần hai: MP2, 1996 – 2005, Chương trình liên kết Công nghiệp, 1998.

  • Trường hợp tại Thái Lan (Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực ô tô)

  1. Tổng quan về các nỗ lực của Malaysia

  1. VDP: Chương trình phát triển người bán, 1988 -

VDP được thúc đẩy bởi công ty ô tô trong nước PROTON, gồm các doanh nghiệp công nghiệp nặng Malaysia, Tổng công ty xe máy Mitsubishi và Tập đoàn Mitsubishi. VDP bắt đầu từ ngành công nghiệp ô tô. Sau đó, vào năm 1992, nó được mở rộng ra các ngành công nghiệp khác, bao gồm công nghiệp điện và điện tử, chế biến gỗ, xây dựng, dịch vụ, viễn thông, …. PROTON được thành lập vào tháng 5 năm 1983. Proton có nhiệm vụ sản xuất ô tô nội địa (Saga, chịu trách nhiệm cho công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu vào những năm 1980. Ngoài ra, PROTON cũng chịu trách nhiệm cho 1) phát triển ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, 2) thúc đẩy sự tham gia của Malaysia vào lĩnh vực sản xuất.

VDP ban đầu thuộc thẩm quyền của Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp (MITI). Kể từ năm 1995, thẩm quyền được chuyển sang cho Bộ Phát triển Hợp tác xã và Doanh nghiệp (MED) để phát triển các doanh nghiệp Bumiputera. Tiền thân của VDP là Đề án Hợp phần Proton (PCS) vào năm 1988. Ban đầu, PROTON phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu hoặc các nhà cung cấp nước ngoài tại địa phương với phần lớn phụ tùng, vì vậy,PCS đã được đưa vào thực hiện nhằm mục đích cải thiện tình hình. Tóm tắt PCS như sau:



  • PROTON trở thành công ty neo và tuyển dụng người bán như những đối tượng đào tạo.

  • PROTON thực hiện hướng dẫn kỹ thuật theo hình thức thăm kiểm tra theo chu kỳ những người bán. Tại thời điểm đó, hoạt động QCD (Chất lượng, Chi phí, Giao hàng), thực hiện 2S&3M (có tổ chức, gọn gàng, không đồng nhất, không hợp lý, rác thải), các hoạt động 4M (Nhân lực, Vật liệu, Máy móc, Phương pháp) và TCA (Thành tựu chi phí mục tiêu) được đào tạo kỹ lưỡng. Đội ngũ nhân viên của Công ty Motor Mitsubishi cũng tham gia.

  • Vì mục đích hỗ trợ kỹ thuật cho người bán, việc kinh doanh phù hợp với các thầu phụ của Mitsubishi Motors đã được thực hiện.

  • Các phụ tùng của một chiếc xe của Proton Saga được cung cấp bởi duy nhất một người bán, vì vậy, cách làm này cũng được gọi là “Phương pháp tiếp cận nguồn lực đơn”, được phát triển.

  • Hợp tác xã Proton được thành lập nhằm mục đích làm tăng năng lực kỹ thuật của người bán và tăng cường củng cố mối liên kết ngang của ngành công nghiệp người bán.

Kể từ năm 1995, thẩm quyềnVDP được chuyển giao sang cho Bộ Phát triển Hợp tác xã và Doanh nghiệp (MED). Các ngành công nghiệp mục tiêu cũng được mở rộng từ công nghiệp ô tô tới ngành điện và điện tử và các ngành tương tự.

Trong VDP, bốn người chơi chính là 1) các công ty neo, 2) chính phủ trung ương (MITI, MED), 3) các tổ chức tài chính và 4) người bán trong mối quan hệ hợp tác với nhau. Tuy nhiên, những người bán có thể tham gia vào VDP bị giới hạn chỉ cho các doanh nghiệp “Bumiputera”. Do vậy, những công ty không phải “Bumiputera”, bao gồm những người bán gốc Trung Quốc, thì không đạt được lợi ích gì.



  1. Kế hoạch Tổng thể Công nghiệp hóa Quốc gia lần 2 (IMP2), 1996 - 2005

IMP2, được công bố vào tháng 11 năm 1996, dựa trên kế hoạch cấp cao hơn “Tầm nhìn 2020”. Trong đó, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc phát triển các DNNVV trong ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp điện, điện tử. Các ý tưởng trung tâm của IMP2 là “Phát triển Cụm công nghiệp” và “Sản xuất ++”. Đây là hai ý tưởng chủ đạo chịu ảnh hưởng của lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” của Michael E. Porter.

Cụm công nghiệp có những yếu tố sau đây Đó là, một ngành công nghiệp cốt lõi và các nhà cung cấp chủ chốt xung quanh nó, và cơ sở hạ tầng và hạ tầng hỗ trợ thể chế để hỗ trợ những điều đó. Các yếu tố cần thiết làm nền tảng kinh tế để mang lại tăng trưởng công nghiệp là 5 yếu tố sau: 1) nguồn nhân lực, 2 ) công nghệ, 3) ưu đãi tài chính, 4) dịch vụ hỗ trợ, 5) cơ sở hạ tầng vật chất và thiết bị. Trong Sản xuất ++, tầm quan trọng của việc chuyển sang các lĩnh vực giá trị gia tăng nhấn mạnh vào nghiên cứu và phát triển, thiết kế, phân phối và marketing. Sự chuyển đổi này đã được thực hiện cùng với chuỗi giá trị.



  1. Chương trình liên kết công nghiệp (ILP), 1998 -

ILP được định vị là trung tâm của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trong việc phát triển cụm công nghiệp theo IMP2. Tổng công ty Phát triển DNNVV (SMIDEC) có thẩm quyền đối với ILP. SMIDEC được thành lập vào năm 1996 như một cơ quan duy nhất để hỗ trợ các DNNVV. Vì một người bán bất kỳ cũng có thể tham gia nên không còn những trở ngại của Bumiputra. Các DNNVV, có 60% vốn Malaysia hoặc hơn, thì có thể tham gia. Thậm chí cả các công ty có gốc Trung Quốc cũng có thể tham gia. Những người bán tham gia vào trong ILP thì có vị thế tiên phong như một nhà sản xuất hàng hóa trung gian. Với vị thế này, họ sẽ được miễn thuế 5 năm, hoặc 60% của những ưu đãi giảm hoặc miễn thuế đầu tư. Đến cuối năm 2000 đã có 128 nhà cung cấp tham gia và 953 nhà cung cấp vào cuối năm 2002.

  1. Xem xét những nỗ lực của Malaysia

Những nỗ lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Malaysia được thảo luận theo cách sau. PCS là tiền thân của VDP và PROTON đảm nhiệm cương vị lãnh đạo. PCS được cho rằng là đã có những tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực kỹ thuật của người bán. Những nhân tố thành công của nó được cho là như sau:

  • Cam kết của chính phủ với việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô đặc biệt rõ ràng.

  • PCS là chính sách phát triển người bán kết nối trực tiếp với chính sách Bumiputra. Một chính sách quốc gia như vậy đã dẫn đến những cam kết nghiêm túc với PROTON, từ đó nâng cao sự nghiêm túc của công ty.

  • Mitsubishi Motors, là một liên doanh cũng bị yêu cầu phải nghiêm túc tương tự trong việc góp phần vào những nỗ lực của PROTON. Ý thức nghiêm túc của Mitsubishi Motors đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy một loạt các sáng kiến .

  • Các công ty neo, chính phủ và các tổ chức tài chính đã thúc đẩy hỗ trợ kỹ thuật cho người bán trong mối quan hệ hợp tác lẫn nhau. Kết quả là, sức mạnh của hệ thống PCS được củng cố.

Mặt khác, nhìn vào các công ty neo tham gia vào VDP, số lượng người bán “Bumiputra” mà các công ty neo thúc đẩy thực sự rất nhỏ (chỉ một đến năm người bán). Một số công ty neo vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu để mua sắm 80% các linh, phụ kiện của họ. Ngoài ra, đến cuối năm 1996, có 27 công ty neo không thúc đẩy được thậm chí một công ty nhà cung cấp. Với các công ty neo, việc thúc đẩy người bán không nghi ngờ gì nữa là một gánh nặng nghiêm trọng. Cụ thể là các công ty neo còn hạn chế trong việc thúc đẩy những người bán Bumiputera còn thua kém hơn so với những người bán khác như những người bán có vốn Trung Quốc về mặt công nghệ sản xuất sản phẩm và kỹ năng quản lý.

Các công ty neo và những người bán trong VDP duy trì được mối quan hệ thương mại của họ dưới dạng mối quan hệ “KEIRETSU” của Nhật Bản. Chính vì vậy, chỉ riêng một công ty neo phải thực hiện hỗ trợ xây dựng năng lực quản lý cho nhiều người bán. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng với các công ty neo. Do vậy, các công ty neo không tránh khỏi việc thu hẹp số lượng người bán mà nó có thể khuyến khích. Và nếu năng lực kỹ thuật của người bán đã được cải thiện nhưng vẫn không đạt được mục tiêu thì mối quan hệ kinh doanh cũng phải chấm dứt.

Thậm chí một số vấn đề khác cũng được chỉ ra từ phía người bán. Cụ thể là, những người bán đã quá phụ thuộc vào các công ty neo về mặt mua sản phẩm và hướng dẫn kỹ thuật. Ngoài ra, những người bán cũng bỏ qua mức độ cấp bách và nghiêm trọng của vấn đề. Chính vì vậy, trong suốt giai đoạn thực hiện VDP, một số người bán đã không thể hiện được hiệu quả được xác định trước đó.

Để nâng cao ý thức và sự cấp bách của người bán thì cần phải thúc đẩy đúng cách sự cạnh tranh lẫn nhau giữa những người bán. Tuy nhiên, cũng cần tăng số người bán để đáp ứng được các điều kiện cạnh tranh. Do vậy cần phải mở rộng quy mô của các ngành công nghiệp hỗ trợ để làm được điều đó.

Về nguyên tắc, hoạt động của các công ty thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ không nên được thực hiện trong mối quan hệ khép kín như hệ thống “KEIRETSU” kiểu Nhật, một hệ thống vốn dựa vào các công ty neo cụ thể. Các công ty thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ nên là một công ty chịu trách nhiệm cho việc thúc đẩy mỗi liên kết giữa các ngành công nghiệp. Do vậy, hỗ trợ kỹ thuật không nên chỉ phụ thuộc vào riêng các công ty neo mà còn là một nhu cần cần được giải quyết bởi toàn thể ngành công nghiệp.

Đối với ILP, số lượng các công ty tham gia nhỏ. Và nhận thức và ý thức về sự cấp bách của các công ty tham gia cũng không đạt được cấp độ như trong VDP. Nhìn chung thì không có các kết quả hữu hình. Một trong những lý do đó là thiếu đi yếu tố chính sách dân tộc - là một yếu tố đã luôn gắn liền với VDP.



  1. Tổng quát về những nỗ lực của Thái Lan

Một trong những đặc điểm chính của ngành công nghiệp ô tô và linh, phụ kiện ô tô Thái Lan là sự tích lũy của ngành công nghiệp linh, phụ kiện đã được hình thành trong một giai đoạn thời gian ngắn kể từ những năm 1980. Chúng đã và đang hỗ trợ các hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất ô tô. Số các nhà cung cấp phụ tùng ô tô đã lên tới 1.000 công ty vào năm 2000. Thêm nữa, các DNNVV khác hỗ trợ những nhà sản xuất nói trên đã tăng tới hơn 5.000 công ty.

Các nhà cung cấp lớn bao gồm một số nhà sản xuất Nhật Bản vào tháng 3 năm 2002. Cụ thể là, Denso (phụ kiện động cơ, điều hòa không khí), Toyoda Machine Works (phụ kiện tay lái tự lực), Aisin Seiki (linh, phụ kiện thân, phanh) và Toyota Boshoku (lọc dầu)

Trong bối cảnh này, sự tồn tại của chính sách công nghiệp ô tô của Chính phủ Thái Lan, hỗ trợ kỹ thuật dựa trên ODA của chính phủ Nhật Bản và các sáng kiến của Phòng Thương mại Nhật Bản tại Bangkok đã hữu hiệu đối với việc phân bổ trách nhiệm của các cơ quan liên quan và các công ty Nhật Bản.


  1. Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan (1960 – 1980)

  • Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp lắp ráp ô tô

Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chính sách dựa trên giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Trước tiên, vào những năm 1960, xe CBU được nhập khẩu và bán. Sau đó đến giai đoạn lắp ráp các linh, phụ kiện nhập khẩu (Sản xuất CKD). Ở giai đoạn này, Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) đóng một vai trò quan trọng.

"Luật Xúc tiến Đầu tư Công nghiệp mới” được ban hành vào năm 1960. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô được quy định như một ngành công nghiệp thúc đẩy đầu tư. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu theo hướng tư nhân được thúc đẩy. Vào năm 1962, “Luật Xúc tiến Đầu tư Công nghiệp mới” được sửa đổi. Sửa đổi luật quy định rằng thuế nhập khẩu với các linh, phụ kiện CKD bằng một nửa CBU và miễn thuế nhập khẩu hàng hóa và thiết bị.



  • Quy định Hàm lượng nội địa

Vào cuối những năm 1960, nhập khẩu linh, phụ kiện CKD tăng và thâm hụt thương mại cũng mở rộng. Vào thời điểm đó, trung tâm của chính sách phát triển công nghiệp ô tô được chuyển giao từ BOI sang Bộ Công nghiệp. Chính phủ Thái Lan đã thành lập “Hội đồng Phát triển công nghiệp ô tô” vào tháng 8 năm 1969. Quy định hàm lượng nội địa nhằm mục đích sản xuất nội địa các linh, phụ kiện ô tô được đưa ra. Bộ Công nghiệp công bố chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô vào năm 1971 với sự hợp tác của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Thái Lan (TAIA), quy định rằng tỷ lệ sử dụng các linh, phụ kiện trong nước phải cao hơn 25% kể từ năm 1975.

Vào năm 1975, có 14 công ty lắp ráp Nhật Bản hoạt động tại Thái Lan. Để đáp ứng quy định về hàm lượng nội địa, họ đã yêu cầu các nhà sản xuất linh, phụ kiện Nhật Bản tới Thái Lan. Lúc này, Phòng Thương Mại Nhật Bản tại Bangkok đã chấp nhận các nhà sản xuất linh, phụ kiện ô tô Nhật Bản. Tiểu ủy ban ô tô của Phòng Thương mại Nhật Bản tại Bangkok đã thúc đẩy việc chia sẻ thông tin lẫn nhau giữa các nhà sản xuất lắp ráp và các nhà sản xuất linh, phụ kiện. Ngành công nghiệp sản xuất dầu bôi trơn của Tập đoàn ô tô đã tỏ ra hiệu quả. Kết quả là vào tháng 6 năm 1975, đã thực hiện được tỷ lệ hàm lượng nội địa của xe hơi bốn bánh là 25% và của xe máy là 50%.



  • Tăng cường Quy định Hàm lượng Nội địa

Vào giữa những năm 1970, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Tháng 1 năm 1978, Bộ Thương mại đã thực hiện chính sách cấm nhập khẩu đối với xe hơi có động cơ nhỏ hơn 2.300cc. Bộ Công nghiệp quy định hàm lượng nội địa 65% đối với xe khách vào năm 1988 và 60% với xe thương mại vào năm 1988.

Để đáp lại điều này, các nhà sản xuất linh, phụ kiện Nhật Bản đã đầu tư vào Thái Lan. Cụ thể là trong những năm 1980 với sự tăng giá đồng yên do Thỏa ước Plaza, đầu tư của các nhà sản xuất linh, phụ kiện Nhật Bản tại Thái Lan đã có những bước tiến đáng kể.



  1. Tăng cường Chính sách Công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu (1981 – 1989)

  • Chính sách hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản

Vào những năm 1980, trong ngành công nghiệp ô tô Thái Lan, công nghiệp sản xuất linh, phụ kiện có khả năng cạnh tranh quốc tế đã phát triển và xuất khẩu đã được thúc đẩy. Năm 1982, ngân sách ODA được bơm vào JETRO và “Dự án Trung tâm Hợp tác Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại Các nước đang phát triển (dự án AC)” được thực hiện tại các nước ASEAN là một khu vực mục tiêu. Thông qua dự án này, việc hướng dẫn kỹ thuật bằng cách cử chuyên gia đến được tiến hành trong lĩnh vực chế biến kim loại, gia công, chế biến cao su và khuôn nhựa.

Vào năm 1986, “Kế hoạch Hợp tác Toàn diện Công Nghiệp Hóa Châu Á mới (Kế hoạch hỗ trợ mới)”, đã được đưa ra tại Thái Lan và Malaysia bởi Bộ Công nghiệp và Thương Mại Quốc tế Nhật Bản (METI). Tính năng của chương trình này là chia sẻ thông tin và trao đổi ý kiến một cách mật thiết, được thực hiện giữa phía Nhật Bản và các quan chức chính phủ địa phương từ khâu nghiên cứu và đề xuất.

Năm 1987 và 1990, là một phần của Kế hoạch Hỗ trợ mới, “Nghiên cứu Phát triển Công nghiệp Thái Lan” được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn của JICA. Bộ Công nghiệp và Cục Xúc tiến Công nghiệp Thái Lan (Sở Xúc tiến công nghiệp: DIP) cũng tham gia vào dự án nghiên cứu, nhờ đó đạt được sự hợp tác với Nhật Bản và trong lĩnh vực gia công khuôn, nhựa.


  1. Tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô (1990 – 1999)

  • Chính sách tự do hóa cục bộ

Kể từ cuối những năm 1980, nhu cầu đối với xe ô tô đã tăng mạnh theo sự bùng nổ kinh tế. Vì lý do này, hệ thống sản xuất và cung ứng đã không còn đáp ứng được nhu cầu. Để đáp lại sự mở rộng của thị trường ô tô trong nước, chính phủ Thái Lan đã bắt tay thực hiện chính sách tự do hóa trong thị trường ô tô. Vào năm 1993, việc thực hiện những biện pháp chính sách cụ thể như vậy đã gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu xe chở khách, bãi bỏ chính sách hạn chế đối với một số mẫu và loại xe, gỡ bỏ lệnh cấm mở cửa nhà máy lắp ráp mới, vân vân. Theo cách này, hầu như tất cả các quy định đối với ngành công nghiệp ô tô đã biến mất.

Cùng thời điểm đó, BOI đã quyết định đưa ra những ưu đãi thuế cho những công ty thành lập các nhà máy mới để lắp ráp ô tô và sản xuất linh, phụ kiện. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc vào việc xuất khẩu xe CBU. Đáp lại điều này, các nhà sản xuất lắp ráp Nhật Bản ví dụ như Toyota và Honda đã lần lượt thành lập các nhà máy mới. Giai đoạn này đã tạo ra tình huống mà trong đó các công ty sản xuất linh, phụ kiện có thể hưởng lợi từ quy mô nền kinh tế.



  • Chính sách tăng cường công nghiệp hỗ trợ

Hướng tới năm 1993 đến năm 1995, một dự án tiếp theo của “Kế hoạch Hỗ trợ mới” của Nhật Bản, “Nghiên cứu Kế hoạch Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ” được thực hiện. Trong đó đã đề xuất 1) Hệ thống thúc đẩy DNNVV, 2) mở rộng và củng cố “Trung tâm Gia công Máy – Kim loại (MIDI)”, 3) hỗ trợ tài chính cho các DNNVV. Từ năm 1994, Bộ Công nghiệp, vốn là trái tim của sự phát triển công nghiệp hỗ trợ đã bắt đầu “Chương trình Phát triển Nhà cung cấp Quốc gia: NSDP”.

Trong giai đoạn 1993 – 1994, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra một loại những ưu đãi như miễn thuế nhập khẩu, giảm thuế doanh nghiệp và nới lỏng các hạn chế về tỷ lệ đầu tư nước ngoài cho “Các ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng” thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ. Các hạng mục và các ngành là đối tượng ưu tiên thuế của Thái Lan là 14 ngành công nghiệp sau: ép khuôn, dụng cụ, rèn, đúc, công cụ, cắt, đánh bóng, thiêu kết, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt, trung tâm gia công, bộ nối điện, ắc qui NiCd có thể sạc lại và các phụ kiện nhựa kỹ thuật.

Các công ty tham gia vào bất kỳ ngành nào trong số 14 ngành công nghiệp này sẽ được hưởng những đặc quyền sau a) miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 8 năm, b) giảm nửa hoặc miễn thuế nhập khẩu thiết bị và c) miễn trừ khỏi hạn chế về tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài đến cuối năm 1996.

  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương