Báo cáo Nghiên cứu về Nâng cao Năng lực các Ngành Công nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam


Hình 3.11. Các cơ quan phụ trách của MOIT



tải về 1.76 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.76 Mb.
#35885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Hình 3.11. Các cơ quan phụ trách của MOIT

Nguồn: Nhóm tác giả biên soạn dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau

(3) Các cơ quan phụ trách và các chính sách liên quan hỗ trợ tài chính các DNNVV

Có 3 cơ quan sau là các tổ chức hỗ trợ tài chính doanh nghiệp các DNNVV tại Việt Nam, là: Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Kế hoạch Đầu tư quản lý (SMEDF), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Quỹ Bảo lãnh Tín dụng (CGF) ở cấp địa phương.



1) Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa: SMEDF

SMEDF được thành lập theo Quyết định số 601/QĐ-TTg của Thủ tưởng theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư. Ban quản trị của SMEDF bao gồm chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và 5 thành viên ban quản trị bao gồm Giám đốc SMEDF và các đại diện của các bộ và cơ quan sau như Bộ Tài chính (MOF), Ngân hàng Nhà nước, AED và Hiệp hội các DNNVV. SMEDF là một tổ chức tài chính cho các DNNVV. SMEDF cung cấp các khoản vay cho các DNNVV lên tới 70% tổng vốn đầu tư trong giới hạn không vượt quá 30 tỷ đồng. Thời hạn thanh toán khoản vay là 7 năm v) là dài nhất và lãi suất vay được Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng dự án.

Các yêu cầu đối với các DNNVV tại thời điểm vay được quy định như sau: 1) trình bày kế hoạch kinh doanh đầy đủ khả thi, 2) hiểu rõ luật dân sự và các khuôn khổ pháp lý có liên quan khác, 3) có đủ vốn cho dự án mà nguồn vốn này chiếm 20% hoặc hơn vốn chủ sở hữu của tổng nguồn vốn và 4) đủ khả năng thanh toán khoản vay.

2) Ngân hàng Phát triển Việt Nam: VDB.

VDB được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng theo đề xuất của Bộ trưởng MOF. Các chức năng và nhiệm vụ của VDB được quy định theo Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng. VDB được thành lập dưới hình thức tái cơ cấu DAF (Quỹ hỗ trợ phát triển) và VDB có hơn 2.500 nhân viên và 61 chi nhánh tại các tỉnh và thành phố. VDB là tổ chức tài chính dựa theo chính sách phụ trách đầu tư phát triển. Đây là một đặc điểm khác biệt với các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng và Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định số 14 quy định chi tiết các điều kiện bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV do VDB cung cấp tại thời điểm thực hiện các khoản vay cho các DNNVV với các ngân hàng thương mại. Theo Quyết định này, các loại hình kinh doanh mục tiêu được bảo lãnh tín dụng của các DNNVV bao gồm công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, các ngành công nghiệp liên quan tới khí gas hoặc nước nóng hoặc hơi nước hoặc điều hòa. Giới hạn bảo lãnh phải không vượt quá 15% tổng vốn của chi nhánh VDB. Ngoài ra, giới hạn bảo lãnh cho một người vay tối đa là 85% tổng vốn đầu tư. Phí bảo lãnh các DNNVV phải trả cho VDB là 0,5% tổng số tiền bao gồm số tiền bảo lãnh và lãi suất.



3) Quỹ Bảo lãnh Tín dụng: CGF

CGF là quỹ bảo lãnh tính dụng cho DNNVV tại mỗi tỉnh và thành phố. CGF về cơ bản là một tổ chức độc lập về tài chính. CGF hoạt động như một nhà bảo lãnh tín dụng của các DNNVV vốn là những doanh nghiệp khó vay được vốn từ các ngân hàng thương mại do không đủ tài sản thế chấp và mục tiêu của nó là nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các ngân hàng thương mại của các DNNVV. Sự thành lập CGF được quy định tại điều 7 của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP. Việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cũng được khuyến kích trong điều 7, khoản 1 của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 90. Quyết định của Thủ tướng số 193/QĐ-TTg quy định chi tiết hoạt động của CGF bao gồm các điều kiện và điều khoản như trình bày trong bảng sau.




Cơ cấu

  • Hoạt động như một tổ chức tài chính độc lập. Cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban giám đốc.

  • Tất cả các thành viên nói trên phải được chỉ định hoặc sa thải theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc thành phố.

Các DNNVV mục tiêu

  • Tất cả các loại DNNVV, Hợp tác xã, cá nhân hoặc hộ kinh doanh, nông dân, ngư dân và các hộ kinh doanh khác.

Yêu cầu tài sản với việc Bảo lãnh các DNNVV

  • Tài sản tương đương để thế chấp có giá trị hơn 30% tổng khoản vay.

Nội dung bảo lãnh

  • Bảo lãnh tối đa 85% giá trị chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp của các DNNVV.

  • Tuy nhiên, giá trị bảo lãnh không vượt quá 15% tổng tài sản của cơ quan bảo lãnh.

Phí

  • 50.000VND / một bộ đơn và thanh toán thường niên 0,8% giá trị bảo lãnh

Nguồn: Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg cuat Thủ tướng


      1. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ được coi như là văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam nhằm khuyến khích công nghiệp hỗ trợ đã xuất hiện để thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ vào ngày 24 tháng 2 năm 2011. Trong văn bản pháp lý này, định nghĩa về ngành công nghiệp hỗ trợ và các loại ngành công nghiệp được bao gồm trong công nghiệp hỗ trợ lần đầu tiên được quy định rõ ràng. Cụ thể là, công nghiệp hỗ trợ được định nghĩa là “một ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc các sản phẩm tiêu dùng.” Công nghiệp hỗ trợ được xác định là 6 ngành công nghiệp là 1) sản xuất cơ khí, 2) điện – thông tin, 3) sản xuất và lắp ráp ô tô, 4) dệt may, 5) da giày và 6) công nghiệp công nghệ cao

Trong Quyết định số 1483/2011/QĐ-TTg, các lĩnh vực và sản phẩm là đối tượng của công nghiệp hỗ trợ được quy định chi tiết, trong Thông tư số 96/2011/TT-BTC nêu rõ các chính sách ưu đãi công nghiệp hỗ trợ, trong văn bản chính thức số 9734/BCT-CCNg của MOIT cũng quy định rõ các chính sách ưu đãi công nghiệp hỗ trợ áp dụng cho quy trình xin áp dụng và các tổ chức được công nhận. Trong văn bản này việc thành lập ủy ban đánh gia dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nhiệm vụ của ủy ban này là xem xét và đánh giá các dự án công nghiệp hỗ trợ để phát triển trên cơ sở ưu tiên và để xây dựng một hệ thống báo cáo tới Thủ tướng. Thứ trưởng Bộ Công thương được quy định làm chủ tịch và các đại diện của các bộ và cơ quan liên quan (MOIT, MOF, MOST, Bộ Thông tin Truyền thông (MIC), Bộ Tài nguyên Môi trường (MONRE), Bộ Tư Pháp (MOJ), VDB, vân vân) là các thành viên hội đồng. Ngoài ra, Quyết định số 1556/QĐ-TTg của Thủ tướng phê chuẩn một loạt các luật và quy định quy định chính sách thúc đẩy phát triển DNNVV trong quá khứ và kế hoạch hành động đã được thể hiện rõ trong Phụ Lục của Quyết Định. Trong những năm gần đây, năm 2015, Nghị Định số 111/2015/NĐ-CP đã trở thành văn kiện pháp lý duy nhất liên tục quy định các chính sách ưu đãi được bao hàm trong các luật và quy định hiện tại. Do đó Nghị định số 11 không có các biện pháp và ưu đãi mới đặc biệt trong đó.



3.3 Các thách thức của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Như thảo luận trong các chương trước, các chính sách hỗ trợ các DNNVV và chính sách hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã được thực hiện bởi một số cơ quan trung ương và địa phương. Trong đây, thực tế hoạt động và các vấn đề về chính sách DNNVV và chính sách công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam được thảo luận như sau.



(1) Sự phối hợp không thích đáng giữa các cơ quan liên quan.

Nội dung chính sách DNNVV đang được thực hiện bởi các bộ và cơ quan địa phương là hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, đào tạo, cung cấp thông tin, hỗ trợ tìm kiếm doanh nghiệp và phát triển cơ sở dữ liệu DNNVV. Đây dường như là những biện pháp tương tự nhau và những biện pháp này cũng đã được thực hiện một cách độc lập bởi mỗi sở và mỗi tổ chức (Aoyama, 2013). Ngoài ra, ngay cả khi chỉ quan sát các tổ chức thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, các cơ quan giống nhau như TAC và trung tâm hỗ trợ DNNVV cũng đã được thành lập trùng lặp tại mỗi thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và cung cấp hầu hết các dịch vụ tương tự nhau. Tình huống tương tự cũng được quan sát thấy trong chính sách Khuyến công của hàng loạt các cơ quan của MOIT. Cụ thể là IPC1 đặt tại khu vực miền bắc và Trung tâm khuyến công thành lập tại mỗi tỉnh trong cùng khu vực miền bắc phải đối mặt với những rủi ro của việc cung cấp các dịch vụ chồng chéo nhau. Trong số những cơ quan và tổ chức này, có rất ít nỗ lực được thực hiện để đạt được sự điều chỉnh tương thích với nhau. Do vậy, việc thực hiện chính sách thực tế trở nên kém hiệu quả về việc phân bổ nguồn lực và vốn.



(2) Lệch pha giữa nhu cầu kỹ thuật của DNNVV và việc cung cấp các dịch vụ thực tế.

Nội dung các dịch vụ do các cơ quan của Bộ Kế hoạch Đầu tư và MOIT bao gồm tư vấn về quy trình xin giấy phép đầu tư, cách viết một mẫu đăng ký và công bố các văn bản pháp luật có liên quan. Vì vậy hầu hết nội dung các dịch vụ thiên về tư vấn thủ tục hành chính. Có thể nói rằng nhu cầu kỹ thuật của các DNNVV là các kỹ năng quản lý sản xuất tiên tiến và công nghệ sản xuất để thiết lập được mối quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây chính là những bí quyết kỹ thuật phù hợp với thực tế sản xuất. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các dịch vụ kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu của các DNNVV có thể không được cung cấp đầy đủ. Lý do chính của những vấn đề này là sự thiếu cả về (i) nhân viên kỹ thuật đủ năng lực để xử lý các vấn đề kỹ thuật và (ii) đầy đủ tiện nghi và thiết bị để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật phù hợp. Trên thực tế, các DNNVV địa phương không đủ năng lực để tham gia vào chuỗi cung cấp của các doanh nghiệp FDI, cụ thể là MNCs tại Việt Nam, thậm chí kể cả những doanh nghiệp hoạt động trên các ngành công nghiệp trong GVCs như dệt may, da giày và điện tử.



(3) Tần suất sử dụng các trung tâm hỗ trợ DNNVV thấp

Chính quyền địa phương đang vận hành trung tâm hỗ trợ DNNVV và các trung tâm khuyến công tại mỗi một tỉnh, thành phố, tuy nhiên, nhận thức của các DNNVV về sự tồn tại của những cơ sở này có thể rất thấp. Chính vì vậy, tần suất sử dụng các cơ sở này cũng rất thấp. Một trong những lý do của việc này có thể là do các hoạt động quan hệ công chúng mà các cơ quan quản lý các cơ sở này cũng như các chính quyền địa phương thực hiện là chưa đủ.



(4) Chu kỳ PDCA của các hoạt động hỗ trợ các DNNVV không đầy đủ

Với các hoạt động hỗ trợ các DNNVV được thực hiện bởi DPI và DOIT tại các tỉnh thành, không hề thấy bất kỳ sự giám sát và đánh giá thành quả của các hoạt động này, các vấn đề và các điểm cần cải thiện cũng như hoạt động phản hồi của các kết quả. Không có cái gọi là chu kỳ PDCA (Kế hoạch – Làm – Kiểm tra – Hành động) thì không thể chỉ ra hiện trạng một cách phù hợp. Do vậy không thể phát hiện ra sự không phù hợp giữa nhu cầu của người sử dụng và việc cung cấp dịch vụ hiện tại. Trong hầu hết các trường hợp, hầu hết các cơ quan chính phủ có xu hướng sử dụng nhiều thời gian, nguồn nhân lực và nguồn vốn vào việc văn bản hóa các luật và quy định cũng như hoạch định chính sách thúc đẩy phát triển các DNNVV. Điều này có nghĩa các nguồn lực đáng kể đã được dùng vào giai đoạn “P” – Kế hoạch của chu kỳ PDCA. Tuy nhiên, “D” – Làm thực sự rất yếu và “C” – Kiểm tra hầu như không được thực hiện. Do đó, gần như không đạt được “A” – Hành động nào cả.



(5) Các chính sách hỗ trợ tài chính DNNVV chồng chéo

Hầu như trong các chính sách hỗ trợ tài chính DNNVV, các cơ sở tài chính lớn, ví dụ như Quỹ phát triển DNNVV do Bộ Kế hoạch Đầu tư điều hành, các dịch vụ bảo lãnh tín dụng do VDB cung cấp và CGF do các cơ quan địa phương quản lý được cung cấp một các chồng chéo. Việc chia sẻ chức năng giữa chúng không được xác định rõ ràng và việc sử dụng nguồn vốn cũng không hiệu quả. Ngoài ra, nhận thức của các DNNVV về sự có mặt của những cơ sở này còn thấp và do vậy việc sử dụng của các DNNVV cũng không đủ.



(6) Một số vấn đề tồn tại trong việc thành lập CGF và hoạt động của nó

Việc thành lập các CGF được khuyến khích tại các tỉnh, thành phố phù hợp với Quyết định số 115, sửa đổi quyết định số 193 năm 2001 của Thủ tướng. Cho đến nay 12 năm đã trôi qua, tuy nhiên, số các tỉnh, thành phố đã thành lập CGF vẫn chỉ khoảng 10 trong số 63 tỉnh, thành trên toàn Việt Nam. Một trong những lý do của việc này có thể là do trở ngại về điều kiện tài sản đối với việc thành lập CGF là 30 tỷ đồng (Hoàng, 2012). Thật vậy, hiện nay, việc quản lý thành lập CGF vô cùng mơ hồ. Do vậy khó mà hy vọng rằng nó có thể hoạt động tốt. Ngoài ra, cũng không có sự bố trí bất kỳ một nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp nào có năng lực xem xét đánh giá tính hợp lệ của người sử dụng. Do vậy dẫn đến hệ thống xem xét không hiệu quả cùng với kết quả kiểm tra không đáng tin.



(7) Tần suất sử dụng thực tế CGF thấp

Con số người sử dụng CGF vẫn ở mức thấp. Bởi vì các yếu tố a) quy mô tài sản của CGF nhỏ, do vậy giá trị bảo lãnh không được thiết lập đủ cho các DNNVV, b) các tổ chức tài chính không tin tưởng chức năng bảo lãnh của CGF, điều này có nghĩa là CGF không được chấp nhận rộng rãi bởi các tổ chức tài chính, 3) CGF yêu cầu các điều kiện thế chấp cao hơn với các DNNVV. Chính vì vậy mà các DNNVV gần như không thể đáp ứng các điều kiện bảo lãnh. Do vậy mà có rất ít các DNNVV có thể tận hưởng được các dịch vụ của CGF.



3.4 Các thách thc dưới góc độ kinh tế

Như đã thảo luận ở trước, hội nhập kinh tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, đặc biệt trong việc tăng cường các ngành công nghiệp có chọn lọc như dệt may, điện tử, v.v. do giảm thuế (Bảng 3). Kết quả là, tổng khối lượng xuất khẩu đã tăng đáng kể và Việt Nam đã trở thành một nước có thặng dư thương mại (Hình 8). Nhìn chung, Việt Nam có các lợi thế cạnh tranh của những ngành công nghiệp như dệt may, điện tử, giày dép. Vậy nếu tận dụng những lợi thế này và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của những sản phẩm này, Việt Nam có cơ hội để phát triển công nghiệp. Nếu vậy, Việt Nam phải phát triển CNHT (CNHT).


Bảng 3.1. Lợi ích của việc gia nhập TPP



% tổng xuất khẩu

Mức thuế

Sau TPP

Giày dép

7

38%

0

May mặc

14

17%

0

Hải sản đông lạnh

4

5%

0 sau 5 năm

Nguồn: Website của chính phủ New Zealand



Hình 3.12. Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại 2009-2016 (triệu USD)

Nguồn: CIEM (2016).
Ghi chú: Xuất khẩu và nhập khẩu được thể hiện bên trục trái và cán cân thương mại bên trục phải.

Tuy nhiên, trên cơ sở những cơ hội thì cũng có một số thách thức cho CNHT Việt Nam, cụ thể là:



Thứ nhất, CNHT của Việt Nam vẫn còn yếu dẫn đến tăng cao nhập khẩu các mặt hàng trung gian. Chi phí sản xuất của những sản phẩm “sản xuất tại Việt Nam” cao so với nước Châu Á khác, và không có tính cạnh tranh cần thiết. Nguyên nhân là, các công ty lắp ráp, gia công ngoài không sử dụng các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam mà sử dụng các sản phẩm này dựa vào nhập khẩu từ các nước khác. Trên thực tế, theo MOIT, CNHT gần đây phải nhập khẩu gần 80% nguyên vật liệu, phụ tùng và linh kiện. Tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam là 32,1% trong năm 2015, giảm nhẹ so với năm 2014. Tuy vậy, tỷ lệ này cao hơn so với Phi-lip-pin, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước khác. (Hình 9).



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương